Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Lãnh tụ tối cao Iran nêu tên 3 quốc gia liên quan vụ lật đổ chính phủ Syria
    Tin Việt Nam
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực
    Tin Cộng Đồng
Nạn nhân thiệt mạng trong vụ đâm dao ở Singapore là người Việt Nam
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Từ những năm đầu của thế kỷ XX, Tiến sĩ W.E. B. Du Bois là một nhân vật da đen nổi bật trong giới trí thức Hoa Kỳ. Là nhà xã hội học được đào tạo bài bản trong trường Đại học danh tiếng Harvard, người đã đóng góp tích cực vào việc thành lập tổ chức mang tên Tiến bộ Da màu (NAACP; National Association for the Advancement of Colored People) vào năm 1909.


Du Bois được biết với tư duy không khoan nhượng, đòi quyền bình đẳng cho người da đen thông qua báo chí cùng sự vận động của ông trong giới trí thức qua các cuộc diễn thuyết và tranh luận chính trị. Du Bois lớn lên giữa đường ranh của 2 cuộc chiến thứ I và thứ II, khuynh hướng của ông càng ngày càng ngã sang cánh tả và ông đã thật sự ảnh hưởng đến học thuyết Karl Marx và Friedrich Engels. Cho đến năm 1961 Du Bois đã nộp đơn xin gia nhập Đảng Cộng Sản. Bị ảnh hưởng bởi triết học chủ nghĩa Marx trong duy vật biện chứng và duy vật sử quan. Học thuyết Marx chỉ ra giai cấp vô sản và nhân dân lao động khỏi sự nô lệ cả tinh thần lẫn vật chất, đem lại cho loài người đặc biệt giai cấp công nhân những công cụ nhận thức và cải tạo thế giới. Như Marx nói;” nếu sự giải phóng nhân loại là giai cấp vô sản, thì khối óc của sự giải phóng đó là triết học của giai cấp vô sản, là thế giới quan của nó”. Sau khi xin gia nhập vào Đảng Cộng Sản, Du Bois đã bị chính phủ Hoa Kỳ truy đuổi và gạt ra ngoài những tổ chức đã ủng hộ ông. Du Bois chạy trốn khỏi quê hương trở thành kẻ lưu vong không có tổ quốc. Bộ ngoại giao đã từ chối gia hạn hộ chiếu và ông tiếp tục sống tại Ghana, được sự đón tiếp nồng hậu của những nhà tư tưởng trong nước và quốc tế. Thế nhưng Du Bois không đạt được những ước vọng và thành quả rất hạn chế trong những buổi diễn thuyết về chủ nghĩa Cộng sản. Lý do sự thất bại nầy là tư tưởng siêu hình đều phủ nhận mâu thuẫn bên trong các vật thể và hiện tượng. Theo quan điểm nầy vật thể là hiện tượng, là một cái gì không thuần nhất và thuần tuý mâu thuẫn trong bản thân của chính nó. Tư duy của con người về sự vật có thể mâu thuẫn, như vậy thì tư duy đó là sai lầm không đáng tin cậy. Điều nầy đi ngược lại truyết thuyết của Marx và Engels.

Trong suốt thời gian 3 năm từ 1961 khi làm đơn gia nhập Đảng Cộng sản cho đến 1963 ông qua đời, trước một ngày Mục sư/Tiến sĩ Martin Luther King đọc bài diễn văn nổi tiếng “tôi có một giấc mơ” trong cuộc biểu tình tại Washington D.C. Người ta biết đến Du Bois là nhà trí thức da đen nổi tiếng nhưng không được công nhận. Mặc dầu nhiều tác phẩm của ông vẫn được giảng dạy trong giáo trình của nhiều ngành tại nhiều trường đại học, kể cả các giải thưởng đều mang tên Du Bois. Thế nhưng dưới góc cạnh nào đó tên tuổi Du Bois vẫn chưa được đánh giá đúng mức hoặc lu mờ, nhất là trong lãnh vực chính trị quốc tế. Cho dù ông là tác giả của 5 bài xã luận nổi tiếng trên Foreign Affairs viết về chủ nghĩa thực dân từ châu u đến châu Phi và vai trò của Hoa Kỳ trong Liên hiệp châu Âu. Đây là tạp chí rất hiếm khi cho đăng tải tiếng nói của người da đen.

Trong thế chiến thứ II, chủ nghĩa chống cộng cuồng loạn và quá khích ở thời kỳ đầu của chiến tranh, trong đó một số người có khuynh hướng chống lại Du Bois, kể cả nhà trí thức da đen Booker T. Washington sinh trưởng và lớn lên tại Oklahoma. Mặc dầu giữa 2 người là bạn thân nhưng về tư tưởng và quan điểm lại đối nghịch nhau.

Đối với những nghiên cứu và định quan về quyền công dân hay xã hội luận, việc xoá bỏ những đóng góp của Du Bois trong các cuộc tranh luận về đối ngoại và trật tự thế giới là một thiếu sót và mất mát lớn lao. Qua hình thức loại bỏ ông ra ngoài định luận xã hội trong giới hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đã đánh mất một trong những nhà phê bình sáng suốt có tầm nhìn xa và rộng trong thế kỷ XX về sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Còn nữa, đối với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo nhân sinh quan của Du Bois cho rằng đây là lý do chính yếu làm ngăn chận nền văn minh phía trước của Hoa Kỳ.

Du Bois sinh trưởng tại Great Barrington, Massachusetts cùng thời kỳ với Jim Crow, người được đặt tên cho đạo luật Jim Crow “riêng biệt nhưng bình đẳng” dành cho người da đen trong giai đoạn họ phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng trên lãnh vực kinh tế, chính trị, bầu cử và xã hội vì sự khác biệt về màu da. Tuổi thơ của Du Bois lớn dần theo cuộc nội chiến, khi Hoa Kỳ vừa đạt chiến thắng lại phải đối mặt nhiều cuộc nổi loạn vì màu da của người bản địa. Và Du Bois bơi theo dòng thác ấy.

Vào năm 1898 trước khi Du Bois công bố công trình nghiên cứu về xã hội học đầu tiên. Trong đó một số quan điểm trùng hợp như trong luận án tiến sĩ của ông về một xã hội bình đẵng và công bằng dựa theo luận trình của Marx. The Philadelphia Negro nhấn mạnh đến tham vọng đế quốc của Hoa Kỳ về việc sát nhập Hawaii, mua lại Puerto Rico, Guam và Phi Luật Tân như là chiến lợi phẩm trong cuộc chiến giữa Tây Ban Nha- Mỹ. Vào khoảng thời gian ấy, nước Mỹ trở thành một cường quốc hàng đầu trên thế giới. Như nhà khoa học kiêm chính trị Robert Vitalis đã nói:” Một quốc gia hùng mạnh và giữ vững vai trò lãnh đạo thế giới điều trước tiên phải đoàn kết và không có sự khác biệt về màu da, mọi người phải được đối xử công bằng, nghĩa vụ và quyền lợi như nhau..” Luận cứ của Vitalis và Du Bois không có sự khác biệt ban đầu của những lý thuyết gia như John Hobson, Alleyne Ireland hay Paul Reinsch. Cả năm người ấy đều quan niệm rằng Hoa Kỳ muốn bảo vệ đế chế toàn cầu, trước hết họ phải giải quyết vấn đề chủng tộc trong chính sách đối nội và đối ngoại.

Mặc dù tư tưởng Du Bois được đón nhận nhưng vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Cho đến khi ông gửi bài viết đến tạp chí Foreign Affairs, với tựa đề “ Worlds of Colors” nói về “ranh giới da màu” dưới góc nhìn của các sự kiện trong Thế chiến thứ I. Trong lá thư gửi Du Bois được nhận bài viết, Tổng Thư Ký Hamilton Fish Armatrong đã khen ngợi “sự kiềm chế đáng ngưỡng mộ mà Tiến sĩ đã thể hiện chính bản thân của mình”. Trong 4 bài viết khác Du Bois đã đánh giá về trật tự thế giới đang nổi lên, ông lên án khoảng cách càng ngày càng lớn giữa các giá trị được cho là tự do của những người đề xuất và thực sự đối với thế giới bị thực dân hoá dưới dạng hư cấu hữu ích. Du Bois lập luận rằng: “ Mặc dù xã hội Mỹ đã thay đổi kể từ thời kỳ của ông, nhưng căng thẳng cơ bản chưa bao giờ được giải quyết”.

Việc Du Bois khi qua đời vẫn là đảng viên Cộng Sản không phải là điều bí mật. Nhưng hành trình chuyển sang cánh tả của ông kéo dài hằng thập kỷ. Năm 1952 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã từ chối cấp hộ chiếu cho ông trở lại Mỹ, mặc dầu ông gửi thư trực tiếp đến Phó Tổng thống Richard Nixon xin can thiệp. Mãi cho đến khi Tối cao Pháp viện tuyên bố chính sách từ chối cấp hộ chiếu cho những người tình nghi cộng sản là vi hiến. Từ đó ông đã có lại hộ chiếu mới. Nhưng vài năm sau ông không thể gia hạn hộ chiếu Ghana.

Hãy nhìn lịch sử không qua lăng kính màu hồng, mà lịch sử phải là lịch sử. Chính vì thế khi đọc qua những bài xã luận ông viết cũng như những lần diễn thuyết, Du Bois thể hiện một nhà tư tưởng hiện sinh có một số điểm tương đồng cùng Khoa học gia/triết gia Blaise Pascal: “Con người là cây sậy, nhưng cây sậy biết suy nghĩ”. Gạt ra ngoài khuynh hướng tả khuynh hay hữu khuynh, những tác phẩm của ông đã vạch ra một lộ trình làm đảo lộn ảo tưởng của tự do để hướng tới một liên minh hoàn hảo, truyền cảm hứng cho một trật tự toàn cầu, chấm dứt tệ trạng phân biệt màu da hay chủng tộc. Đối với Du Bois, sự thành công của nền dân chủ tại Hoa Kỳ đòi hỏi sự bình đẳng về chính trị và kinh tế, phải được mở rộng không chỉ cho công dân Hoa Kỳ mà còn cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Đó là một tầm nhìn không khoan nhượng và đầy cảm hứng; việc chấp nhận nó đã khiến Du Bois phải trả giá đắt. Nhưng từ thẵm sâu đây chính là điều mà đất nước cần khi phải đối mặt với nguy cơ suy tàn của một đế chế./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc đứng trước nguy cơ Bắc Hàn. (03-12-2024)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (20-11-2024)
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)

Các bài viết cũ:
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Á Đại Gia


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 157116429.