Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Nga xác nhận Tổng thống Syria từ chức, ra nước ngoài sau khi đàm phán với phe đối lập
    Tin Việt Nam
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực
    Tin Cộng Đồng
NATIONAL ASIAN PACIFIC CENTER ON AGING
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Xung lực 'nhận diện Việt Nam' trên bản đồ thế giới
Văn hóa là thế mạnh của Việt Nam, là tài sản lớn của dân tộc và của đối ngoại. Vừa qua, tại Paris hoa lệ - 'kinh đô ánh sáng' của thế giới, nơi đặt trụ sở UNESCO, thông qua các sự kiện đặc sắc, hiển hiện những góc trời rực rỡ, khắc họa hình ảnh một Việt Nam tươi đẹp, đậm đà truyền thống văn hóa.

Với nền văn hóa đậm đà bản sắc cùng những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển, Việt Nam đang sở hữu những tài sản quý giá thuộc “sức mạnh mềm”, cần được phát huy, tạo thêm xung lực mới để gia tăng “sự nhận diện Việt Nam” trên phạm vi toàn cầu.

Nhân dịp đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tham dự Khóa họp 42 của Đại Hội đồng UNESCO, tham dự các sự kiện văn hóa đặc sắc, nổi bật là lễ khai mạc Ngày Việt Nam tại Pháp 2023, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã chia sẻ về ý nghĩa những nỗ lực ngoại giao văn hóa trên đất Pháp.

Xin Đại sứ chia sẻ ý nghĩa và những điểm nhấn nổi bật của sự kiện Ngày Văn hóa Việt Nam tại Pháp lần này?

Ngày Văn hóa Việt Nam tại Pháp được tổ chức lần này là sự kiện quan trọng, nhân năm kỷ niệm những cột mốc lớn trong quan hệ hai nước, đó là năm thập kỷ quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược, góp phần nâng cao dấu ấn cho sự phát triển đáng tự hào của quan hệ Việt Nam - Pháp.

Các hoạt động phong phú được triển khai từ đầu năm tới ở hai nước trên cả lĩnh vực chính trị, trao đổi của lãnh đạo cấp cao hai nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mạo đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo... cùng với hàng hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật, giao lưu hội họa, điện ảnh, thể thao đến trao đổi trên lĩnh vực di sản, bảo tồn - bảo tàng, ẩm thực phản ánh được sự phát triển phong phú và sâu đậm của quan hệ hai nước.

Ngày Văn hóa Việt Nam là dịp để các hai bên tiếp tục hun đúc cho tình hữu nghị và tạo sức bật cho hợp tác song phương. Thời điểm tổ chức sự kiện mang ý nghĩa lớn, chỉ vài tuần sau cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Pháp E. Macron. Có thể nói, đây cũng là bước triển khai đầu tiên của một trong những nội dung được Lãnh đạo cấp cao nhất trí tại cuộc điện đàm, đó là tăng cường giao lưu nhân dân, một trong năm trụ cột của Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.

Thông điệp mà Đại sứ muốn nhắn gửi thông qua sự kiện có ý nghĩa này là gì?

Quan hệ Việt Nam - Pháp đã có một sự tích lũy quan trọng cả về lượng cũng như về chất. Chúng ta đang chứng kiến sự hưởng ứng rất lớn của các đối tác và bạn bè tại Việt Nam cũng như Pháp đối với các hoạt động sôi nổi trong khuôn khổ năm kỷ niệm này, các kết quả tích cực, nội hàm phong phú là những nền tảng quan trọng cho các đối tác hai bên tiếp tục đưa các kết nối của mình và phát triển sâu rộng hơn.

Nhận thức chung giữa hai nước về tầm nhìn của mối quan hệ Đối tác chiến lược tạo cho chúng ta niềm tin vào triển vọng tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Pháp trong tương lai.

Trên tinh thần đó, sự kiện Ngày Việt Nam tại Pháp 2023 tiếp tục khẳng định sự đánh giá cao đối với chặng đường phát triển đầy tự hào trong quan hệ hai nước, đồng thời nhấn mạnh thông điệp mong muốn hai nước Việt Nam và Pháp nỗ lực tăng cường hợp tác để mở đường cho quan hệ vươn tới những tầm cao mới.

Chia sẻ về Ngày Việt Nam tại Pháp, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, sự kiện mang “một Việt Nam tươi đẹp, thanh bình, mến khách, phát triển năng động, giàu truyền thống văn hóa” đến gần gũi hơn với bạn bè và người dân Pháp.

“Đêm di sản Việt Nam” hay Ngày văn hóa Việt Nam tại Saintes… là những sự kiện ngoại giao văn hóa nổi bật trong năm qua mà Đại sứ quán tổ chức thành công trên đất bạn, vì sao Đại sứ lại lựa chọn văn hóa là một trong những trọng tâm triển khai trong năm đặc biệt này của quan hệ hai nước?

Văn hóa là thế mạnh của Việt Nam, luôn là “tài sản” lớn của dân tộc và của đối ngoại. Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 xác định ngoại giao văn hóa góp phần đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định; bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; huy động nguồn lực bên ngoài, biến điều kiện thuận lợi, vị thế đất nước thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tôn vinh các giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế quốc gia.

Xác định đây là phạm trù nằm trong năm trụ cột của Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp luôn nhận thức và nỗ lực triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm góp phần giữ gìn và nâng cao hình ảnh dân tộc Việt Nam, là một dân tộc gần gũi với nhân dân Pháp, một dân tộc giàu lòng nhân ái, quả cảm trong đấu tranh giành độc lập, tự do, đồng thời rất năng động, sáng tạo và thành công trong xây dựng, phát triển đất nước, đang hội nhập mạnh mẽ với khu vực và quốc tế.

Với bề dày quan hệ truyền thống, dân chúng Pháp có thiện cảm với con người và đất nước Việt Nam, luôn ủng hộ các hoạt động giao lưu hợp tác giữa hai nước thời gian qua ở mọi hình thức, cấp độ, cả ở trung ương và địa phương.

Các hoạt động văn hóa hội đoàn, tình cảm đoàn kết, tương thân tương ái, nhân đạo luôn thu hút được số lượng lớn người tham gia. Như vậy, quảng bá văn hóa kết hợp giao lưu nhân dân tạo cơ sở thuận lợi cho việc thúc đẩy vai trò và hình ảnh Việt Nam tại Pháp.

“Văn hóa sẻ chia” là chủ đề của dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hai nước, thể hiện ngay trong logo 50 năm quan hệ ngoại giao, theo Đại sứ, vì sao văn hóa lại có tầm quan trọng như vậy trong “bắc cầu” quan hệ song phương?

Pháp là địa bàn có nhiều lợi thế để triển khai ngoại giao văn hóa, có nhiều chất liệu, sân chơi để thể hiện. Pháp và người dân Pháp luôn coi trọng và đề cao văn hóa, ưa thích khám phá nên việc tiếp cận mọi vấn đề bằng khía cạnh văn hóa là phương thức cuốn hút và dễ đạt đến thành công.

Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp là cộng đồng lớn, gắn bó với quê hương, hướng về đất nước nên các hoạt động văn hóa, hội đoàn do chính kiều bào ta tại Pháp tổ chức dễ huy động được sự tham gia của nhiều người.

Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, một trong hai Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, trong nhiều năm qua đã phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp và châu Âu. Vietnam Airlines có đường bay thẳng và khai thác nhiều chuyến bay trong tuần cũng tạo điều kiện kết nối hai nước. Trong thời gian qua Đại sứ quán đã triển khai được hàng loạt các hoạt động phong phú, đa dạng, trải rộng trên khắp các vùng miền của nước Pháp, tạo được hiệu ứng lan tỏa tới nhiều tầng lớp nhân dân, đối tác phía bạn.

Có thể nói, công tác ngoại giao văn hóa tại địa bàn đã tranh thủ phát huy sự gần gũi về văn hóa, mối thiện cảm giữa hai dân tộc để tiến hành các hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam liên tục trong năm, thu hút được sự quan tâm lớn của người dân Pháp, kết hợp được cả quảng bá hình ảnh Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường nền tảng xã hội có tính lan tỏa cho quan hệ Việt Nam - Pháp và mở rộng, khai thác hiệu quả hơn hệ thống đối tác phong phú giữa hai nước.

Từ những thực tiễn triển khai đó, Đại sứ đánh giá như thế nào về vai trò của ngoại giao văn hóa hiện nay?

Vai trò của ngoại giao văn hóa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, cụ thể là “đóng góp thiết thực vào quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, việc quảng bá hình ảnh quốc gia, tăng cường sức mạnh mềm, trở thành trọng tâm của tất cả các quốc gia, góp phần nâng cao vị thế. Như trên đã nói, Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030 của chúng ta cũng đã nhấn mạnh điều này.

Với nền văn hóa đậm đà bản sắc cùng những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển, Việt Nam đang sở hữu những tài sản quý giá thuộc “sức mạnh mềm”, cần được phát huy, tạo thêm xung lực mới để gia tăng “sự nhận diện Việt Nam” trên phạm vi toàn cầu.

Đây là chính là nhiệm vụ của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, liên tục đổi mới, sáng tạo các hình thức quảng bá hình ảnh cho đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy phối hợp với nhiều đối tác ngày càng đa dạng.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Ngày 6/11 tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris, Pháp đã diễn ra “Đêm Văn hóa Việt Nam - Sắc màu Việt” trước thềm Khóa họp 42 của Đại Hội đồng UNESCO. Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo của gần 200 đại sứ, đại diện các nước thành viên và lãnh đạo UNESCO.

Tại sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhấn mạnh vai trò của di sản văn hóa là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo, cầu nối giao lưu và hiểu biết giữa các dân tộc, nền tảng để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Tôn trọng và bảo vệ di sản văn hóa của mỗi quốc gia sẽ tăng cường sự đoàn kết, giảm bạo lực và xung đột, thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực (05-12-2024)
    Nvidia hợp tác lập Trung tâm Nghiên cứu AI và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam (05-12-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản (03-12-2024)
    Việt Nam và Xinh-ga-po chia sẻ lợi ích, tầm nhìn chiến lược chung (02-12-2024)
    Mở rộng hợp tác Việt Nam-Đan Mạch trong quản lý hiệu quả nguồn nước, xử lý rác thải, kiểm soát ô nhiễm (26-11-2024)
    Tăng cường sự tin cậy, gắn kết, cùng hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững (24-11-2024)
    Tổng thống Bulgaria Rumen Radev bắt đầu thăm chính thức Việt Nam (24-11-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP (24-11-2024)
    Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, cùng thế giới hướng tới thịnh vượng (23-11-2024)
    Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia (23-11-2024)
    Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao (22-11-2024)
    Củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia (20-11-2024)
    Công ty Nhật Bản đánh giá cao lợi thế của Việt Nam trong khu vực (18-11-2024)
    Lần đầu tiên Việt Nam cử sĩ quan không quân tham gia diễn tập gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (15-11-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) (15-11-2024)
    Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến công du nước ngoài đầu tiên (06-11-2024)
    Việt Nam-Campuchia hướng tới kim ngạch thương mại đạt 20 tỷ USD (06-11-2024)
    Tăng cường hợp tác Quốc hội Việt Nam - Cuba (02-11-2024)
    Đoàn đại biểu Việt Nam trình diễn màn cổ động và giới thiệu quốc gia trên Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản 2024 (02-11-2024)
    Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ của Việt Nam và ba nước Trung Đông (01-11-2024)

Các bài viết cũ:
    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Giám đốc điều hành Công ty Warburg Pincus, Hoa Kỳ (10-11-2023)
    Mỹ tiếp tục công nhận Việt Nam không thao túng tiền tệ (08-11-2023)
    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Thủ hiến Bang Thuringia, Cộng hòa Liên bang Đức (07-11-2023)
    Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc (06-11-2023)
    Sắp diễn ra Ngày hội 'Thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào' (06-11-2023)
    Tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các địa phương của Việt Nam và Trung Quốc (04-11-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Hungary (02-11-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan dự Diễn đàn Kinh tế Xanh (02-11-2023)
    Việt Nam đạt cấp độ 6 về chỉ số tích hợp phát triển bưu chính (02-11-2023)
    Việt Nam - Mông Cổ hướng tới thiết lập khuôn khổ quan hệ mới (01-11-2023)
    Nữ sĩ quan 'mũ nồi xanh' được vinh danh Gương sáng pháp luật 2023 (01-11-2023)
    Việt Nam-Mông Cổ ký kết bản ghi nhớ về thương mại gạo bền vững (01-11-2023)
    Việt Nam - Mông Cổ nhất trí thúc đẩy mục tiêu nâng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương (01-11-2023)
    Chưa có người Việt thương vong do xung đột Israel - Hamas (26-10-2023)
    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Thụy Sĩ (26-10-2023)
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn John Swire&Sons (24-10-2023)
    Việt Nam tham dự Diễn đàn Cửa ngõ toàn cầu lần thứ nhất (23-10-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Thủ đô Riyadh của Vương quốc Saudi Arabia (18-10-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Việt Nam xác định không gian mới là kinh tế số (18-10-2023)
    Tổng Thư ký LHQ trông đợi Việt Nam đóng góp ngày càng lớn vào quản trị toàn cầu (18-10-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 157084559.