Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Toàn cảnh lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc và những tác động sâu rộng
    Tin Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản
    Tin Cộng Đồng
NATIONAL ASIAN PACIFIC CENTER ON AGING
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh
Thế giới đã rất mệt mỏi, bất an trước cuộc xung đột khốc liệt, đẫm máu, kéo dài chưa thấy điểm dừng ở Ukraine và Trung Đông thì lại đứng trước nguy cơ một cuộc xung đột mới.

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong vòng 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia đánh giá, hai bên đang dần rơi vào tình thế “bên miệng hố chiến tranh”.

Nóng bỏng vì đâu

Đường bộ, đường sắt liên Triều, biểu tượng cho cố gắng kết nối hai miền bị phá tung. Hơn thế nữa, tình trạng đối đầu còn được Triều Tiên luật hóa bằng việc sửa Hiến pháp, xác định Hàn Quốc là thù địch. Cùng với các tuyên bố rất cứng rắn, quân đội hai bên đặt trong tình trạng “đạn lên nòng”. Súng chưa nổ, nhưng những hành động ăn miếng trả miếng khiến cộng đồng quốc tế như ngồi trên đống lửa.

Sau Hiệp định đình chiến năm 1953, Hàn Quốc và Triều Tiên đi theo hai con đường trái ngược. Dù cố gắng tìm kiếm cơ hội tạo dựng quan hệ hợp tác, hòa giải, nhưng Bình Nhưỡng và Seoul không có lòng tin thực sự với nhau.

Bất chấp nỗ lực cấm vận của phương Tây, Triều Tiên công khai xác nhận là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc bất an, nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự từ các đồng minh. Sau những động thái “mềm dẻo” không kết quả, Seuol chuyển sang lập trường cứng rắn hơn. Hai bên có những động thái theo kiểu ăn miếng trả miếng, khiến con đường thống nhất trở nên xa vời.

Trong nhiều năm, mong muốn phi hạt nhân hóa và tìm kiếm con đường thống nhất là hai nhân tố cơ bản giữ quan hệ liên Triều trong trạng thái nhùng nhằng, lúc căng, lúc chùng. Nay hai nhân tố đó có sự thay đổi lớn, nên các bên có tính toán mới với những ưu tiên khác.

Bên trong đã thế, bên ngoài lại đổ thêm dầu vào lửa. Thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ thiên về đối thoại, đàm phán để Bình Nhưỡng dừng chương trình hạt nhân đổi lấy dỡ bỏ lệnh cấm vận và giảm sức ép từ bên ngoài. Chính quyền Mỹ hiện nay theo đường lối cứng rắn, thiết lập liên minh Mỹ-Nhật-Hàn, sẵn sàng triển khai “ô hạt nhân”, vây ép, răn đe Bình Nhưỡng. Mỹ và đồng minh không che giấu mục tiêu thay đổi Triều Tiên theo mô hình Hàn quốc.

Bình Nhưỡng có “con bài hạt nhân”, lại thêm tự tin khi mới ký kết hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện với Moscow. Trong đó có điều khoản quan trọng, hai bên sẵn sàng hỗ trợ quân sự khi bị xâm lược, an ninh bị đe dọa.

Với bối cảnh và những nhân tố đó, tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên nóng bỏng cũng không quá bất ngờ và không quá khó để giải thích. Vấn đề là tại sao lại nóng lên vào thời điểm này?

Thời điểm và những thông điệp

Các điểm nóng kéo dài nhiều năm, tháng, nhưng điểm đáng chú ý là gần như cùng leo lên nấc thang căng thẳng mới vào nửa cuối tháng 10/2024. Một trong những lý do cơ bản là nhắm đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ còn ít ngày nữa và đang vào hồi gay cấn. Sự lựa chọn của cử tri Mỹ sẽ liên quan đến chiến lược toàn cầu, chính sách đối ngoại của Washington trong nhiệm kỳ tới, nhất là trên những khu vực trọng điểm.

Dù do nguyên nhân khác nhau, đối tượng khác nhau, nhưng cuộc xung đột ở Ukraine, Trung Đông, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và các điểm nóng khác đều liên quan đến sự đối đầu địa chính trị giữa các cường quốc và chiến lược, chính sách của phương Tây do Mỹ dẫn đầu.

Mỹ đang gặp khó khi đồng thời đối mặt với hai điểm nóng ở Ukraine, Trung Đông và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Thêm một cuộc chiến nữa ở bán đảo Triều Tiên sẽ càng chồng chất khó khăn, là điều ông chủ Nhà Trắng không muốn, vào lúc này.

Vì thế, xung đột, các điểm nóng đều có sự liên quan, tác động lẫn nhau. Căng thẳng ở khu vực này có thể buộc Mỹ và phương Tây phải giảm bớt sự chi viện, can dự ở khu vực khác. Trong lúc chính quyền Mỹ tập trung giải quyết những vấn đề đối nội, cuộc bầu cử phức tạp, không muốn chiến sự bùng phát ngoài vòng kiểm soát, thì các bên xung đột đều muốn tạo ra sự đã rồi, giành lợi thế lớn nhất có thể, sẵn sàng ứng phó với những biến động mới.

Không chỉ gửi thông điệp đến cử tri Mỹ, Bình Nhưỡng còn muốn khẳng định chính sách cấm vận, trừng phạt, răn đe của phương Tây đang và sẽ thất bại. Washington cần thay đổi chính sách chuyển hóa chế độ, chấp nhận hai nhà nước tồn tại lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Kịch bản chiến tranh

Cả Seoul và Bình Nhưỡng đều tuyên bố cứng rắn và có những hành động sẵn sàng ăn miếng trả miếng. Nhưng thực lòng họ chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột toàn toàn diện mà hậu quả rất khó lường.

Nếu chiến tranh xảy ra, Triều Tiên sẽ phải đối đầu với Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia phương Tây khác. Bắc Kinh sẽ hỗ trợ, chi viện vũ khí, phương tiện, vật chất, nhưng vì lợi ích quốc gia, họ sẽ không đưa quân can dự trực tiếp như trong cuộc chiến tranh Triều Tiên trước đây (1950-1953). Moscow vướng bận cuộc chiến, khả năng chi viện cũng có hạn.

Trong lúc thế giới đang tồn tại nhiều điểm nóng, duy trì tình trạng “bên miệng hố chiến tranh” cũng là một cách phản ứng của Triều Tiên, buộc Mỹ và đồng minh phải cân nhắc, tính tới những nhượng bộ nhất định.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là chuyện riêng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Nó ảnh hưởng lớn đến chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Đằng sau điểm nóng đó là sự đối đầu giữa Mỹ và đồng minh với trục liên kết giữa Trung Quốc, Nga và Triều Tiên. Bùng phát cuộc chiến dễ lôi kéo đồng minh, đối tác các bên vào cuộc, trong lúc họ còn nhiều mối bận tâm khác.

Giữ căng thẳng ở mức độ nhất định cũng có thể là cách thức để các nước lớn kiềm chế lẫn nhau và có những toan tính chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương và các khu vực khác. Vì thế, Bình Nhưỡng và Seoul không thể tự mình định đoạt có bùng phát thành xung đột toàn diện hay không.

Với ý đồ chiến lược của các cường quốc, tương quan thế và lực hiện nay, bùng phát xung đột toàn diện trên bán đảo Triều Tiên không hoàn toàn có lợi cho các bên. Vì thế, khả năng xảy ra cuộc chiến giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ít khả năng xảy ra.

Nhưng như biểu tượng con đường kết nối liên Triều bị phá, cả Bình Nhưỡng và Seoul khó quay lại trạng thái trước đây. Giới hạn cũ bị vượt qua, chiến tranh thì không mong muốn, tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn kéo dài phức tạp.

Căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên cũng như xung đột ở các khu vực khác, phụ thuộc vào việc xử lý, kiểm soát mâu thuẫn của hai bên và sự chi phối, tác động của các cường quốc. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là các bên kiềm chế, không để tình hình vượt quá tầm kiểm soát. Các cường quốc không vì lợi ích của mình mà đổ thêm dầu vào lửa.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Toàn cảnh lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc và những tác động sâu rộng (04-12-2024)
    Hàn Quốc: Phe đối lập trình kiến nghị luận tội tổng thống sau vụ thiết quân luật (04-12-2024)
    Ukraine cho phép binh sĩ đào ngũ có cơ hội 'quay đầu' (04-12-2024)
    Mỹ chấp thuận bán tên lửa Javelin cho Tunisia với giá 107,7 triệu USD (04-12-2024)
    Campuchia kết án tù 13 phụ nữ người Philippines vì tội mang thai hộ (04-12-2024)
    Lãnh đạo phe đối lập Hàn Quốc cảnh báo khả năng 'đụng độ quân sự' với Triều Tiên (04-12-2024)
    Tour Hàn Quốc vẫn bình thường sau 'thiết quân luật chớp nhoáng' đêm 3-12 (04-12-2024)
    Ông Trump 'thờ ơ' với kết cục xung đột Ukraine? (03-12-2024)
    Nga duyệt chi ngân sách quốc phòng kỷ lục, Đức hứa viện trợ lớn cho Ukraine (03-12-2024)
    Ukraine ra tuyên bố quyết đoán phủ đầu NATO sau kinh nhiệm đắng cay, sẽ mời Nga đến dự hội nghị hòa bình (03-12-2024)
    Ukraine tạo ra 'con đường tử thần' ở tỉnh Kursk (03-12-2024)
    Ông Trump chọn thông gia làm cố vấn cấp cao các vấn đề Ả Rập và Trung Đông (02-12-2024)
    Ông Putin và Tổng thống Iran cam kết hỗ trợ vô điều kiện cho chính phủ Syria (02-12-2024)
    Lực lượng đặc nhiệm Nga thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm, vị trí tiếp vận trọng yếu Ukraine bị phá hủy (02-12-2024)
    Israel đánh chặn tên lửa đạn đạo từ phía Yemen (01-12-2024)
    Nga – Syria ném bom quân nổi dậy dữ dội, Iran ủng hộ mạnh mẽ (01-12-2024)
    Ukraine chịu tổn thất lớn trước cuộc tấn công toàn lực của Nga (01-12-2024)
    Trung Quốc cảnh báo sẽ 'đáp trả mạnh mẽ' việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan (01-12-2024)
    Các quan chức châu Âu thăm Kiev, thể hiện sự đoàn kết với Ukraine (01-12-2024)
    Nga giành thêm 2 ngôi làng ở Donetsk, tăng chi tiêu quân sự thêm 25% (01-12-2024)

Các bài viết cũ:
    Chảo lửa Trung Đông: Iran cảnh báo 'hậu quả cay đắng' sau vụ Israel tấn công, quyết không điều chỉnh về hạt nhân, gọi tên Mỹ dính líu một việc (28-10-2024)
    Quảng Bình: Lũ lớn đang về, 1 thanh niên xung kích cứu hộ mất tích (27-10-2024)
    Lãnh tụ tối cao Iran lần đầu lên tiếng sau cuộc tấn công của hơn 100 chiến đấu cơ Israel (27-10-2024)
    Israel nói đạt mục tiêu khi tấn công Iran, coi Hamas và Hezbollah 'hết tác dụng' (27-10-2024)
    Đại giáo chủ Iran chỉ đạo thể hiện sức mạnh với Israel (27-10-2024)
    Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn? (27-10-2024)
    Ukraine liên tiếp tấn công tầm xa vào Nga, chuyên gia cảnh báo 'chớ đùa với lửa' (27-10-2024)
    Tổng thống Putin vừa cảnh báo đanh thép phương Tây (27-10-2024)
    Tiết lộ về những tổn thất đầu tiên của Iran sau khi bị hơn 100 chiến đấu cơ Israel tấn công (26-10-2024)
    Tổng thống Nga: Ukraine đã liên lạc 2 lần thông qua Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình (26-10-2024)
    Giám đốc NASA kêu gọi điều tra Elon Musk vì thường xuyên trao đổi với Tổng thống Nga Putin (26-10-2024)
    Kịch bản Hàn Quốc dồn sức giúp Ukraine đối phó với quân Nga và Triều Tiên (26-10-2024)
    Iran tuyên bố có quyền tự vệ, Hezbollah phóng 80 tên lửa tấn công Israel (26-10-2024)
    Quân đội Israel tiếp tục hứng tổn thất lớn tại Lebanon (25-10-2024)
    Đánh giá về giải pháp đổi đất lấy an ninh trong xung đột ở Ukraine (25-10-2024)
    Nga ngăn quân Ukraine xâm nhập thêm vào Kursk, phương Tây gửi 50 tỷ USD cho Kiev (25-10-2024)
    Phát hiện thi thể thiếu nữ trong lò nướng ở siêu thị tại Canada (23-10-2024)
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói gì về sự hiện diện của lính Triều Tiên tại Nga? (23-10-2024)
    Ngoại trưởng Ukraine thăm châu Phi, Oman kêu gọi ủng hộ kế hoạch hòa bình (23-10-2024)
    Mỹ chưa có bằng chứng về hầm tiền của Hezbollah tại bệnh viện ở Liban (23-10-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156997092.