Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Hungary hoãn thông qua thỏa thuận về khoản vay khẩn cấp cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Việt Nam-Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Biểu hiện lạ khiến tuổi của ông Trump thành tâm điểm chú ý
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
Nobel Vật lý 2024 được trao cho 2 nhà nghiên cứu mạng lưới thần kinh nhân tạo

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS
Có những lợi ích và thách thức khi thành viên NATO này gia nhập khối các nền kinh tế mới nổi BRICS.

Theo Murad Sadygzade, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông, Giảng viên tại Đại học HSE (Moskva), tin tức mới đây về việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông toàn cầu. Thông báo này được Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đưa ra trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây. “Tất nhiên, chúng tôi muốn trở thành thành viên của BRICS. Hãy xem chúng ta có thể đạt được gì trong năm nay”, Bộ trưởng Fidan được tờ South China Morning Post trích dẫn nói.

Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Trong hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2018, nơi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan tham dự, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Ankara có thể gia nhập vào năm 2022. Tuy nhiên, các sự kiện tiếp theo trên trường thế giới dường như đã trì hoãn tham vọng đó, và Ankara chỉ mới thể hiện lại sự quan tâm này.

Lý do Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS

Ông Sadygzade cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS, coi đây là bước đi quan trọng hướng tới việc tăng cường ảnh hưởng quốc tế và tiềm năng kinh tế của mình. Khát vọng này được thúc đẩy bởi một số yếu tố chính liên quan đến các khía cạnh kinh tế, chính trị và địa chiến lược.

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ hướng đến mục tiêu đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế và tăng cường hợp tác với các nước đang phát triển nhanh. Việc gia nhập BRICS sẽ giúp Ankara tiếp cận được một thị trường rộng lớn và có cơ hội tăng cường thương mại và đầu tư với các nền kinh tế đang phát triển hàng đầu của thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thách thức và bất ổn kinh tế toàn cầu, nơi mà việc đa dạng hóa các đối tác trở thành yếu tố then chốt cho tăng trưởng bền vững.

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần phải đối mặt với những khó khăn về tài chính và các hạn chế do các tổ chức tài chính phương Tây như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới áp đặt. Việc gia nhập BRICS sẽ giúp Ankara tiếp cận được Ngân hàng Phát triển Mới và Thỏa thuận Dự trữ Dự phòng, cho phép nước này đảm bảo nguồn tài trợ theo các điều khoản thuận lợi hơn và ít cam kết chính trị hơn. Điều này đặc biệt có liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang tìm cách duy trì sự độc lập về kinh tế và giảm thiểu áp lực bên ngoài.

Thổ Nhĩ Kỳ tích cực ủng hộ ý tưởng về một thế giới đa cực, nơi cán cân quyền lực được phân bổ đều hơn giữa các khu vực và quốc gia khác nhau. BRICS, ủng hộ đa cực và quản trị toàn cầu công bằng, đại diện cho một nền tảng hấp dẫn cho Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đang nỗ lực tăng cường sự độc lập chính trị của mình khỏi các quốc gia và khối phương Tây như EU và NATO.

Trong bối cảnh này, điều đáng chú ý là Ankara coi mong muốn gia nhập BRICS như một cử chỉ nhằm vào EU, khối mà Ankara từng tìm cách gia nhập. Điều này được xác nhận qua phát biểu của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan. Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông lưu ý rằng một số nước châu Âu phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, và do đó, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ coi BRICS là một nền tảng thay thế để hội nhập. “Chúng ta không thể bỏ qua thực tế rằng BRICS, với tư cách là một nền tảng hợp tác quan trọng, mang lại cho một số quốc gia khác một giải pháp thay thế tốt. ... Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng ở BRICS”, ông Fidan giải thích.

Vị trí địa lý của Thổ Nhĩ Kỳ cũng khiến nước này trở thành mối liên kết quan trọng giữa châu Âu, châu Á và Trung Đông. Việc gia nhập BRICS sẽ củng cố vị thế địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ và cho phép nước này sử dụng hiệu quả vị trí chiến lược của mình để thúc đẩy lợi ích và tăng cường quan hệ với các nước thành viên khác. Điều này cũng sẽ góp phần nâng cao vai trò của Ankara trong an ninh khu vực và toàn cầu.

Việc trở thành thành viên BRICS sẽ tăng cường đáng kể ảnh hưởng và uy tín quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thể tham gia vào việc phát triển các chiến lược kinh tế và chính trị toàn cầu, đưa ra các ý tưởng và giải pháp của mình để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Điều này sẽ củng cố vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường thế giới và tạo điều kiện cho nước này tham gia tích cực hơn vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế.

Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS vì nhiều lý do, bao gồm phát triển kinh tế, tiếp cận các tổ chức tài chính thay thế, độc lập chính trị, lợi ích địa chiến lược và tăng cường ảnh hưởng quốc tế. Việc gia nhập BRICS sẽ mở ra những cơ hội mới cho Ankara, củng cố vị thế của nước này trên trường quốc tế và đảm bảo sự tham gia cân bằng và công bằng hơn vào các vấn đề thế giới. Việc trở thành thành viên BRICS sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế và đóng góp vào việc tạo ra một hệ thống toàn cầu cân bằng hơn.

Rào cản đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS

Mặc dù việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS có thể mang lại lợi ích đáng kể cho Ankara, nhưng vẫn có những rào cản nghiêm trọng làm phức tạp quá trình này. Những rào cản này bao gồm thực tế chính trị trong nước, thách thức kinh tế và áp lực bên ngoài từ phương Tây.

Tình hình chính trị trong nước ở Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra những trở ngại đáng kể cho việc gia nhập BRICS. Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền do Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan lãnh đạo, lần đầu tiên sau 22 năm đã thua phe đối lập trong cuộc bầu cử cấp thành phố được tổ chức vào ngày 31/3 năm nay. Đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP), vốn có truyền thống ủng hộ các quan điểm thân phương Tây, đã giành được quyền kiểm soát 35 thành phố, trong khi đảng của ông Erdoğan chỉ thành công ở 24 thành phố.

Chiến thắng của CHP trong cuộc bầu cử cấp thành phố cho thấy sự thay đổi trong định hướng chính trị của Ankara hướng tới phương Tây. Ngay cả trong AKP, cũng có những người ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây, làm phức tạp thêm quyết định gia nhập BRICS. Phó Chủ tịch đảng VATAN (“Quê hương” của Thổ Nhĩ Kỳ), Hakan Topkurulu, lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ nên gia nhập BRICS nhưng cũng thừa nhận sự hiện diện của một nhóm ủng hộ phương Tây mạnh mẽ ở nước này, có liên quan đến tư cách thành viên NATO.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ quân sự và kinh tế chặt chẽ với các nước phương Tây, khiến vấn đề gia nhập BRICS càng trở nên phức tạp hơn. Quyết định trở thành thành viên BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ra áp lực mạnh mẽ từ Mỹ và các đồng minh phương Tây, những người coi BRICS là mối đe dọa đối với sự thống trị của họ trên trường quốc tế. Điều này có thể biểu hiện dưới dạng các biện pháp trừng phạt, hạn chế kinh tế và áp lực chính trị, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và các mối quan hệ quốc tế của nước này.

Tình hình kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là rào cản nghiêm trọng đối với việc gia nhập BRICS. Nền kinh tế nước này đang trong tình trạng tồi tệ và lạm phát cao buộc các nhà hoạch định kinh tế phải tìm kiếm đầu tư. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc nhiều hơn vào phương Tây về mặt này, vì các nước BRICS chủ yếu là các nền kinh tế đang phát triển và không thể cung cấp các khoản đầu tư đáng kể như vậy.

Mặc dù các nước BRICS có tiềm năng kinh tế lớn, họ phải đối mặt với các vấn đề kinh tế nội bộ của riêng mình và có thể không phải lúc nào cũng cung cấp hỗ trợ tài chính cần thiết cho Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này làm cho việc gia nhập BRICS trở nên kém hấp dẫn đối với Thổ Nhĩ Kỳ về mặt kinh tế, đặc biệt là trong ngắn hạn.

Do đó, bất chấp những lợi ích tiềm tàng khi gia nhập BRICS, Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với một số rào cản nghiêm trọng. Thực tế chính trị trong nước, bao gồm ảnh hưởng của các lực lượng thân phương Tây và bất đồng nội bộ, tạo ra những trở ngại đáng kể cho quyết định gia nhập BRICS. Áp lực bên ngoài từ phương Tây và mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nước phương Tây càng làm phức tạp thêm quá trình này. Cuối cùng, những thách thức kinh tế mà Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt khiến việc tìm kiếm đầu tư ở phương Tây trở nên hấp dẫn hơn khả năng gia nhập BRICS. Tất cả những yếu tố này cùng nhau tạo nên một bức tranh phức tạp và nhiều lớp cản trở ý định trở thành một phần trong BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hungary hoãn thông qua thỏa thuận về khoản vay khẩn cấp cho Ukraine (08-10-2024)
    Con trai của Osama bin Laden bi trục xuất khỏi Pháp vì ủng hộ khủng bố (08-10-2024)
    Nghi ngờ về chiến lược Donbass của Ukraine: Rút lui chậm, tối đa hóa tổn thất của Nga (08-10-2024)
    Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp Thượng đỉnh BRICS+, cơ hội gia nhập đã tới rất gần? (08-10-2024)
    'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới (07-10-2024)
    Nga tấn công căn cứ không quân Ukraine bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal (07-10-2024)
    Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov: Ukraine và phương Tây không có ý định hòa bình (07-10-2024)
    Thủ tướng Thái Lan kêu gọi ASEAN đóng vai trò chủ chốt giải quyết khủng hoảng ở Myanmar (07-10-2024)
    Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp nhân một năm ngày bùng phát xung đột tại Gaza (07-10-2024)
    Iran lên danh sách mục tiêu tấn công trả đũa tiếp theo vào Israel (06-10-2024)
    Tuyên bố mới của Thủ tướng Israel về đòn đáp trả Iran (06-10-2024)
    Nga: Belarus có thể sử dụng hạt nhân nếu Ukraine tấn công (06-10-2024)
    Israel tăng cường lực lượng gần Gaza, không kích Syria, nhắm tới Iran (06-10-2024)
    Cháy nhà hai tầng ở Ấn Độ khiến 7 người trong một gia đình thiệt mạng (06-10-2024)
    Xả súng ở Israel khiến nhiều người thương vong (06-10-2024)
    Quân đội Nga tiếp tục giành quyền kiểm soát một làng ở Donetsk (05-10-2024)
    Hành động chưa từng thấy của Tổng thống Biden (05-10-2024)
    Nga bí mật phát triển vũ khí thế hệ mới (05-10-2024)
    Hàng loạt binh sĩ Ukraine đầu hàng, cựu quan chức NATO nêu nhận định nóng (05-10-2024)
    Ý đồ của Ukraine khi tấn công tầm xa đốt cháy hàng tấn đạn của Nga (05-10-2024)

Các bài viết cũ:
    Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo (01-07-2024)
    BTQP Nga yêu cầu các lực lượng chuẩn bị 'phản ứng' UAV của Mỹ trên Biển Đen (01-07-2024)
    Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước (01-07-2024)
    EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại' (01-07-2024)
    Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử (30-06-2024)
    Xe tăng chìm khi băng qua sông, 5 binh sĩ thiệt mạng (30-06-2024)
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155947307.