Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển năm 2025: Nha Trang say Hi
    Tin Thế Giới
UAV Geran của Nga lao thẳng từ 5.000m xuống mục tiêu, Ukraine gặp khó
    Tin Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì chiêu đãi chính thức Tổng thống Litva
    Tin Cộng Đồng
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Tìm thấy người sống sót trên chuyến bay
    Tin Hoa Kỳ
Ông Trump thu hồi quy chế miễn thuế cho Đại học Harvard
    Văn Nghệ
Thanh Thủy trở thành một trong những 'Hoa hậu đẹp nhất thế giới' năm 2024
    Điện Ảnh
An Dĩ Hiên sống khốn khổ sau khi chồng ngồi tù
    Âm Nhạc
Á quân Tiếng hát Việt toàn cầu đổi nghệ danh, ra album đầu tay
    Văn Học
Thái Bình, Kon Tum: Chuẩn bị chu đáo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Người đàn ông trẻ ở Hà Nội nguy kịch, suy đa tạng sau 5 giờ giết mổ lợn
Sau 5 giờ mổ con lợn chết không rõ nguyên nhân, người đàn ông 32 tuổi sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo đau bụng, nôn nhiều sau đó rơi vào tình trạng suy đa tạng.


Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, thành phố vừa ghi nhận thêm một trường hợp nhiễm liên cầu lợn.

Bệnh nhân là người đàn ông 32 tuổi quê ở Chương Mỹ. Sau 5 giờ mổ con lợn chết không rõ nguyên nhân, anh xuất hiện sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo có đau bụng, nôn nhiều.

Gia đình đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhà, sau đó chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.

Bệnh nhân được chỉ định vào điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới. Lúc này, bệnh nhân vẫn trong tình trạng mệt mỏi, lơ mơ, khó thở, đau bụng vật vã và vẫn tiếp tục nôn.

Hai tiếng sau vào viện, bệnh nhân xuất hiện ban xuất huyết hoại tử trên da tăng nhanh, kèm theo suy hô hấp, tụt huyết áp, chuyển đến khoa Hồi sức tích cực.

Khi vào khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân phù toàn thân, nhiều ban xuất huyết hoại tử toàn thân và ở mặt, suy đa phủ tạng, tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu… Thầy thuốc chỉ định cho bệnh nhân lọc máu liên tục, kháng sinh phổ rộng liều cao và can thiệp nhiều thủ thuật chuyên sâu khác. Kết quả cấy máu cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Streptococcus Suis.

Trong quá trình điều trị bệnh nhân xuất hiện biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tán huyết, hoại tử da… Bệnh nhân được điều trị tích cực trong 21 ngày, tình trạng cải thiện tốt, có thể ra viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên, do bệnh nhân đến viện muộn do đó để lại di chứng giảm thính lực.

Theo CDC Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng.

Người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Liên cầu lợn có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.

Trên người, biểu hiện thường gặp nhất là viêm màng não mủ (95%) với các biểu hiện thường gặp như: sốt, nhức đầu, nôn, cứng gáy, rối loạn tri giác. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc tai.

Trường hợp nặng có thể tiến triển nhanh chóng thành nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm khuẩn, trụy mạch, tụt huyết áp, rối loạn đông máu nặng, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, tắc mạch, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có khoảng 10 trường hợp mắc liên cầu lợn, đã có ca tử vong. Để phòng tránh bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân cần nấu chín thịt lợn; Không giết mổ lợn bệnh, chết không rõ nguyên nhân, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Sử dụng các trang bị bảo hộ (găng tay) khi giết mổ, chế biến thịt lợn sống.

Khi tiếp xúc với nguồn lây như lợn bệnh và sau ăn thức ăn có nguồn gốc từ lợn không đảm bảo vệ sinh mà xuất hiện các triệu chứng bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu gần nhất để được điều trị để hạn chế các biến chứng và giảm thiểu tỷ lệ tử vong.

DanQuyen.com (Theo vietnamnet.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hàng triệu người tin chọn sản phẩm chăm sóc sức khỏe Alipas, JEX, OTiV (08-06-2025)
    Hôn mê, tổn thương não nghiêm trọng do dùng phải cồn sát trùng giả (07-06-2025)
    Ca vỡ tử cung hy hữu, thai nhi nằm trong ổ bụng, bác sĩ cứu sống hai mẹ con ngoạn mục (05-06-2025)
    Thạc sĩ sinh con không cắt dây rốn, ngâm nhau trong muối, viêm phổi không cho tiêm (05-06-2025)
    7 người cấp cứu vì nắng nóng cao điểm, 1 ca nguy kịch phải thở máy (02-06-2025)
    Cô gái 27 tuổi ở TP.HCM bị suy thận giai đoạn cuối vì thói quen nhiều người thích (02-06-2025)
    Viêm phổi do phế cầu: Hiểu để chủ động giữ sức khỏe cho người lớn tuổi (29-05-2025)
    Bác sĩ bật khóc với ca bệnh 30 năm hành nghề mới gặp (28-05-2025)
    Bệnh nhân từ Singapore sang Việt Nam chữa trị thành công, cả gia đình bật khóc (28-05-2025)
    Bộ Y tế: WHO chưa có cảnh báo mới với COVID-19 trên toàn cầu (26-05-2025)
    Việt Nam và Pháp hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine (26-05-2025)
    Nhập viện vì một sai lầm khi uống paracetamol (23-05-2025)
    Bệnh chân tay miệng ở trẻ tăng, nguy cơ thành dịch (22-05-2025)
    Người phụ nữ 'sốc' nặng vì sau 2 năm niềng răng phát hiện chân răng bật ra khỏi xương (19-05-2025)
    Từ 1-7, sổ sức khỏe điện tử thay thế giấy tờ liên quan trong khám chữa bệnh (15-05-2025)
    Số ca Covid-19 tăng nhẹ, Bộ Y tế khuyến cáo phòng ngừa (14-05-2025)
    Thời điểm ngủ nguy hại nhất cho sức khỏe (11-05-2025)
    Cơ quan chức năng vào cuộc sau ồn ào lòng se điếu trên mạng (07-05-2025)
    Không chỉ canxi, sữa tươi còn là chìa khóa cho năng lượng và sức bền (28-04-2025)
    Bộ Y tế: Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau thời điểm kết thúc chiến dịch tiêm vaccine (19-04-2025)

Các bài viết cũ:
    'Thủ phạm' quen thuộc gây ra vụ ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu (01-12-2024)
    Hàng trăm người bị ngộ độc thực phẩm ở Vũng Tàu (28-11-2024)
    Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ tại Bà Rịa-Vũng Tàu: Đã có hơn 100 người nhập viện (27-11-2024)
    Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam (26-11-2024)
    Canada xác nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng clade I (23-11-2024)
    Cấp cứu sau khi ăn táo đỏ (07-11-2024)
    BV Tâm Anh chẩn đoán và mổ khẩn cứu thai phụ xoắn buồng trứng hiếm gặp (27-10-2024)
    Sớm lập Sàn giao dịch thịt heo TP.HCM để giải quyết an toàn thực phẩm (14-10-2024)
    'Trận đánh' cân não thực hiện ca ghép đồng thời tim-gan lần đầu tiên ở Việt Nam (09-10-2024)
    VNVC và Sanofi ký kết tiến tới hợp tác sản xuất vaccine tại Việt Nam (09-10-2024)
    Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên (07-10-2024)
    Thêm một em bé được thông tim can thiệp bào thai chào đời khỏe mạnh (02-10-2024)
    Nữ đại úy hiến tặng đôi giác mạc khi qua đời, giúp 2 người tìm thấy ánh sáng (30-09-2024)
    Đi cấp cứu vì tai nạn bất ngờ xảy ra ngay trong nhà (24-09-2024)
    21 học sinh nghi bị ngộ độc từ trà sữa trong liên hoan Trung thu (16-09-2024)
    3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão (16-09-2024)
    Cấp cứu thành công 7 trường hợp nguy kịch vì khí CO (11-09-2024)
    Chuyển đổi 'chứng chỉ' hành nghề y sang 'giấy phép' hành nghề (08-09-2024)
    Lấy được cục máu đông gây đột quỵ dài chưa từng thấy (31-08-2024)
    Tác dụng của cây hương nhu với sức khỏe (31-08-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chết Hụt


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 164501292.