Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Vương quốc Anh gửi lượng lớn thiết bị quân sự 'sắp đem đi vứt' cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Thời tiết miền Bắc sắp đón tin vui
    Tin Cộng Đồng
National Asian Pacific Center On Aging
    Tin Hoa Kỳ
Tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Trump và phó Tổng thống Harris
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Điều khiến căng thẳng lại 'nóng lên' ở Nagorno-Karabakh
Bộ Quốc phòng Azerbaijan ngày 19/9 thông báo đã bắt đầu chiến dịch 'chống khủng bố' ở Nagorno-Karabakh. Cả Azerbaijan và Armenia đều tuyên bố chủ quyền với khu vực Nagorno-Karabakh sau khi Đế chế Nga suy tàn vào năm 1917. Từ đó đến nay, khu vực này vẫn là một điểm nóng căng thẳng.

Căn nguyên của tranh chấp

Khu vực miền núi không giáp biển Nagorno-Karabakh là nguyên nhân gây ra hai cuộc xung đột giữa các nước láng giềng trong ba thập niên qua, gần đây nhất là vào năm 2020.

Người Armenia gọi Nagorno-Karabakh là Artsakh. Lãnh thổ này được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, cư dân ở Nagorno-Karabakh chủ yếu là người dân tộc Armenia và có chính quyền riêng với liên hệ chặt chẽ với chính phủ Armenia. Armenia và các nước thành viên Liên hợp quốc chưa công nhận chính quyền này.

Người Armenia theo đạo Cơ đốc tự nhận có lịch sử thống trị lâu dài trong khu vực này. Trong khi đó cư dân Azerbaijan chủ yếu theo đạo Hồi, cũng gắn liền bản sắc lịch sử của mình với Nagorno-Karabakh. Họ cáo buộc người Armenia đã trục xuất người Azerbaijan sống gần đó vào những năm 1990. Do đó, người Azerbaijan muốn giành toàn quyền kiểm soát khu vực này, đồng thời đề nghị người dân tộc Armenia mang hộ chiếu Azerbaijan hoặc rời đi.

Cuộc chiến Nagorno-Karabakh đầu tiên

Dưới thời Liên Xô, Nagorno-Karabakh trở thành một khu tự trị thuộc nước cộng hòa Azerbaijan. Khi Liên Xô tan rã, Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất (1988-1994) nổ ra. Khoảng 30.000 người đã thiệt mạng và hơn một triệu người phải di dời. Azerbaijan mất một phần lãnh thổ của mình, trong khi người Armenia nắm quyền kiểm soát phần lớn Nagorno-Karabakh. Azerbaijan cam kết sẽ giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ.

Cuộc chiến 44 ngày năm 2020

Năm 2020, sau nhiều thập kỷ giao tranh, Azerbaijan bắt đầu một chiến dịch quân sự dẫn đến Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai. Azerbaijan nhanh chóng chọc thủng hàng phòng ngự của Armenia và giành chiến thắng trong cuộc chiến 44 ngày, kiểm soát một phần Nagorno-Karabakh.

Nga đã tham gia đàm phán về lệnh ngừng bắn. Theo thỏa thuận, Azerbaijan được trao toàn bộ lãnh thổ xung quanh Nagorno-Karabakh. Điều đó khiến người dân tộc Armenia ở Nagorno-Karabakh bị thu hẹp lãnh thổ. Armenia coi kết quả của cuộc chiến là một thảm họa.

Thỏa thuận ngừng bắn này còn quy định lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga sẽ được triển khai đến Nagorno-Karabakh để bảo vệ con đường duy nhất còn lại nối vùng đất này với Armenia có tên gọi Hành lang Lachin và xây dựng một tuyến đường mới dọc hành lang. Azerbaijan cam kết đảm bảo an toàn giao thông cả hai chiều dọc hành lang.

Căng thẳng leo thang

Căng thẳng gia tăng mạnh mẽ trong tháng này khi Armenia và Azerbaijan cáo buộc nhau tăng cường quân đội. Armenia phàn nàn rằng xung đột tại Ukraine đã khiến Nga xao lãng vai trò bảo đảm an ninh ở Ngoại Kavkaz

Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin Bộ Quốc phòng Azerbaijan ngày 19/9 tuyên bố bắt đầu chiến dịch chỉ vài giờ sau khi 4 binh sĩ và 2 người dân thường thiệt mạng trong các vụ nổ mìn ở vùng Nagorno-Karabakh đồng thời quy trách nhiệm cho lực lượng ly khai Armenia. Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết “các hành lang nhân đạo” đã được tạo ra để “sơ tán người dân khỏi vùng nguy hiểm”.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan đồng thời lên tiếng đề nghị "quân đội người dân tộc Armenia rút quân hoàn toàn" và giải tán chính quyền ở Stepanakert thuộc Nagorno-Karabakh.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu trên truyền hình cáo buộc: “Azerbaijan đã bắt đầu một chiến dịch trên bộ nhằm mục đích thanh lọc sắc tộc đối với người Armenia ở Nagorno-Karabakh". Ông nói thêm rằng quân đội Armenia không hiện diện trong khu vực và hiện tại “tình hình dọc toàn bộ biên giới của Armenia với Azerbaijan ổn định”.

Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Azerbaijan dừng "ngay lập tức" các hoạt động quân sự ở Nagorno-Karabakh. Ngày 19/9, Nga cho biết họ chỉ nhận được thông báo về hoạt động của Azerbaijan "vài phút" trước khi nước này triển khai chiến dịch.

Lãnh đạo lực lượng ly khai người dân tộc Armenia tại Nagorno Karabakh vào ngày 19/9 đã đề nghị ngừng bắn.

Các nhà phân tích cho rằng những vòng đàm phán liên tiếp, do EU, Mỹ và Nga làm trung gian, đã đưa hai bên đến gần hơn với một hiệp ước hòa bình lâu dài, nhưng thỏa thuận cuối cùng vẫn khó đạt được.
Vấn đề nhạy cảm nhất vẫn là tình trạng của 120.000 người dân tộc Armenia ở Nagorno-Karabakh, những người mà Armenia cho rằng quyền lợi và an ninh của họ phải được đảm bảo.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vương quốc Anh gửi lượng lớn thiết bị quân sự 'sắp đem đi vứt' cho Ukraine (12-09-2024)
    Tổng thống Zelensky: Nga phát động cuộc phản công ở khu vực biên giới Kursk (12-09-2024)
    Nếu ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, xung đột Nga-Ukraine sẽ đi về đâu? (12-09-2024)
    Bộ Quốc phòng Nga công bố con số tổn thất của Ukraine tại vùng Kursk (11-09-2024)
    Nga công phá Pokrovsk, từng bước xé phòng tuyến Ukraine (11-09-2024)
    Nga tuyên bố 'đáp trả thích đáng' nếu bị tấn công bằng ATACMS (11-09-2024)
    Nga vô hiệu hóa nhiều UAV hướng vào thủ đô Moskva (10-09-2024)
    Khủng hoảng Ukraine: NATO nhắc nhở Nga về UAV 'đi lạc' (09-09-2024)
    Điện Kremlin lần đầu lên tiếng về nguồn cung tên lửa đạn đạo từ Iran (09-09-2024)
    Tuyên bố mới của Ngoại trưởng Ba Lan về khả năng đánh chặn tên lửa Nga (08-09-2024)
    Hezbollah nã tên lửa vào căn cứ quân sự Israel; xả súng tại cửa khẩu Bờ Tây-Jordan (08-09-2024)
    Pháp có thủ tướng mới (05-09-2024)
    Quốc hội Ukraine phê chuẩn Bộ trưởng Ngoại giao mới (05-09-2024)
    Campuchia-Trung Quốc ký thỏa thuận các dự án hợp tác trong khuôn khổ Quỹ đặc biệt Mekong-Lan Thương (05-09-2024)
    Ông Putin tuyên bố ủng hộ bà Harris tranh cử chức tổng thống Mỹ với ông Trump (05-09-2024)
    Nhà Trắng: Nga đã di chuyển 90% chiến đấu cơ (05-09-2024)
    Ukraine tăng quân tới vùng Kursk, tướng Nga cảnh báo kết cục (05-09-2024)
    Miền Bắc Israel hứng đòn tập kích tên lửa dữ dội của Hezbollah (04-09-2024)
    Forbes: Nga tổn thất lớn nhất trong 24 giờ khi xuyên phá mặt trận vùng Donetsk? (04-09-2024)
    Ukraine sa lầy tại Kursk, ván bài mặc cả có nguy cơ bị xóa sổ (04-09-2024)

Các bài viết cũ:
    Điểm tin thế giới sáng 20/9: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nga, Đan Mạch tặng 45 xe tăng cho Ukraine, Mỹ-Thụy Sỹ huấn luyện trên không (19-09-2023)
    14 tàu đổ bộ Ukraine bị phá hủy khi đang trên đường tiếp cận Crimea (19-09-2023)
    Trung Quốc điều số máy bay quân sự kỷ lục áp sát đảo Đài Loan (18-09-2023)
    Điệp viên hàng đầu tiết lộ lý do Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga vẫn duy trì liên hệ với CIA (18-09-2023)
    Tiêm kích tàng hình F-35 rơi, Mỹ cuống cuồng tìm xác máy bay (18-09-2023)
    Trong 24 giờ, Trung Quốc điều 113 máy bay, tàu chiến tới xung quanh Đài Loan (18-09-2023)
    Số người trên 80 tuổi ở Nhật Bản chiếm hơn 10% dân số (18-09-2023)
    Nga tức tốc bảo vệ Tokmak trước nguy cơ Ukraine đánh trụ cột phòng tuyến thứ 2 (18-09-2023)
    Chủ tịch Triều Tiên khẳng định luôn sát cánh cùng Nga (13-09-2023)
    Quyết định mới của Tổng thống Ukraine Zelensky (13-09-2023)
    Ukraine phản hồi về thông tin LHQ bí mật đàm phán khôi phục thỏa thuận ngũ cốc với Nga (13-09-2023)
    Điện Kremlin xác nhận chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Triều Tiên (11-09-2023)
    Ukraine tuyên bố giành được giàn khoan dầu trên biển Đen từ Nga (11-09-2023)
    Tổng thống Pháp thăm Bangladesh, củng cố chiến lược Ấn Độ Dương-TBD (11-09-2023)
    Sudan: Không kích tại thủ đô Khartoum khiến ít nhất 40 người thiệt mạng (10-09-2023)
    Thủ tướng Nhật Bản sẽ cải tổ nội các sớm nhất vào ngày 13/9 (10-09-2023)
    Giao tranh ác liệt, Nga và Ukraine điều tiếp viện tới chảo lửa Robotyne (10-09-2023)
    Hong Kong (Trung Quốc) nỗ lực khắc phục thiệt hại do mưa bão (10-09-2023)
    Nga dồn quân về làng chiến lược ở miền nam, Ngoại trưởng Nhật thăm Ukraine (09-09-2023)
    Ngày đầu hội nghị G20: Liên minh châu Phi được mời gia nhập, Ấn Độ dùng tên khác (09-09-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155500587.