Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Ông Trump cảnh báo Thế chiến III bùng nổ vì chính quyền Tổng thống Biden
    Tin Việt Nam
Trao văn kiện thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Nổ súng gây thương vong gần trường đại học ở Tennessee (Mỹ)
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
37 phụ huynh đồng loạt nộp đơn yêu cầu Hiệu trưởng đuổi 1 học sinh
Nhiều người phỏng đoán, để toàn thể phụ huynh có sự đồng lòng như vậy thì em học sinh này hẳn đã phạm phải một sai lầm rất lớn.

Hiệu trưởng Wang của một trường Tiểu học trọng điểm ở Quý Dương (Trung Quốc) đã nhận được "đơn thỉnh cầu chung" từ 37 phụ huynh. Họ yêu cầu nhà trường đứng ra thuyết phục phụ huynh một học sinh 7 tuổi ở lớp số 3 cho con rời trường.

Điều gì đã xảy ra? Nhiều người phỏng đoán, để toàn thể phụ huynh có sự đồng lòng như vậy thì em học sinh này hẳn đã phạm phải một sai lầm rất lớn. "Cô bé đã ăn trộm à? Hay đánh đập và lăng mạ bạn cùng lớp? Hoặc em đã có một hành vi xấu, trái đạo đức nào đó?", một số ý kiến phỏng đoán.

Thật ra, căn nguyên của mọi mâu thuẫn nằm ở bài tập về nhà. Việc "đuổi học" là do cô bé không hoàn thành bài tập tiếng Trung.

Mâu thuẫn từ một bài tập về nhà

Một lần, cô bé không làm xong bài tập về nhà. Hiệu trưởng yêu cầu em lên văn phòng để chép phạt. Nhưng bé gái 7 tuổi này lại mắc bệnh hen suyễn, trưa hôm đó về nhà hơi mệt rồi phát ốm. Mẹ của em cho rằng gánh nặng học tập là nguyên nhân gây ra căn bệnh này nên đã gọi điện cho giáo viên để phàn nàn.

"Có quá nhiều bài tập về nhà đối với một đứa trẻ như vậy", chị nói. Câu trả lời của giáo viên rất bất ngờ: "Không chịu nổi thì chị có thể chuyển đi. Đừng đến trường chúng tôi nữa, đừng vào lớp tôi học".

Trước mâu thuẫn giữa hai bên, ngày hôm sau, 37 phụ huynh trong lớp đã tạo 1 nhóm nhỏ có tên Ủy ban Phụ huynh, không có mặt cha mẹ của bé gái. Họ mời giáo viên chủ nhiệm làm trưởng nhóm. Sau đó, các thành viên này liệt kê từng bằng chứng một về sự không hợp tác của phụ huynh nữ sinh 7 tuổi.

Cha mẹ của em đã "phá hỏng" không khí lớp học khi không cho con tham gia buổi lễ Đội Thiếu niên Tiền phong, ảnh hưởng đến danh dự của lớp; Gia đình không muốn mua quà cho giáo viên; Phản đối trẻ tăng cường bài tập sau giờ học và việc giáo viên phê bình trẻ; Quấy rối Hiệu trưởng trước đây và hiện tại thông qua WeChat và các cuộc điện thoại.

Nếu như lúc đầu chỉ là mâu thuẫn giữa phụ huynh và giáo viên thì sự xuất hiện của nhóm Ủy ban phụ huynh này khiến mọi chuyện nghiêm trọng hơn. Đáng nói, trong nhóm có cả Hiệu trưởng nhưng người này không hề lên tiếng.

Các thành viên trong nhóm đã kêu gọi tất cả phụ huynh cùng ký vào lá thư chung yêu cầu cha mẹ nữ sinh chuyển trường cho con. Lần kiến nghị chung đầu tiên không thành công.

Sau đó, có lần mẹ của em nữ sinh xin vào trường đón con nhưng nhà trường từ chối. Chị lo lắng con mình sẽ bị bắt nạt nên trèo qua cổng vào trường khiến xung đột càng thêm căng thẳng.

Ủy ban Phụ huynh viết một lá thư khác. Lần này, ngoại trừ mẹ của nữ sinh, chỉ có một phụ huynh trong lớp từ chối ký. Hai đơn kiến nghị được giao cho nhà trường, cô bé buộc phải nghỉ học. Một đứa trẻ 7 tuổi trở thành nạn nhân trong "cuộc chiến giáo dục".

Giáo viên đơn giản chỉ cần nói "Thể chất của mỗi đứa trẻ là khác nhau, từ nay tôi sẽ linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh bài tập về nhà. Cảm ơn tất cả các bạn" để có thể ổn định tình hình. Nhưng người thầy được phong danh hiệu "Giáo viên nổi tiếng cấp thành phố" này lại không nói gì.

Rõ ràng, Ủy ban Phụ huynh tồn tại để giải quyết những mâu thuẫn giữa cha mẹ và nhà trường. Tuy nhiên, họ đã thành lập một nhóm riêng để cô lập và chia rẽ mọi người.

Sau khi con nghỉ học, mẹ nữ sinh đã làm đơn trình báo lên cấp trên. Nội dung là Hiệu trưởng đã xúi giục ban phụ huynh thành lập nhóm riêng, nhận quà, cô lập học sinh. Không ai nhớ rằng nguyên nhân của mọi chuyện chỉ là bài tập tiếng Trung chưa làm xong mà thôi!

Chỉ vì dám "đi ngược đám đông"

Mẹ của nữ sinh nói trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông: Không đi theo đám đông mới là nguyên nhân thực sự khiến con bị đuổi học. Hầu hết phụ huynh trong lớp đều cảm thấy giáo viên nên giao nhiều bài tập về nhà. Trẻ sẽ viết suốt ba bốn tiếng đồng hồ mỗi đêm.

Thầy giáo nói: "Nếu điểm của con dưới 95 thì không được coi là xuất sắc". Phụ huynh rất đồng tình. Để con đạt điểm cao hơn, họ thậm chí còn công khai cho phép giáo viên dùng bạo lực với con mình trong nhóm phụ huynh.

Nhưng mẹ của cô bé cho rằng như vậy sẽ khiến con mình cảm thấy chỉ có điểm số mới mang lại cảm giác thành công. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến trẻ. Một Hiệu trưởng coi trọng nền giáo dục thiên về thi cử và một phụ huynh ủng hộ nền giáo dục hạnh phúc, chắc chắn sẽ xảy ra mâu thuẫn do triết lý giáo dục khác nhau.

Chị cũng phản đối việc các thành viên trong Ủy ban phụ huynh ra vào trường theo ý muốn, trong khi các phụ huynh khác chỉ có thể đợi bên ngoài khuôn viên; Chị cho rằng những đứa trẻ còn tuổi ăn tuổi chơi thì sức khỏe tốt và sự vui vẻ là điều quan trọng hơn điểm số...

Những sự phản đối này đã phá vỡ sự "bình yên" trong trường và làm tan vỡ kỳ vọng của phụ huynh về nền giáo dục trọng điểm số. Chị đã trở thành cái gai trong mắt giáo viên và phụ huynh khác.

Được biết, sau khi nhận đơn kiến nghị của phụ huynh này, Phòng Giáo dục thành phố Quý Dương phát hiện thầy giáo có những hành vi như nhận quà của Ban phụ huynh, đồng ý tham gia vào việc tẩy chay học sinh.

Theo đó, Phòng Giáo dục đã thông báo phê bình giáo viên trên toàn huyện, hủy danh hiệu "Giáo viên nổi tiếng cấp thành phố"...

Sự việc xảy ra năm 2021 nhưng hiện đang được các trang mạng Trung Quốc đăng tải lại nhân dịp đầu năm học.
DanQuyen.com (Theo phunuvietnam.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1 (13-10-2024)
    Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein (09-10-2024)
    Nobel Vật lý 2024 được trao cho 2 nhà nghiên cứu mạng lưới thần kinh nhân tạo (08-10-2024)
    Giành 24 Huy chương tại Olympic Toán và Khoa học Quốc tế, Việt Nam xếp thứ 2 toàn đoàn (06-10-2024)
    65% số nhà khoa học đầu ngành cả nước hiện đang sinh sống ở Hà Nội (30-09-2024)
    Những cặp anh em cùng giành huy chương Olympic quốc tế (20-09-2024)
    'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội (09-09-2024)
    Cơ hội nhận chuyến đi Hồng Kông từ cuộc thi HKU Vietnam Innovation (09-09-2024)
    Bộ Ngoại giao thông tin về hoạt động của trường Đại học Fulbright Việt Nam (26-08-2024)
    Vì sao thí sinh đạt 9,5 điểm/môn vẫn trượt đại học (19-08-2024)
    Môn phái độc đáo khi các cao thủ kiếm thuật đều mê âm nhạc (04-08-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tình yêu văn học (28-07-2024)
    Người đàn ông Nhật Bản chọn Việt Nam học thạc sĩ, nhận bằng ở tuổi 63 (21-07-2024)
    6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương, bằng khen tại Olympic Toán quốc tế 2024 (20-07-2024)
    Trải lòng của 2 thủ khoa khối C toàn quốc ở Nghệ An (17-07-2024)
    Học sinh Trường Ngô Sĩ Liên đạt giải vàng tại cuộc thi quốc tế năm 2024 (10-07-2024)
    Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT' (26-06-2024)
    Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024 (15-06-2024)
    Nhà văn Lý Lan trở thành nữ 'Hiệp sĩ Dế Mèn' đầu tiên (29-05-2024)
    'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện' (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Ông Tạ Minh Tuấn làm Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội (04-10-2023)
    Lớp học tiếng Anh cho trẻ em khó khăn tại chùa Diệu Pháp (29-09-2023)
    Vụ thu quỹ phụ huynh hơn 300 triệu đồng: Sở GD&ĐT Tp.HCM ra công văn chấn chỉnh (29-09-2023)
    Việt Nam có 6 cơ sở đào tạo trong bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024 của THE (28-09-2023)
    Bộ GD-ĐT tiếp tục đề nghị lùi lộ trình tăng học phí từ mầm non đến ĐH (18-09-2023)
    Lớp học 'gieo con chữ, gặt tình thương' (10-09-2023)
    Nam sinh lớp 11 giành huy chương vàng Olympic Tin học quốc tế (02-09-2023)
    Khẩn trương tuyển dụng giáo viên trước thềm năm học mới (24-08-2023)
    Cần công bằng giữa đại học công lập và ngoài công lập (15-08-2023)
    Xôn xao vụ phí trông học sinh ngoài giờ lên tới 500 ngàn đồng/buổi (13-08-2023)
    Hàng nghìn học sinh, sinh viên tham dự S-Race 2023 (12-08-2023)
    5 dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang thụt lùi trong học tập (12-08-2023)
    Lớp học xóa mù chữ ở miền biên viễn Nghệ An (29-07-2023)
    Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời (25-07-2023)
    Việt Nam đoạt 3 huy chương Vàng tại Olympic Hóa học Quốc tế (25-07-2023)
    Nam sinh 2 năm liên tục giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (12-07-2023)
    Vụ lùm xùm thi Genius Olympiad: Báo cáo việc thầy giáo đưa học sinh đi Mỹ thi (10-07-2023)
    Trường Đại học Điện lực công bố điểm chuẩn học bạ năm 2023 (06-07-2023)
    Ngày đầu thi tốt nghiệp THPT 2023: Cả nước có 13 thí sinh vi phạm quy chế, nghi lộ lọt đề thi Văn, Toán (28-06-2023)
    Gần 12.000 thí sinh chưa làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT 2023 (27-06-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156017850.