Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Khách sạn Centre Point nơi lý tưởng để ở trong những ngày viếng thăm Đà Nẵng
    Tin Thế Giới
Tổng thống Ukraine bất ngờ tới 'chảo lửa', Nga cảnh báo 'đáp trả tương xứng'
    Tin Việt Nam
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Namibia
    Tin Cộng Đồng
Bảo hộ, hỗ trợ công dân Việt Nam được giải cứu ở Myanmar về nước
    Tin Hoa Kỳ
Khoảnh khắc giữa ông Trump và con trai Musk gây bão
    Văn Nghệ
Tóc Tiên giành ngôi quán quân Chị đẹp đạp gió mùa 2
    Điện Ảnh
Đồng nghiệp, người thân tiễn biệt Quý Bình: 'Anh là ánh sáng của sự tử tế'
    Âm Nhạc
MC Anh Tuấn gây sốt
    Văn Học
Một học sinh Việt Nam đạt điểm toán cao nhất thế giới

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Kỳ thú 'vương quốc rắn' Đồng Tâm
'Việc nuôi dưỡng, chăm sóc rắn, nhất là các loại rắn độc, vừa vất vả mà cũng rất nguy hiểm. Trong đó, chăm sóc hổ mang chúa là cực nhất. Loài này tuy có kích thước, trọng lượng lớn nhưng lại rất nhanh nhẹn', thượng úy Nguyễn Danh Hiếu chia sẻ.

Nơi bảo tồn hàng nghìn con rắn thuộc hơn 40 loài

Có kinh nghiệm gần 20 năm là nhân viên Đội nuôi con thuốc - Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9 (hay còn gọi là Trại rắn Đồng Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), thượng úy Nguyễn Danh Hiếu cho biết, thời gian đầu mới làm việc tại trung tâm cũng có nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, hằng ngày, khi được tiếp xúc với các loài rắn, bản thân anh tự học hỏi, trau dồi kiến thức và được sự hỗ trợ của đồng nghiệp nên cảm giác rụt rè, thậm chí sợ hãi với các loài rắn dần biến mất. Giờ đây, anh gần như hiểu tường tận tập tính của từng loài rắn, qua đó giúp cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc rắn luôn đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối.

Đưa chúng tôi đến chuồng nuôi con rắn hổ mang chúa 12 tuổi với chiều dài hơn 3m và nặng hơn 13kg, anh Hiếu cho hay, đây là "bạn" rắn lớn nhất trung tâm. Hàng ngày, anh cùng các đồng nghiệp sẽ đảm nhận công việc kiểm tra, vệ sinh chuồng trại, thường trong khoảng 1 tuần sẽ cho rắn ăn 1 lần. "Việc chăm sóc các loài rắn tại trung tâm luôn phải kỹ càng, cẩn thận, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Công việc cũng có nhiều khó khăn nhưng bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi để giúp cho công việc được tốt", thượng úy Hiếu nói và cho hay, vào dịp Tết, do trung tâm đón lượng khách du lịch rất đông nên mọi người đều cắt cử, thay phiên nhau làm việc. Dù cường độ công việc cao nhưng bản thân anh luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, cố gắng phục vụ tốt nhất cho du khách du Xuân đón Tết.

Thành lập vào ngày 27/10/1977, Trại rắn Đồng Tâm được xem là "vương quốc" của các loài rắn ở Việt Nam, đang bảo tồn hàng nghìn con rắn thuộc hơn 40 loài khác nhau, trong đó có nhiều loài rắn cực độc, cực hiếm. Dạo một vòng quanh khu vực nuôi dưỡng, có thể dễ dàng bắt gặp những loài rắn với nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau như rắn hổ mang chúa, hổ mang đất, rắn lục, cạp nia, trăn...

Thiếu tá Nguyễn Hữu Viên, Đội trưởng Đội nuôi con thuốc - Trại rắn Đồng Tâm, cho biết, dù công việc nuôi dưỡng, chăm sóc rắn và các loài thú khác tại trung tâm vất vả, nguy hiểm nhưng có một điều thuận lợi là mọi người đều đam mê với công việc. "Làm công việc này bắt buộc mọi người phải chuyên tâm, nhiệt tình, bởi nếu không sẽ rất dễ xảy ra tai nạn, hoặc con thú sẽ bị bệnh, chết. Vào dịp Tết, do lượng khách đông nên mọi người đều cố gắng làm việc. Anh em nào nhà xa thì có thể về quê, ai ở lại thì luôn nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. Đơn vị cũng có tổ chức đón Giao thừa nên rất vui, ấm cúng", thiếu tá Nguyễn Hữu Viên chia sẻ.

Điểm đến độc đáo cho du khách

Không chỉ nuôi dưỡng, bảo tồn các loài rắn, Trại rắn Đồng Tâm có khi còn điều trị cho người dân bị rắn cắn và là một trong những điểm đến du lịch độc đáo, hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Vào năm 2005, bảo tàng rắn trực thuộc trại rắn được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam.

Thiếu tá Mai Thái Hiền, Phó Bộ phận hướng dẫn du lịch - Trại rắn Đồng Tâm, cho biết, với đa dạng các loài rắn cũng như với nhiều hoạt động hấp dẫn, trung tâm luôn là điểm đến được nhiều du khách trong nước và quốc tế lựa chọn.

Không chỉ giới thiệu về đặc trưng và tập tính các loài rắn, những nhân viên đảm nhận công việc hướng dẫn như chị Hiền còn giúp du khách nhận biết được các loại rắn độc và rắn không độc; cách sơ cấp cứu trong trường hợp không may bị rắn độc cắn...

"Là phụ nữ, thời gian đầu làm công việc tại trung tâm, bản thân tôi cũng hồi hộp, lo lắng lắm. Nhưng theo thời gian, khi được tiếp xúc, nhận diện được các loài rắn và cách xử trí khi bị rắn cắn thì dần dần cảm thấy yêu thích công việc đang làm. Hôm nào không được bế bé trăn, bé rắn không độc trên tay thì buồn lắm", thiếu tá Mai Thái Hiền nói và cho biết thêm, vào những ngày lễ Tết thì công việc của bộ phận hướng dẫn du lịch rất bận rộn do lượng khách đông, thời gian làm việc hằng ngày cũng kéo dài hơn so với ngày thường. Thế nhưng, ai cũng cảm thấy vui vì du khách đã tin tưởng lựa chọn trại rắn là điểm đến để du Xuân; vui vầy cùng người thân.

Trong khi đó, Trung tá - Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Minh Tâm, Phó Chủ nhiệm Khoa Điều trị rắn cắn - Trại rắn Đồng Tâm, cho hay, hằng ngày, cán bộ, nhân viên trong khoa thực hiện công việc cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân bị rắn cắn. Trung bình mỗi năm, khoa tiếp nhận điều trị cho khoảng từ 1.200 - 1.300 bệnh nhân bị rắn cắn. Vào dịp Tết, cũng giống như các cơ sở y tế khác, tại khoa luôn có nhân viên trực 24/7. Theo bác sĩ Tâm, vào dịp lễ Tết, khoa cũng tiếp nhận, điều trị cho không ít trường hợp bị rắn độc cắn, trong đó có những ca nặng do đến muộn.

"Cũng có không ít người dân vì hiểu biết còn hạn chế nên khi bị rắn cắn không đến bệnh viện, trung tâm điều trị ngay mà lại sử dụng các phương pháp không có cơ sở khoa học dẫn đến diễn tiến nặng. Khi gặp những trường hợp này, chúng tôi đều khẩn trương đem hết khả năng, năng lực để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Bản thân tôi rất vui khi đã giúp nhiều bệnh nhân từ nguy kịch có được sức khỏe bình thường trở lại", Trung tá - Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Minh Tâm chia sẻ.

Thượng tá Nguyễn Hồng Phúc, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Trại rắn Đồng Tâm, cho biết, trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Trại rắn Đồng Tâm được cấp trên giao 5 nhiệm vụ chính gồm: nghiên cứu khoa học; cấp cứu, thu dung, điều trị cho người dân bị rắn cắn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long; sản xuất thuốc y học cổ truyền; nuôi trồng cây, con thuốc; và kết hợp du lịch sinh thái. Theo Thượng tá Nguyễn Hồng Phúc, là đơn vị hoạt động chuyên môn đặc thù, cán bộ và nhân viên nữ tại trung tâm chiếm hơn 50%. Đây là lực lượng nòng cốt, các chị em có tay nghề, chuyên môn cao góp phần cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao; đặc biệt chị em còn tham gia các phong trào bề nổi của cấp trên, các cấp phát động.

Hằng năm, lực lượng cán bộ, nhân viên nữ cũng được đơn vị gửi đi đào tạo chuyên sâu về y, dược, du lịch để đảm bảo công tác chuyên môn. Trong năm 2024, lực lượng nữ đã góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu; góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

"Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, trung tâm đã tiến hành chỉnh trang, trang trí không gian Tết; bên cạnh đó có các chương trình, sản phẩm mới để gửi đến khách du lịch như gian hàng chợ quê, biểu diễn rắn, các loại thú cưng... với mong muốn sẽ tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách trong dịp Tết Ất Tỵ 2025", Thượng tá Nguyễn Hồng Phúc, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Trại rắn Đồng Tâm.
DanQuyen.com (Theo phunuvietnam.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Khách sạn Centre Point nơi lý tưởng để ở trong những ngày viếng thăm Đà Nẵng (20-03-2025)
    Văn minh mùa lễ hội (09-02-2025)
    10 lễ hội lớn du khách không nên bỏ lỡ khi du Xuân ở miền Bắc (06-02-2025)
    Côn Sơn - Kiếp Bạc đón gần 3 vạn lượt khách trong 6 ngày nghỉ Tết (30-01-2025)

Các bài viết cũ:
    Tết ở làng hoa cây cảnh lâu đời nhất miền Bắc (27-01-2025)
    Phát hiện hang động núi lửa mới tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông (28-12-2024)
    Đưa công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông vào phát triển du lịch (26-12-2024)
    Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước' (18-11-2024)
    Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 (11-10-2024)
    Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 hướng tới sự kết nối và công nghiệp văn hóa (11-10-2024)
    Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam (26-08-2024)
    Các hoạt động tại triển lãm Vietfood & Beverage - Propack Vietnam (06-08-2024)
    Hồi sinh Bồ Bát - 'tổ nghề' của làng gốm Bát Tràng (31-07-2024)
    Chùa Cầu sau trùng tu đảm bảo giá trị cốt lõi, hài hòa và chân xác (29-07-2024)
    Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo (28-06-2024)
    Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng (16-06-2024)
    Thừa Thiên Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển (07-06-2024)
    Sức hút của những cửa hiệu lâu đời tại địa phương (05-06-2024)
    Hàng loạt sự kiện văn hóa, du lịch tại Lễ hội 'Tận hưởng Đà Nẵng 2024' (03-06-2024)
    Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (18-05-2024)
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Anh Xẩm


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 160795021.