Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
TTXVN tham dự Hội nghị Cấp cao Truyền thông Thế giới lần thứ 6 tại Trung Quốc
    Tin Việt Nam
Mâu thuẫn gia đình, con trai 'xuống tay' khiến cha mẹ thương vong
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Nổ súng gây thương vong gần trường đại học ở Tennessee (Mỹ)
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
'Vận đen' vẫn đeo bám hãng hàng không Malaysia Airlines sau thảm họa MH370
Mặc dù Malaysia Airlines chỉ mới trở lại trạng thái có lãi (lần đầu tiên kể từ năm 2010), nhưng hãng này vẫn đang phải vật lộn để đối phó với một 'cơn bão' khó khăn bủa vây.

Hơn 10 năm sau khi chiếc máy bay mang ký hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích, “vận đen” vẫn đang đeo bám hãng hàng không quốc gia Malaysia này.

Trang tin The Edge Malaysia nhận định mặc dù Malaysia Airlines chỉ mới trở lại trạng thái có lãi (lần đầu tiên kể từ năm 2010) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 12/2023, nhưng hãng này vẫn đang phải vật lộn để đối phó với một “cơn bão” khó khăn bủa vây.

Theo The Edge Malaysia, ba tháng qua là quãng thời gian đặc biệt khó khăn đối với hãng hàng không quốc gia Malaysia. Hoạt động của hãng bị ảnh hưởng bởi một loạt các chuyến bay gián đoạn do máy bay hỏng hóc, chậm trễ trong việc thay thế đội tàu bay cũ và đội ngũ kỹ sư lành nghề ra đi.

Tuần trước, Malaysia Airlines đã tuyên bố cắt giảm 20% mạng lưới khai thác để đảm bảo độ tin cậy và ổn định của các dịch vụ. Tiếp đó, sau một cuộc kiểm toán kỹ thuật, Cục Hàng không Dân dụng Malaysia ra yêu cầu giảm thời hạn hiệu lực của giấy phép khai thác hàng không của Malaysia Airlines từ 3 năm xuống còn 1 năm.

Thông báo của Cơ quan quản lý hàng không Malaysia nêu rõ hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines có 6 tháng để nâng cao độ tin cậy của đội tàu bay, tuyển dụng công nhân lành nghề để tăng cường bộ phận kỹ thuật và giảm sự phụ thuộc vào bên thứ ba đối với các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu (MRO).

Hãng này cũng phải giải quyết vấn đề bổ sung phụ tùng thay thế bằng các sản phẩm từ các nhà sản xuất thiết bị gốc, để đảm bảo sửa chữa nhanh chóng các máy bay.

Đã có một số chỉ trích về việc thành lập 2 trung tâm MRO cạnh tranh ở Subang (bang Selangor) khiến Malaysia Airlines mất đi đội ngũ kỹ thuật.

Mặc dù các MRO mới đang trở thành đối thủ cạnh tranh của Malaysia Airlines, nhưng đây không phải là nguyên nhân gốc rễ gây ra các vấn đề buộc hãng hàng không quốc gia này phải cắt giảm mạng lưới.

Malaysia Airlines đã gặp phải sự kết hợp của nhiều vấn đề xảy ra cùng một lúc. Hơn nữa, việc để mất nhân viên giỏi vào tay các công ty từ Singapore là vấn đề dai dẳng không chỉ đối với Malaysia Airlines mà còn đối với nhiều công ty khác ở thị trường Đông Nam Á.

Các hãng hàng không lớn hơn đã đầu tư mạnh vào máy bay mới trước Malaysia Airlines rất nhiều và có đội bay lớn hơn. Ví dụ như Singapore Airlines có sẵn một kho phụ tùng máy bay để khắc phục sự cố động cơ ngay lập tức.

Tuần trước, một chiếc máy bay thuộc hãng Scoot, phiên bản giá rẻ của Singapore Airlines, bay từ Melbourne, Australia đã phải hạ cánh xuống Jakarta, Indonesia do trục trặc động cơ.

Trong vòng vài giờ, phụ tùng thay thế và máy bay thay thế đã được gửi đến Jakarta để đưa hành khách đến và sửa chữa máy bay bị ảnh hưởng.

Hiện tại, ngay cả hãng hàng không AirAsia, một hãng bay giá rẻ của Malaysia cũng có đội bay lớn hơn Malaysia Airlines, với 216 máy bay Airbus và có khả năng chống chịu bão tốt hơn.

Ưu điểm của việc chỉ hợp tác với một nhà sản xuất là tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, dễ dàng tìm nguồn phụ tùng thay thế và giảm chi phí đào tạo phi công.

Malaysia Airlines có sự kết hợp giữa máy bay thân hẹp mua từ nhà sản xuất máy bay Boeing và máy bay thân rộng từ một nhà sản xuất máy bay khác là Airbus với tổng số 70 chiếc.

Trong khuôn khổ đổi mới đội bay, Malaysia Airlines dự kiến sẽ mua 17 máy bay mới từ Boeing trong năm nay và 4 máy bay từ Airbus. Tuy nhiên, Boeing đến nay mới chỉ giao được 4 máy bay và Airbus sẽ giao 1 chiếc thân rộng vào cuối năm nay.

Mặc dù có đội bay Airbus lớn nhưng AirAsia vẫn gặp khá nhiều vấn đề. Hãng cũng bị chậm trễ và gián đoạn dịch vụ nhưng không bị chỉ trích nhiều như hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines vì một số lý do.

Chủ yếu là phân khúc khách hàng của AirAsia khác với Malaysia Airlines. Hãng hàng không giá rẻ (LCC) phục vụ các điểm đến cách nhau từ 3-5 giờ bay và khai thác nhiều chuyến bay mỗi ngày.

Có những trường hợp các chuyến bay có giờ khởi hành gần nhau được sáp nhập. Hành khách phàn nàn nhưng họ chấp nhận bị chậm trễ vài giờ.

AirAsia thậm chí còn hoãn các chuyến bay quốc tế trong khu vực nhưng có thông báo trước. Không ai thích bị chậm chuyến bay, nhưng phần lớn những người lựa chọn bay với AirAsia hoặc các hãng hàng không giá rẻ khác đều chấp nhận thực tế là giá vé rẻ hơn đi kèm với những vấn đề riêng.

Thông thường, những hành khách có lịch trình chặt chẽ sẽ sử dụng các hãng hàng không cung cấp đầy đủ dịch vụ như Malaysia Airlines. Đó là lý do khi hãng hàng không quốc gia này hủy chuyến bay hoặc có sự gián đoạn thì đó là điều không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, Malaysia Airlines không phải là hãng duy nhất tụt hậu về dịch vụ. Rất nhiều hãng hàng không trong khu vực Đông Nam Á và thế giới đều phải đối mặt với sự gián đoạn trong lịch trình bay của họ trong những tháng gần đây.

Theo số liệu thống kê do Ủy ban Hàng không Malaysia (Mavcom) cung cấp, 4 hãng hàng không lớn được thành lập tại Malaysia đã không thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ đúng giờ vào tháng 7/2024 dựa trên các chuyến bay được khai thác từ cả hai sân bay ở Sepang (bang Selangor).

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất của hãng hàng không Mavcom là tỷ lệ Hiệu suất đúng giờ (OTP) trên 85%. Tỷ lệ OTP được đánh giá trên các chuyến bay khởi hành trong vòng 15 phút so với thời gian dự kiến.

Trong tháng 7/2024, tỷ lệ OTP của AirAsia cho các chuyến bay nội địa là 68,9% trong khi Malaysia Airlines ghi nhận 67,2% và Batik Air - hãng hàng không nội địa thứ ba đạt 74,4%.

Đối với các chuyến bay quốc tế, tỷ lệ OTP của Malaysia Airlines vào tháng 7/2024 là thấp nhất ở mức 56,9% trong khi AirAsia là 65,6%, AirAsia X là 77,4% và Batik Air đạt 58,8%.

Những số liệu thống kê này không tính đến tần suất hoặc thời gian bay của các chuyến bay. Với hơn 50% thị phần nội địa, AirAsia có nhiều chuyến bay hơn trong nước và khu vực. Malaysia Airlines chiếm phần lớn các chuyến bay có thời gian bay hơn 7 giờ.

Trên trường quốc tế, Cathay Pacific đã phải hủy 34 chuyến bay khứ hồi trong vài ngày bắt đầu từ ngày 4/9 do lo ngại về sự cố động cơ trên đội bay Airbus A350.

Wizz Air đã phải cắt giảm mạng lưới do sự cố động cơ trên máy bay trong khi British Airways đã hủy nhiều chuyến bay từ Sân bay Heathrow trong năm qua, nhiều hơn so với hãng hàng không giá rẻ EasyJet Airways.

Malaysia Airlines không phải là hãng hàng không duy nhất bị phụ thuộc vào Boeing để giao máy bay mới. Alaska Airlines và United Airlines, những hãng hàng không mua nhiều máy bay thân hẹp dòng 737 MAX của Boeing nhất, đã bày tỏ sự lo lắng về sự chậm trễ trong sản xuất của Boeing./.
DanQuyen.com (Theo vietnamplus.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đối mặt án hủy niêm yết bắt buộc, 'sức khỏe' tài chính Nhựa Đông Á ra sao? (12-10-2024)
    Khi doanh nghiệp Việt lọt 'mắt xanh' vốn ngoại (12-10-2024)
    Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện? (12-10-2024)
    Quyết liệt thanh tra, kiểm tra thị trường vàng (11-10-2024)
    Nỗi lo giá xăng dầu tăng cao (11-10-2024)
    Giá vàng nhẫn trong nước giảm sâu, tuột mốc 83 triệu đồng mỗi lượng (10-10-2024)
    Giá xăng dầu bật tăng dữ dội, RON 95 vọt lên hơn 21.000 đồng/lít (10-10-2024)
    Vingroup bảo lãnh 6.500 tỷ đồng trái phiếu của VinFast (09-10-2024)
    Giá vàng hôm nay 9/10/2024: Giá vàng SJC phi mã, tái lập đỉnh lịch sử, 'cơn khát' của Trung Quốc sớm trở lại (08-10-2024)
    Dự báo mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (07-10-2024)
    Giá vàng hôm nay 8/10/2024: Giá vàng tăng, lâm thế giằng co, nhận định yếu tố phá vỡ bế tắc, động thái từ Trung Quốc, trong nước im lặng chờ thời (07-10-2024)
    Cửa hàng SJC bỗng dưng đóng cửa, người ôm vàng đứng ngồi không yên (07-10-2024)
    Trung Quốc thúc đẩy đồng nhân dân tệ trong thanh toán xuyên biên giới (06-10-2024)
    Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới muốn giúp TP.HCM phát triển nguồn nhân lực (05-10-2024)
    Các doanh nghiệp Việt đối diện với phòng vệ thương mại ngày càng khắt khe hơn (30-09-2024)
    Cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp sau bão lũ (28-09-2024)
    Giá tiêu hôm nay 29/9/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, giá trong nước nhiều khả năng tăng nóng trở lại (28-09-2024)
    Mỹ, Nhật, Nga chia sẻ 'bí kíp' chuyển đổi công nghiệp với TP. HCM (28-09-2024)
    Nem Việt Nam sản xuất thành công trên dây chuyền công nghệ Pháp (28-09-2024)
    Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (25-09-2024)

Các bài viết cũ:
    Chủ tịch Tập đoàn Meta và loạt 'ông lớn' công nghệ sắp công bố các cam kết lâu dài tại Việt Nam (09-09-2024)
    Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3 (08-09-2024)
    Bộ Công Thương chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng găm hàng, tăng giá sau bão Yagi (08-09-2024)
    Giới nhà giàu Trung Quốc tăng cường đầu tư ra nước ngoài (08-09-2024)
    Gojek bất ngờ thông báo rút khỏi thị trường Việt Nam (04-09-2024)
    Khoảng cách kinh tế Mỹ và châu Âu đang dần thu hẹp? (04-09-2024)
    Giá chung cư không ngừng tăng (02-09-2024)
    Công ty cổ phần Sữa Hà Lan không liên quan đến Tập đoàn FrieslandCampina Việt Nam cũng như thương hiệu sữa Cô gái Hà Lan (31-08-2024)
    Ấn Độ cho phép Vistara - Air India sáp nhập thành hãng bay lớn hàng đầu thế giới (31-08-2024)
    Ngân hàng rót hàng nghìn tỷ đồng vào các 'dự án xanh' (31-08-2024)
    Giá tiêu hôm nay 27/8/2024: Chu kỳ tăng giá sẽ kéo dài, dự báo mốc cao 'ngoài tưởng tượng' (26-08-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/8/2024: Giá vàng tăng, vàng nhẫn lập kỷ lục mới; dự báo làn sóng mua vào mạnh tại thị trường tiêu thụ lớn thứ hai thế giới (26-08-2024)
    Danh tính nhà đầu tư mua gần 1.300 tấn vàng trong một thập kỷ qua (25-08-2024)
    Vì sao ông chủ Telegram từng gây sốc cho cả thế giới lại vào tù? (25-08-2024)
    Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc (25-08-2024)
    3 đột phá giúp tỉnh Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững (25-08-2024)
    HOSE đã nhận hồ sơ niêm yết cổ phiếu BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn (24-08-2024)
    Gần 8.000 container tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam (19-08-2024)
    Giá vàng hôm nay 20/8/2024: Giá vàng trượt dốc, rời mốc cao nhất mọi thời đại, giới phân tích vẫn đặt cược vào quý kim, vàng nhẫn giảm giá (19-08-2024)
    Khoản nợ nghìn tỷ bao gồm gần 6.000 lượng vàng SJC được rao bán rẻ bất ngờ (18-08-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156022783.