Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện hang động núi lửa mới tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
    Tin Thế Giới
Giải pháp thay thế cho tư cách thành viên NATO của Ukraine
    Tin Việt Nam
Thủ tướng đề nghị WEF tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới tại TP.HCM
    Tin Cộng Đồng
Cháy khách sạn khiến 66 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden để lại cho Tổng thống Donald Trump bức thư 'truyền cảm hứng'
    Văn Nghệ
Bộ Văn hóa vinh danh 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Anh trai say hi'
    Điện Ảnh
Nam diễn viên Vbiz khiến vợ nhập viện hai lần sau khi cưới, nghe lý do mới bất ngờ
    Âm Nhạc
MC Anh Tuấn gây sốt
    Văn Học
Địa phương có nhiều học sinh giỏi quốc gia nhất năm 2025

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình'
Năm nay, Liên hợp quốc chọn chủ đề 'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' cho Ngày Quốc tế nhận thức bom mìn và Hỗ trợ hành động tháo dỡ bom mìn (4/4) để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ dân thường và thúc đẩy hòa bình trong các khu vực xung đột, chống sử dụng bom mìn bừa bãi, sát hại thường dân vô tội.

Mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh và các thiết bị nổ tự chế tiếp tục gây nên các ca tử vong và thương tích. Theo ước tính của Liên hợp quốc, trung bình cứ 1 giờ trôi qua có hơn 1 người tử vong hoặc thương tật do bom mìn, vật liệu nổ gây ra.

Ngày Quốc tế nhận thức bom mìn và Hỗ trợ hành động tháo dỡ bom mìn (4/4) được Liên hợp quốc tổ chức hằng năm nhằm nâng cao nhận thức của con người về một thế giới không còn mối đe dọa về bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Năm nay, Liên hợp quốc chọn chủ đề “Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình” cho ngày này để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ dân thường và thúc đẩy hòa bình trong các khu vực xung đột, chống sử dụng bom mìn bừa bãi, sát hại thường dân vô tội.

Tại nhiều quốc gia, bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh và thiết bị nổ tự chế (IED) vẫn được xem là "mối hiểm họa ẩn mình" đe dọa trực tiếp hàng triệu người dân, nhất là tại các khu vực đã và đang trải qua chiến tranh, xung đột.

Ngày 4/4, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết, số người thiệt mạng hoặc bị thương do bom mìn và vật liệu nổ ở Myanmar trong năm 2023 đã tăng gần gấp 3 so với năm 2022, lên tới 1.052 trường hợp. Theo UNICEF, bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của 188 người và làm 864 người bị thương ở Myanmar trong năm 2023. Trong số này, có tới hơn 20% là trẻ em. Thống kê cho thấy gần 35% số thương vong liên quan đến bom mìn trong năm 2023 được ghi nhận ở vùng nông nghiệp Sagaing, phía Bắc Myanmar.

Trong khi đó, Afghanistan là một trong những quốc gia có nhiều bom mìn còn sót lại nhất, cũng là quốc gia chịu nhiều thương vong do bom mìn gây ra nhất thế giới, mặc dù kể từ năm 1989, hơn 18 triệu quả bom mìn tại nước này đã được rà phá, giải phóng hơn 3.000km2 đất. Giới chuyên gia ước tính, với tốc độ rà phá như hiện nay, phải mất vài trăm năm nữa bom mìn sót lại tại Afghanistan mới được tháo gỡ hết. Theo tờ Guardian, kể từ năm 2001, lực lượng không quân Mỹ và NATO đã thả 20.000 tấn bom xuống Afghanistan, khoảng 10% trong số đó khi chạm đất không phát nổ và bị chôn vùi trong lòng đất, là nguy cơ đe dọa mạng sống của người dân. Trong một báo cáo, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save Children) cho biết tại Afghanistan, gần 60 người, chủ yếu là trẻ em, là nạn nhân của bom mìn mỗi tháng.

Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn sót lại sau chiến tranh. Từ năm 1975 đến nay, bom, mìn sót lại đã làm hơn 40.000 người thiệt mạng, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Việt Nam đang tích cực thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Việt Nam phấn đấu đến 2025, không còn xảy ra các vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra trên phạm vi toàn quốc.

Thống kê cũng cho thấy bom mìn, vật liệu nổ vẫn được tìm thấy dọc đường, khu vực biên giới, gần nhà, trường học và nhiều địa điểm khác tại gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, ước tính 60 triệu người trên thế giới sống trong rủi ro khi không có con đường khác đến trường, không có mảnh đất an toàn để trồng trọt và không được tiếp cận dịch vụ y tế gần nhất do mối đe dọa của bom mìn sót lại.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, năm 2022, ghi nhận 9.198 người thương vong, tức là cứ 1 giờ trôi qua có hơn 1 người tử vong hoặc thương tật do bom mìn, vật liệu nổ gây ra. Dân thường vẫn là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nhất, chiếm 73% số thương vong nêu trên. Trẻ em là nhóm đặc biệt có nguy cơ cao.

Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho biết, kể từ khi Hiệp ước quốc tế về cấm mìn sát thương được ký kết tại Ottawa, Canada ngày 1/3/1999, có 164 quốc gia đã tham gia Hiệp ước, 55 triệu quả mìn đã bị phá hủy, 30 quốc gia được tuyên bố không có bom mìn và số thương vong đã giảm từ 25.000 người vào năm 1999 xuống dưới 5.000 người vào năm 2023.

Mặc dù thế giới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc rà phá bom mìn, song Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong thông điệp Ngày Quốc tế nhận thức bom mìn và Hỗ trợ hành động tháo dỡ bom mìn năm 2024 đã một lần nữa kêu gọi: “Từng quốc gia, từng cộng đồng, hãy loại bỏ những vũ khí này trên thế giới, một lần và mãi mãi”, để thế giới có thể vĩnh viễn "giã từ" mối hiểm họa ẩn mình của bom mìn sót lại sau chiến tranh./.
DanQuyen.com (Theo dangcongsan.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cháy khách sạn khiến 66 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ (21-01-2025)
    Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 (15-01-2025)
    Việt Nam chia buồn với Hoa Kỳ về các vụ cháy rừng ở Los Angeles (14-01-2025)
    Diễn viên Trung Quốc kể lại trải nghiệm kinh hoàng khi bị bắt cóc ở Thái Lan (08-01-2025)
    Tiêu thụ xăng E5RON92 ngày càng giảm (07-01-2025)
    Động đất tại Tây Tạng: Nâng cấp độ ứng phó khẩn cấp lên mức 2 (07-01-2025)
    Hàn Quốc: Xuất hiện email tự nhận gây ra thảm kịch máy bay Jeju Air, dọa tiếp tục đánh bom (06-01-2025)
    Thời tiết cực đoan tại châu Âu và Mỹ có thể gây sự cố hàng không (05-01-2025)
    Gia đình nạn nhân vụ rơi máy bay Jeju Air không yêu cầu gia hạn thời gian quốc tang (05-01-2025)
    Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp do ô nhiễm dầu tràn ở Biển Đen (05-01-2025)
    Dân tộc vươn mình - Chim bay về Tổ (01-01-2025)
    Pháo hoa ở thành phố lớn đầu tiên trên thế giới đón năm mới 2025 (31-12-2024)
    Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Khởi động điều tra quốc tế, gấp rút nhận dạng nạn nhân (31-12-2024)
    Hàn Quốc tuyên bố quốc tang 7 ngày sau vụ tai nạn máy bay (29-12-2024)
    Vụ máy bay chở gần 70 người rơi: Tổng thống Azerbaijan nói 'bị trúng hỏa lực từ đất Nga' (29-12-2024)
    Tai nạn máy bay ở Hàn Quốc: Người may mắn sống sót nói gì? (29-12-2024)
    Nhân chứng kể lại khoảnh khắc máy bay Hàn Quốc lao vào rào, bốc cháy (29-12-2024)
    150 lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản bị nợ lương (26-12-2024)
    Bão Chido làm 14 người thiệt mạng ở Mayotte, Pháp (15-12-2024)
    Nạn nhân thiệt mạng trong vụ đâm dao ở Singapore là người Việt Nam (11-12-2024)

Các bài viết cũ:
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (20-03-2024)
    Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào? (19-03-2024)
    Gia tăng số lượng hành khách quốc tế đến Việt Nam bị từ chối nhập cảnh (19-03-2024)
    Thuyền viên trở về từ Biển Đỏ kể lại khoảnh khắc tàu trúng tên lửa (15-03-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (14-03-2024)
    Nổ tòa nhà ở ngoại ô Bắc Kinh, gần 30 người thương vong (13-03-2024)
    Hành trình trở về sau 18 năm lưu lạc ở miền sông nước (13-03-2024)
    40 trường y Hàn Quốc tê liệt vì sinh viên tẩy chay hàng loạt (12-03-2024)
    Danh tính 4 thủy thủ Việt Nam trên tàu hàng trúng tên lửa của Houthi (07-03-2024)
    Dư luận Ấn Độ tiếp tục phẫn nộ đòi bảo vệ phụ nữ tốt hơn (07-03-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Ban Mai Bình Yên


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 158575221.