Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện hang động núi lửa mới tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
    Tin Thế Giới
Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris: Trung Quốc lo ngại, EU muốn thương lượng
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam-WEF
    Tin Cộng Đồng
Cháy khách sạn khiến 66 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ
    Tin Hoa Kỳ
Tân Tổng thống Trump sa thải hơn 1.000 người trong chính quyền tiền nhiệm
    Văn Nghệ
Bộ Văn hóa vinh danh 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Anh trai say hi'
    Điện Ảnh
Nam diễn viên Vbiz khiến vợ nhập viện hai lần sau khi cưới, nghe lý do mới bất ngờ
    Âm Nhạc
MC Anh Tuấn gây sốt
    Văn Học
Địa phương có nhiều học sinh giỏi quốc gia nhất năm 2025

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Trung Quốc đứng trước nguy cơ Bắc Hàn.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Cách đây không lâu toà Bạch Ốc lên tiếng xác nhận Bắc Hàn đã gửi hàng ngàn binh lính giúp Nga tham gia cuộc chiến xâm lăng Ukraine. Theo tờ báo The Times of London cho biết một nửa số hoả tiễn Nga đang sử dụng được cung cấp từ Bình Nhưỡng. Một quốc gia ít có đồng minh và nghèo nàn.


Việc gửi quân sang tham chiến đánh dấu mức độ phối hợp trong quan hệ nồng ấm hơn, kể từ sau chuyến công du đến Bình Nhưỡng của Tổng thống Putin vào tháng 6, sau hơn 20 năm nguội lạnh.

Sự gần gũi trên khiến Bắc Kinh khó chịu. Trong quá khứ và cả hiện tại Bắc Kinh là quốc gia duy nhất ủng hộ Bắc Hàn nhiều nhất. Nhưng sau ký kết phòng vệ chung giữa Bắc Triều Tiên và Moscow giới quan chức Bắc Kinh lo ngại rằng ảnh hưởng của Nga đối với chế độ độc tài Bình Nhưỡng đang gia tăng và kẻ thiệt thòi chính là Bắc Kinh. Dưới góc cạnh khác xa hơn, họ quan ngại rằng Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu và châu Á sẽ tăng cường hợp tác quân sự để đáp trả hoặc cân bằng sự liên hiệp thân thiện giữa Bắc Triều Tiên và Moscow. Trong năm qua, Bắc Kinh đã chọn hành động ve vãn đối thủ của Bắc Triều Tiên. Ví dụ như, vào tháng 5 vừa qua Bắc Kinh đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh 3 bên với Nhật Bản và Nam Hàn sau 5 năm gián đoạn. Cùng ngày trong tháng 6 khi Putin viếng thăm Bình Nhưỡng, giới chức Trung Quốc đã tổ chức cuộc đối thoại an ninh tại thủ đô Hán Thành. Đây là cuộc họp đầu tiên trong 9 năm.

Hiện tượng chia rẽ giữa Bắc Triều Tiên và Bắc Kinh tạo thêm nhiều phấn khởi của các chiến lược gia phương Tây. Họ cho rằng các chính quyền đương nhiệm nên tập trung vào chíến lược chia rẽ giữa Trung Quốc và Bình Nhưỡng. Tuy nhiên nỗ lực như thế sẽ không thực tế, cho dù dấu hiệu căng thẳng đã xảy ra nhưng Bắc Triều Tiên là quốc gia lệ thuộc vào Trung Quốc trên nhiều phương diện. Nhất là toàn bộ hoạt động thương mại lệ thuộc vào Trung Quốc gần như 80%. Vẫn biết rằng giữa hai nước đã không cùng quan điểm trên con đường chính trị trong 75 năm qua, nhưng mối quan hệ đồng chí của họ chưa đến bờ vực vỡ tan.
Nói cho cùng mọi nỗ lực chia rẽ Bắc Triều Tiên ra khỏi Trung Quốc chỉ là ảo tưởng, ngược bằng Hoa Kỳ và các nước Âu châu nên tập trung vào việc hợp tác với Trung Quốc để Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình kiềm chế hành vi bất ổn và ngang ngược của Bình Nhưỡng, duy trì hoà bình trên bán đảo Triều Tiên.

Đối với Bắc Triều Tiên ngày nay trên thế giới luôn nghĩ rằng họ là chư hầu của Bắc Kinh. Trên thực tế điều ấy không chính xác. Trong quá khứ Bình Nhưỡng từ lâu đã tìm cách tự chủ và theo đuổi tinh thần tự quyết trong chính sách đối ngoại của mình. Tình trạng bang giao giữa hai nước có lúc lên, xuống như một roller coaster. Vào tháng 8 năm 1956, ông nội của Chủ tịch Kim Jong Un là ông Kim Nhật Thành đã nỗi giận vì sự tham gia của Trung Quốc và Liên Sô trong nỗ lực đảo chánh chống lại ông. Ngoài ra cả hai Liên Sô và Trung Quốc ngăn cản sự thanh trừng đến với những người tình nghi là kẻ chủ mưu lật đổ. Trong cuộc cách mạng văn hoá vào năm 1960 do Mao Trạch Đông chủ xướng, Hồng Vệ Binh Trung Quốc đã gọi họ Kim là kẻ “độc tài phản cách mạng”. Việc Trung Quốc chỉ trích cách công khai giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã tạo thêm sự chia cách trong quan hệ. Vào thời điểm ấy vì yếu tố Bình Nhưỡng nên Bắc Kinh và Moscow không còn mặn nồng như trước.

Trong quá trình xích lại gần giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh dưới thời Tổng thống Nixon vào những năm 1970 *(Liên Xô & Trung Quốc chia rẽ trầm trọng), Bắc Triều Tiên đã đón nhiều tàu Hải Quân Liên Xô tại các hải cảng của mình và cho phép máy bay chiến đấu Liên Xô bay vào hải phận Bắc Triều Tiên. Trong suốt những năm 1980, đáp lại việc Bình Nhưỡng nghiêng về Nga, Trung Quốc đã tăng cường mối quan hệ ngoại giao với Hán Thành.

Vào năm 1992, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã xuống mức thấp nhất khi Bắc Kinh chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Hán Thành. Hành động tiếp theo Trung Quốc tham gia lệnh trừng phạt quốc tế đối với các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào năm 2006. Đáp trả lại Bình Nhưỡng không tham khảo với Bắc Kinh cho dù ảnh hưởng an ninh của Trung Quốc. Chính vì động thái trên nên trên tờ Hoàn cầu Thời Báo đã cáo buộc Bình Nhưỡng là hành vi trơ tráo và cáo buộc họ vi phạm hiệp ước giữa hai nước, gây nên tổn hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Trung Quốc. Cùng lúc ấy chính phủ Bắc Kinh đã gửi công hàm đến Bình Nhưỡng yêu cầu họ phải “tham vấn” với nhau mọi vấn đề quốc tế liên quan đến hai quốc gia.

Trong năm qua có nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng bang giao giữa hai nước đứng trước bờ vực thẳm. Ngoài việc Bắc Triều Tiên viện trợ vũ khí và cho Nga mượn quân chiến đấu trực tiếp tại Ukraine. Bắc Triều Tiên đã thể hiện sự thất vọng với Bắc Kinh trên phương diện hỗ trợ về kinh tế và ngoại giao. Ví dụ như trong năm 2023 lễ kỷ niệm 70 năm Hiệp định Chiến tranh Triều Tiên, Kim Jong Un đã dành sự chú ý đáng kể đến Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhiều hơn đặc phái viên Trung Quốc. Vào tháng 7 năm 2024, Bình Nhưỡng đã ngừng phát sóng chương trình truyền hình nhà nước từ vệ tinh Trung Quốc, thay vào đó là vệ tinh của Nga. Tháng trước đây khi Tập Cận Bình và Kim Jong Un trao đổi thông điệp đánh dấu 75 năm quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, họ Kim đã không dùng những sáo ngữ như “Kính Thưa” hay “Lãnh Đạo Kính Yêu” hoặc “ Chủ Nghĩa Xã Hội Được Rèn Luyện Bằng Máu” như trước đây đã dùng.

Trả đũa hành động Bắc Hàn, Trung Quốc cho rằng Bình Nhưỡng là kẻ “phản bội” và “vô ơn” trong vấn đề liên kết quốc phòng với Nga, từ chối tham vấn hành động quân sự như thử vũ khí hạt nhân. Trung Quốc ráo riết bắt giữ và ngăn chận nạn buôn lậu của Triều Tiên, ra lệnh ngừng nhập hải sản và buộc Bình Nhưỡng triệu hồi hơn chục ngàn công nhân Bắc Hàn về nước, gây nên tình trạng thiếu hụt ngân sách ngoại tệ. Đây là hình phạt rất nguy hại cho nền kinh tế Bắc Triều Tiên, vì chính họ đã chịu sức ép lệnh trừng phạt quốc tế, cộng thêm đại dịch Covid-19. Từ năm 2016 đến năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của họ đã giảm 94% và kim ngạch nhập khẩu giảm 61%. Bình Nhưỡng cần sự giúp đỡ từ Trung Quốc, nhưng hy vọng ấy đã trở nên vô vọng và ngược lại Trung Quốc đã tăng cường lệnh trừng phạt. Đây là nguyên nhân chính để Bắc Hàn ngã dần sang Nga hợp tác kinh tế, ngoại giao và cả quân sự.

Trung Quốc lại còn đi xa hơn không những chỉ trừng phạt Bình Nhưỡng, mà họ còn lấy lòng Hoa Kỳ và Âu châu. Kể từ Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden và Tập Cận Bình vào tháng 11 năm 2023. Trung Quốc đã ổn định quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Trong bối cảnh ấy Bình Nhưỡng lồng lộn hơn và họ càng xích gần lại với Nga, cùng với hành động hiếu chiến đối với Nhật Bản và Nam Hàn. Đây là một gánh nặng cho Trung Quốc, bởi cả Hoa Kỳ và các nước Âu Châu coi Trung Quốc là nước bảo trợ của Bắc Hàn nên Bắc Kinh phải trách nhiệm về thái độ hung hãn của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, nói cho cùng cho dù có những rạn nứt hiện nay giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng nhưng chính sách của Trung Quốc không dồn ép Bắc Hàn đến đường cùng, sợ rằng Bắc Hàn sẽ ngã hẳn sang Nga và Hoa Kỳ. Do đó cả 2 nước nhanh chóng tháo gỡ những rạn nức và cân nhắc cẩn thận mức độ gây sức ép lên Bình Nhưỡng. Ví dụ Tập Cận Bình chỉ gặp Kim Jong Un 1 lần trong giai đoạn 2012-2017, nhưng đã gặp 5 lần từ năm 2018-2019, sau Hội nghị Thượng đỉnh giữa ông Kim và Tổng thống Donald Trump (không có sự chấp thuận của Bắc Kinh). Hơn nữa, Bắc Kinh muốn giữ chân Bình Nhưỡng vì đây là khúc xương cỗ để cầm chân Hoa Kỳ tại Nam Hàn, một khi Bắc Kinh xử dụng quân đội thống nhất Đài Loan nếu có.

Các chiến lược gia Trung Quốc cảnh giác với những nỗ lực của các nước phương Tây nhằm khai thác căng thẳng giữa Trung Quốc và Bắc Hàn. Vào tháng 7 năm 2024, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cáo buộc báo chí Hàn Quốc lan truyền "tin đồn vô căn cứ" về rạn nứt trong mối quan hệ Trung Quốc – Bắc Triều Tiên và tái khẳng định mối quan hệ giữa hai nước vẫn bình thường. Để phản ứng với mối quan hệ ngày càng gia tăng của Bình Nhưỡng với Nga, Hoa Kỳ và các đồng minh ở Đông Á có thể tăng cường hợp tác quân sự - điều mà Trung Quốc coi là mối đe dọa đối với an ninh của chính mình. Trong kịch bản này, bất kỳ nỗ lực nào của Hoa Kỳ nhằm khai thác căng thẳng giữa Trung Quốc và Bắc Hàn đều có thể phản tác dụng. Bắc Kinh càng tin rằng Hoa Kỳ đang cố gắng làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc, bằng cách gây chia rẽ giữa Trung Quốc và Bình Nhưỡng thì càng trở nên có giá trị đối với phép tính mong muốn của Bình Nhưỡng.

Để tránh kết cục như vậy, Hoa Kỳ và các đồng minh nên tập trung vào việc xác định những lợi ích chung với Trung Quốc: cụ thể là ngăn chặn chiến tranh bùng nổ trên Bán đảo Triều Tiên. Mong đợi Bắc Kinh thực hiện các biện pháp chẳng hạn như ngừng cung cấp dầu hoặc viện trợ nhân đạo cho BÌnh Nhưỡng. Thay vì đẩy Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ra xa nhau, Washington nên cố gắng tận dụng sức mạnh của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng bằng cách thúc giục Trung Quốc truyền đạt rõ ràng hai lằn ranh đỏ cho đối tác của mình. Đầu tiên, Bình Nhưỡng phải kiềm chế không tấn công trực tiếp vào tính mạng và tài sản của Hàn Quốc, như đã làm trong vụ tấn công ngư lôi Cheonan năm 2010 và vụ pháo kích đảo Yeonpyeong. Kể từ những sự cố này, học thuyết quân sự của Hàn Quốc đã trở nên hung hăng hơn nhiều. Bất kỳ cuộc tấn công nào của Bắc Triều Tiên, ngay cả ở quy mô hạn chế, cũng sẽ kích hoạt sự trả đũa của Hàn Quốc và có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện. Thứ hai, Bình Nhưỡng phải tránh tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ bảy. Vụ thử thứ bảy có thể sẽ hướng đến mục tiêu phát triển vũ khí hạt nhân có sức công phá lớn hơn và sức công phá tàn khốc. Một vụ thử như vậy sẽ là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng suy yếu của Trung Quốc đối với Bình Nhưỡng và có thể thúc đẩy Hán Thành sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình, được sự ủng hộ của các nước Âu Châu. Nhưng có lẽ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Trump có thể sẽ có lập trường trái ngược./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    QUAN HỆ MỸ-VIỆT DƯỚI THỜI DONALD TRUMP (08-01-2025)

Các bài viết cũ:
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (20-11-2024)
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Ban Mai Bình Yên


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 158518064.