Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Khách sạn Centre Point nơi lý tưởng để ở trong những ngày viếng thăm Đà Nẵng
    Tin Thế Giới
Tổng thống Ukraine bất ngờ tới 'chảo lửa', Nga cảnh báo 'đáp trả tương xứng'
    Tin Việt Nam
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Namibia
    Tin Cộng Đồng
Bảo hộ, hỗ trợ công dân Việt Nam được giải cứu ở Myanmar về nước
    Tin Hoa Kỳ
Khoảnh khắc giữa ông Trump và con trai Musk gây bão
    Văn Nghệ
Tóc Tiên giành ngôi quán quân Chị đẹp đạp gió mùa 2
    Điện Ảnh
Đồng nghiệp, người thân tiễn biệt Quý Bình: 'Anh là ánh sáng của sự tử tế'
    Âm Nhạc
MC Anh Tuấn gây sốt
    Văn Học
Một học sinh Việt Nam đạt điểm toán cao nhất thế giới

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
'Nhiều hơn tất cả dầu mỏ trên Trái Đất': Nga tìm thấy một mỏ dầu khổng lồ… ở một quốc gia khác
Nga phát hiện mỏ dầu khổng lồ tại Nam Cực, trữ lượng 511 tỷ thùng, gấp 10 lần Biển Bắc.

Trong bối cảnh nhiều trữ lượng dầu khí tại Lãnh thổ Nam Cực thuộc Anh đã được phát hiện, Nga cũng được cho là đã tìm thấy một mỏ dầu khổng lồ tại khu vực này, làm dấy lên lo ngại về khả năng khai thác.

Theo báo cáo, trữ lượng này có thể lên tới 511 tỷ thùng dầu, gấp 10 lần tổng sản lượng dầu từ Biển Bắc trong 50 năm qua. Những phát hiện này, khi được trình bày trước Ủy ban Kiểm toán Môi trường của Quốc hội Anh, đã đặt ra nhiều câu hỏi về mục đích thực sự của các tàu nghiên cứu Nga.

Mặc dù Hiệp ước Nam Cực năm 1959 nghiêm cấm khai thác dầu, các chuyên gia lo ngại rằng các cuộc khảo sát địa chấn của Nga chỉ là bước đệm cho kế hoạch khai thác thương mại trong tương lai, bất chấp tuyên bố của Moscow rằng hoạt động này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học.

Tham vọng địa cực: Nghiên cứu khoa học hay tìm kiếm dầu mỏ?

Công ty thăm dò địa chất Rosgeo của Nga đã điều tàu Alexander Karpinsky đến khu vực này để thực hiện các khảo sát địa chấn. Moscow khẳng định hoạt động này hoàn toàn mang tính khoa học, song nhiều chuyên gia cho rằng đây là bước chuẩn bị cho khai thác dầu khí.

"Điều này làm lung lay nguyên tắc hợp tác toàn cầu vốn tồn tại lâu nay ở khu vực này", Giáo sư Klaus Dodds, chuyên gia địa chính trị tại Đại học Royal Holloway, nhận định. Ông cho rằng các hoạt động của Nga không chỉ thách thức quy chuẩn về nghiên cứu địa chấn mà còn thể hiện chiến lược dài hạn nhằm khai thác nguồn tài nguyên chưa được khai thác tại Nam Cực.

Trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu hóa thạch toàn cầu gia tăng và các lệnh trừng phạt tác động mạnh đến nền kinh tế Nga, một cơ hội đầy tiềm năng đang nằm ngay dưới lớp băng giá. Nếu thành công, hoạt động khai thác dầu tại Nam Cực có thể mang lại lợi ích lớn cho Moscow.

Khí hậu khắc nghiệt của Nam Cực từ lâu đã là rào cản tự nhiên đối với hoạt động khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang khiến băng tan nhanh chóng, giúp tiếp cận những khu vực trước đây gần như không thể khai thác. Sự thay đổi này đã kích thích sự quan tâm không chỉ của Nga mà còn của nhiều quốc gia khác đối với nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào của Nam Cực.

Cuộc cạnh tranh địa chính trị: Ai sẽ kiểm soát Nam Cực?

Hệ thống Hiệp ước Nam Cực từ lâu được coi là một mô hình hợp tác quốc tế hiệu quả, duy trì châu lục này như một khu vực dành riêng cho hòa bình và khoa học. Tuy nhiên, những căng thẳng địa chính trị gần đây cho thấy thỏa thuận này có thể đối mặt với nhiều thách thức lớn trong tương lai.

Các quốc gia có tuyên bố chủ quyền lâu đời tại Nam Cực như Argentina và Chile đã phản ứng gay gắt trước hoạt động của Nga. Chile thậm chí đã triển khai các biện pháp phòng ngừa, đặt lực lượng phòng vệ trong tình trạng cảnh giác cao và tổ chức họp an ninh tại căn cứ Nam Cực của nước này để tái khẳng định chủ quyền.

Bất chấp những tuyên bố cứng rắn, nhiều chuyên gia lo ngại rằng cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt về tài nguyên có thể làm suy yếu hiệp ước, khiến mục tiêu bảo tồn bị lu mờ trước lợi ích kinh tế và chính trị.

Băng tan do biến đổi khí hậu không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận tài nguyên mà còn đe dọa hệ sinh thái toàn cầu. Các nhà khoa học cảnh báo rằng ngay cả một sự mất mát nhỏ từ dải băng Đông Nam Cực cũng có thể làm thay đổi đáng kể mô hình lượng mưa toàn cầu, gây bất ổn khí hậu nghiêm trọng.

Washington thay đổi chính sách: Tái khẳng định cam kết với Nam Cực

Nam Cực từ lâu được coi là biểu tượng của hợp tác khoa học quốc tế, nhưng môi trường địa chính trị hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức đối với cơ chế quản lý khu vực này. Hiệp ước Nam Cực không phải là một hiệp ước của Liên Hợp Quốc, do đó có nhiều ý kiến cho rằng cần đưa hiệp ước này vào một khuôn khổ đa phương rộng hơn để đảm bảo tính ràng buộc và thực thi hiệu quả hơn.

Việc ngoại giao khoa học đóng vai trò như một công cụ để vượt qua xung đột không phải chưa từng có tiền lệ. Trạm nghiên cứu Vernadsky, ban đầu thuộc sở hữu của Anh, đã được chuyển giao cho Ukraine vào năm 1996, cho thấy cách hợp tác khoa học có thể giúp xoa dịu căng thẳng địa chính trị. Được đặt theo tên nhà khoa học Nga - Ukraine Vladimir Vernadsky, trạm nghiên cứu này là một minh chứng cho khả năng hợp tác khoa học vượt qua ranh giới chính trị.

Gần đây, Mỹ đã thể hiện sự quan tâm chiến lược ngày càng lớn đối với Nam Cực. Chính quyền Washington đã tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua Hệ thống Hiệp ước Nam Cực trong một bản ghi nhớ an ninh quốc gia được công bố vào tháng 5. Nếu các cường quốc toàn cầu ưu tiên hợp tác đa phương, Nam Cực có thể tiếp tục là một khu vực dành cho khoa học thay vì trở thành mặt trận mới trong cuộc chạy đua khai thác tài nguyên.

Hiệp ước Nam Cực đang đối mặt với thách thức lớn khi Nga phát hiện trữ lượng dầu khổng lồ tại đây. Moscow khẳng định mục đích của mình là nghiên cứu khoa học, nhưng giới quan sát lo ngại một cuộc đua khai thác tài nguyên có thể sớm nổ ra.

Khi biến đổi khí hậu đang định hình lại hành tinh, thế giới đứng trước lựa chọn: tiếp tục bảo tồn Nam Cực hay nhượng bộ trước áp lực kinh tế và lợi ích khai thác?
DanQuyen.com (Theo congluan.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Ukraine bất ngờ tới 'chảo lửa', Nga cảnh báo 'đáp trả tương xứng' (22-03-2025)
    Mỹ cố gắng ngăn chặn xung đột vũ trang với Iran bằng cách xây dựng lòng tin (22-03-2025)
    Israel trút mưa hỏa lực xuống Lebanon, Trung Đông lại nóng rực (22-03-2025)
    Rút Mỹ khỏi nhiều tổ chức quốc tế, Tổng thống Trump ủng hộ gia nhập Khối thịnh vượng chung (22-03-2025)
    Người Ukraine lên tiếng về chiến dịch tấn công vùng Kursk (22-03-2025)
    Đặc phái viên của ông Trump nói Nga '100%' không muốn tấn công châu Âu (22-03-2025)
    Nga tập hợp phái đoàn hùng mạnh trước cuộc đàm phán căng thẳng với Mỹ (21-03-2025)
    Tham vọng 'Châu Âu trước tiên' (21-03-2025)
    Ukraine tấn công dữ dội vào vùng Saratov, sân bay Nga bốc cháy (20-03-2025)
    Nước láng giềng với Nga lãnh đạo 'liên minh bảo vệ dân sự' để hỗ trợ Ukraine (20-03-2025)
    Thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine bất ngờ mất hút (20-03-2025)
    Ukraine tấn công quy mô lớn nhất vào căn cứ không quân Engels của Liên bang Nga (20-03-2025)
    Thế khó của Tổng thống Pháp sau khi Tổng thống Nga yêu cầu Mỹ chấm dứt hỗ trợ Ukraine (20-03-2025)
    Kiev nêu kỳ vọng đối với Moskva trước cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga - Mỹ (18-03-2025)
    Khả năng Ukraine hưởng khối tài sản 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng ở châu Âu (18-03-2025)
    Israel không kích khắp Gaza, hơn 400 người thiệt mạng (18-03-2025)
    Nga công bố chi tiết về cuộc điện đàm Trump - Putin (18-03-2025)
    Tổng thống Ukraine Zelensky ký luật điều quân tới quốc gia khác (17-03-2025)
    Ông Trump công bố thời điểm điện đàm với Tổng thống Putin về chấm dứt chiến tranh (17-03-2025)
    Tướng Nga nói quân đội Ukraine tổn thất nặng ở Kursk dù tử thủ ở 3 khu định cư (17-03-2025)

Các bài viết cũ:
    Ông Trump yêu cầu Mật vụ cung cấp toàn bộ thông tin 2 vụ ám sát (09-02-2025)
    Tổng thống Mỹ Donald Trump tặng tổng thống Nga 3 'món quà' lớn? (09-02-2025)
    Ellon Musk bị 'tố' loan tin giả nói USAID trả tiền cho người ủng hộ ông Zelensky (08-02-2025)
    Brazil trong vai trò Chủ tịch BRICS 2025 - Ưu tiên thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm (08-02-2025)
    Hé lộ nguồn tài nguyên là 'nhân tố bí ẩn' của kế hoạch tiếp quản Gaza (06-02-2025)
    Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc không thăm chồng trong tù? (06-02-2025)
    Người Ấn Độ đổ xô tới đền thiêng 'xin visa Mỹ' (04-02-2025)
    Tình báo Hàn Quốc tiết lộ lý do binh sĩ bên thứ bất ngờ 'mất tích' ở Kursk của Liên bang Nga (04-02-2025)
    Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình với Liên bang Nga (02-02-2025)
    Ukraine nói quân Nga 'mắc kẹt' ở Donetsk, muốn Mỹ và EU tham gia đàm phán (02-02-2025)
    Hành động không thể cứu vãn của ông Trump (02-02-2025)
    Hamas thả thêm 3 con tin để đổi lấy tự do cho hơn 180 tù nhân Palestine ở Israel (01-02-2025)
    Nga lên tiếng đáp trả 'tối hậu thư' của Tổng thống Donald Trump (01-02-2025)
    Ukraine tố Nga phóng loạt vũ khí, tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc (01-02-2025)
    Khi chiến sự chưa có hồi kết, Ukraine lại đối mặt với xung đột nội bộ về vũ khí (01-02-2025)
    Tổng thống Panama cứng rắn bác bỏ khả năng thảo luận về kênh đào Panama với Mỹ (30-01-2025)
    Thông tin mới nhất về thảm họa hàng không lịch sử của nước Mỹ, Nga đã có phản ứng (30-01-2025)
    Với DeepSeek, Trung Quốc định hình 'vận mệnh quốc gia', phá vỡ định kiến cũ, gây đau đớn cho 'kỳ phùng địch thủ' (30-01-2025)
    Israel hoãn việc thả tù nhân sau cuộc trao trả con tin hỗn loạn (30-01-2025)
    Tòa án Ukraine đóng băng tài sản trị giá 50 triệu USD của tài phiệt Nga (30-01-2025)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Anh Xẩm


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 160794022.