Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Ông Trump cảnh báo Thế chiến III bùng nổ vì chính quyền Tổng thống Biden
    Tin Việt Nam
Trao văn kiện thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Nổ súng gây thương vong gần trường đại học ở Tennessee (Mỹ)
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Bà Nội Và...
Trời mùa đông. Hơn bốn giờ sáng, bóng đêm còn quánh đặc. Gió bấc luồn qua khe cót ép, rít lên như tiếng cạo cật ống dang.
Bà nội đang lúi húi thắp hương trên bàn thờ tổ nghề. Hôm nay, bà dậy sớm hơn mọi ngày, vì bữa nay là ngày học sinh của bà thi học kỳ. Bà sẽ lên lớp sớm để chỉ bảo học sinh cách hóa trang, và căn dặn những điều cần thiết cuối cùng, trước khi các học sinh của bà bước lên sân khấu biểu diễn báo cáo.
Bà nội tôi là một nghệ nhân sân khấu. Mọi người gọi bà là "nghệ nhân" chứ không phải "nghệ sĩ". Tôi không hiểu lắm sự phân biệt này. Hồi trẻ, chắc bà tôi phải là một đào có tiếng, cho nên bây giờ, khi đã về già, không còn đứng được trên sân khấu, bà được nhiều nơi mời dạy. Không chỉ dạy học sinh Trường Nghệ thuật sân khấu, bà còn dạy cả các diễn viên trẻ bên đoàn tuồng, đoàn chèo. Mà chả cứ diễn viên trẻ, thỉnh thoảng, tôi còn thấy cả những diễn viên, nghệ sĩ lớn tuổi, sang nhờ bà chỉ bảo.
Bà nội có ba người con. Bố tôi là cả, sau còn hai người, một trai, một gái. Tức là cô và chú tôi. Nhưng bà không ở với người nào. Bà chỉ sống với tôi, trong một căn phòng tập thể của Trường Nghệ thuật sân khấu. Căn phòng rộng hơn chục mét vuông, mặt trước và mặt trái là tường gạch, mặt sau và mặt phải bằng cót ép. Tôi ở với bà từ khi chưa đầy một tuổi. Bố mẹ tôi có ba người con, tôi là út. Chả hiểu vì lý do gì, sau khi tôi cai sữa được ít lâu, bà đón tôi về ở hẳn với bà.
Từ lúc lẫm chẫm biết đi, tôi đã theo bà lên lớp xem các cô chú học sinh, diễn viên diễn tập. Dù còn rất nhỏ, và không hiểu lắm về các trích đoạn tuồng chèo, nhưng tôi xem cứ mê mẩn. Thế giới tuổi thơ của tôi là những trích đoạn tuồng cổ, nào Đào Tam Xuân loạn trào, nào Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, nào Xuân Đào cắt thịt... Ban ngày thì xem, ban đêm, bà lại kể tôi nghe về các tích tuồng, bà kể và giải thích rất kỹ càng. Bà kể hay lắm. Những câu chuyện đầy hấp dẫn của bà, với tôi, giống như chuyện cổ tích hay những lời hát ru với những đứa trẻ khác. Được xem và nghe như vậy, nên tôi còn có thể phát hiện cô chú học sinh nào diễn chưa đạt hoặc làm sai.
Có lần tôi phát hiện cô học sinh tập vai Đào Tam Xuân làm sai, tôi liền bảo: "Cô diễn chỗ này chưa giống bà cháu". Nói rồi tôi thực hiện lại ngay đoạn đó. Cả bà tôi, cô học sinh kia, và cả lớp cùng trố mắt nhìn tôi kinh ngạc. Bởi lúc đó tôi mới hơn năm tuổi. Bà bảo: "Con diễn lại cho bà và các cô xem nào". Thế là tôi thả sức thể hiện. Lâu nay tôi say mê theo dõi rồi nhập tâm, giờ có dịp, tôi cứ thế say sưa diễn hết trích đoạn Đào Tam Xuân loạn trào. Khi tôi diễn xong, các cô chú học sinh hết lời khen tôi thì đã đành rồi, mà ngay cả bà tôi cũng khen. Bình thường, tôi thấy bà ít khi khen ai lắm. Trong nghề, bà có vẻ khắt khe. Được thể, tôi bảo bà: "Con còn diễn được nhiều vai khác cơ". Rồi tôi tiếp tục, hết Nguyệt Cô hóa cáo đến Mộc Quế Anh dâng cây, nếu bà không ngăn lại vì sợ tôi mệt, thì không biết tôi còn diễn đến bao giờ.
Từ hôm sau đó trở đi, các cô chú học sinh không bế ẵm, đùa nghịch với tôi như trước. Họ đứng cách xa, rồi túm tụm, xì xào, chỉ chỏ. Không hiểu tại sao lại thế, nên tôi hỏi bà. Bà cười bảo: "Các cô chú ấy phục con đấy mà". Tiếng đồn về tôi đến cả tai ông trưởng đoàn tuồng. Một hôm, ông ta xuống sàn tập, ngồi đó cả buổi, chờ bà tôi lên lớp xong, ông nói gì đó với bà. Bà bảo tôi diễn cho ông ta xem trích đoạn Đào Tam Xuân loạn trào. Xem tôi diễn xong, ông không nói gì, chỉ nhìn tôi một lúc rất lâu. Tôi thấy ông thì thào to nhỏ với bà tôi một lát rồi về, vẻ mặt vô cùng bí hiểm và căng thẳng. Tối hôm đó, tôi hỏi bà: "Bà ơi, hôm nay ông trưởng đoàn nói gì với bà thế". Bà bảo: "À, bác ấy muốn cho con làm diễn viên". “Thật hả bà? Thế con cũng được bôi má phấn, môi son như các cô chú diễn viên thật à?". "Có chứ, nếu là diễn viên, con sẽ được son phấn, cả phục trang nữa". "Thế thì thích lắm bà nhỉ! Thế bao giờ con được làm diễn viên hả bà?". "Bác ấy muốn cuối tuần này, con tham gia biểu diễn luôn, nhưng bà chưa đồng ý. Bà sợ con còn bé quá". "Ứ ừ, con không chịu đâu, bà cho con làm diễn viên ngay cơ. Bà nhé". Bà tôi không trả lời. Tôi thấy bà thở dài.
DanQuyen.com (Theo isach.info)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Âm Thanh Im Lặng (10-10-2024)
    Anh Béo Và Anh Gầy (10-10-2024)
    Ăn Đòn Hội Đồng (10-10-2024)
    Ai Mua Hành Tôi (10-10-2024)
    27 Bước Chân Là Lên Thiên Đường (10-10-2024)
    17 Năm Và 17 Ngày (10-10-2024)
    Bánh Trôi Nước (10-08-2024)
    Bánh "út Ít" (10-08-2024)
    Ban Mai Bình Yên (10-08-2024)

Các bài viết cũ:
    À! Chuyện Chiêm Bao (10-08-2024)
    16 Mét Vuông (10-08-2024)
    48 Giờ Yêu Nhau (23-05-2024)
    Ác Giả Ác Báo (23-05-2024)
    16 Mét Vuông (23-05-2024)
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156018622.