Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện hang động núi lửa mới tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
    Tin Thế Giới
Tìm cách thiết lập sự cân bằng với Trung Quốc, Bí thư Đối ngoại Ấn Độ thăm Bắc Kinh
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Czech, Thụy Sĩ
    Tin Cộng Đồng
31.000 người phải sơ tán do bùng phát đám cháy rừng mới tại Los Angeles
    Tin Hoa Kỳ
Nghi ngờ uẩn khúc, Hạ viện Mỹ lật lại hồ sơ điều tra vụ bạo loạn Điện Capitol
    Văn Nghệ
Bộ Văn hóa vinh danh 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Anh trai say hi'
    Điện Ảnh
Nam diễn viên Vbiz khiến vợ nhập viện hai lần sau khi cưới, nghe lý do mới bất ngờ
    Âm Nhạc
MC Anh Tuấn gây sốt
    Văn Học
Địa phương có nhiều học sinh giỏi quốc gia nhất năm 2025

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Các nước tiểu vùng sông Mekong cần phối hợp xử lý tội phạm mạng và buôn lậu
Tội phạm xuyên quốc gia là vấn đề nan giải và không chỉ gói gọn trong phạm vi biên giới tiểu vùng sông Mekong, do đó cần sự phối hợp đa phương để đối phó.

Tối 31-8 (giờ Việt Nam), Trung tâm Nghiên cứu Stimson (Mỹ) tổ chức buổi thảo luận trực tuyến công bố báo cáo kết quả phiên “Đối thoại chính sách kênh 1.5 Đối tác Mekong-Mỹ về chủ đề Buôn lậu và Tội phạm mạng" đã diễn ra hồi tháng 5.

Tội phạm gia tăng chóng mặt

Theo báo cáo, các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong khu vực sông Mekong ngày càng sử dụng nhiều nền tảng trực tuyến thực hiện nhiều hình thức lừa đảo và buôn lậu mới. Trong những năm gần đây, khu vực gần như bị khủng hoảng khi chứng kiến loạt vụ buôn người do các trung tâm lừa đảo có hang ổ ở Đông Nam Á thực hiện, với nạn nhân đến từ hơn 30 quốc gia cả trong lẫn ngoài khu vực.

Điều này tương đồng với báo cáo trước đó của Liên Hợp Quốc rằng nhiều người bị lừa bán đến các trung tâm tội phạm lừa đảo ở Đông Nam Á, và nạn nhân của các trung tâm lừa đảo nói trên có xuất thân chủ yếu từ các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, Nam Á, thậm chí từ châu Phi và các nước khu vực Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, theo Trung tâm Stimson, tỉ lệ nạn nhân của nạn buôn người để làm lao động cưỡng bức đã tăng gần gấp đôi từ năm 2018 đến năm 2020 tại khu vực.

Ngoài ra, tình trạng buôn lậu ma túy cũng ngày càng gia tăng ở các nước tiểu vùng sông Mekong, đặc biệt là sau sự kiện hồi tháng 2-2020 ở Myanmar. Theo Văn phòng Liên Hợp Quốc về Phòng chống Ma túy và Tội phạm (UNODC), việc sản xuất và buôn lậu ma túy đá (methamphetamine) đã tăng mạnh kể từ năm 2022.

Một vấn đề khác khiến nhiều nước đau đầu trong việc xử lý là vấn nạn buôn lậu động thực vật hoang dã. Theo báo cáo phiên Đối thoại, có rất nhiều chiến lược và kế hoạch hành động cấp quốc gia và khu vực nhằm giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã, chẳng hạn như Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN về Công ước CITES và Thực thi pháp luật về động thực vật hoang dã. CITES là công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp được ký kết tại Washington DC (Mỹ) vào năm 1973, còn được gọi là Công ước Washington.

Theo đó, các nhà tài trợ đã chi hàng trăm triệu USD cho các dự án chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và bảo vệ động vật hoang dã. Tuy nhiên, nhiều yếu tố – bao gồm mức độ nhận thức thấp, khả năng phát hiện và truy tố thấp, cũng như việc thực thi pháp luật yếu kém – đã hạn chế việc triển khai trên thực tế các nỗ lực nói trên. Kết quả là phần lớn các loài động vật hoang dã quý hiếm ở khu vực sông Mekong đã bị tuyệt chủng.

Sự phối hợp đa phương là then chốt

Trước tình hình trên, các chuyên gia đã đề xuất hợp tác đa quốc gia để đối phó loạt vấn đề từ tội phạm mạng đến các loại hình buôn lậu. Trước hết, các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế (chẳng hạn như Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế - Interpol) nên cung cấp các chương trình đào tạo về tội phạm mạng cho các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp hình sự trên khắp tiểu vùng sông Mekong. Mục đích của hoạt động này là giúp các cơ quan nói trên truy bắt đúng người, đúng tội, không oan sai, đặc biệt liên quan vấn đề phạm tội do bị cưỡng bức, ép buộc.

Ngoài ra, các nước trong khu vực nên tăng cường chia sẻ thông tin, dữ liệu, lập bản đồ để giúp các cơ quan thực thi pháp luật kịp thời nắm bắt sự bành trướng của tội phạm mạng xuyên quốc gia. Các cơ quan như Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), UNODC, Interpol,... cần đào tạo các đối tác ở khu vực Mekong trong việc tăng cường năng lực theo dõi dòng tiền nhằm truy vết hiệu quả hành vi buôn lậu, rửa tiền.

Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần xem xét tăng cường năng lực và nguồn lực cho chính quyền địa phương để chống lại mọi hình thức buôn người và hỗ trợ nạn nhân buôn người trong các đặc khu kinh tế. Các tổ chức lừa đảo và tổ chức tội phạm xuyên quốc gia thường cố tình hoạt động ở những khu vực mà chính quyền địa phương có thẩm quyền hạn chế, chẳng hạn như đặc khu kinh tế. Chính phủ các nước Mekong nên xem xét trao cho chính quyền địa phương tiếp cận tốt hơn các khu vực này, đặc biệt thẩm quyền thanh tra lao động.

Liên quan buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, các bên cần tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân không mua bán, sử dụng động thực vật hoang dã cho mục đích tín ngưỡng truyền thống. Các tín ngưỡng văn hóa lâu đời liên quan đến động vật hoang dã như việc sử dụng nguyên liệu động vật trong y học cổ truyền hoặc phóng sanh có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã.

Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nên hợp tác với các nhà lãnh đạo tôn giáo để giúp giáo dục công chúng về tác hại lâu dài của việc phóng sanh, giết hại hoặc hiến tặng động vật hoang dã. Các tổ chức giáo dục nên mở các chương trình giảng dạy y tế toàn diện và mang tính khoa học hơn về tầm quan trọng của việc bảo tồn động vật hoang dã và các lựa chọn thay thế hiện đại cho y học cổ truyền.

Tội phạm xuyên quốc gia là vấn đề nan giải và không chỉ nằm gói gọn trong phạm vi biên giới tiểu vùng sông Mekong, do đó cần sự phối hợp, chung tay của Mỹ và các tổ chức quốc tế để cùng đối phó vấn nạn này, ông Dan Caroll - Quyền Trưởng phòng châu Á của Cục Thực thi Pháp luật và Ma túy Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ chia sẻ tối 31-8.
DanQuyen.com (Theo plo.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (23-01-2025)
    Triệt phá đường dây rửa tiền hơn 30.000 tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay (22-01-2025)
    Xử phạt người đàn ông 5 triệu đồng vì kêu gọi phản đối Nghị định 168 (22-01-2025)
    Hai học sinh lớp 6 đạp xe từ Cần Thơ lên TP.HCM học múa lân, nửa đường quay lại vì... mệt (22-01-2025)
    Kỷ luật Phó Chủ tịch tỉnh Bình Phước Huỳnh Anh Minh (21-01-2025)
    Nhập lậu cả trứng cá, hàu giống, heo thải giá rẻ…về Việt Nam tiêu thụ (21-01-2025)
    Muốn về quê ăn Tết, nhiều hành khách phải bỏ cả chục triệu đồng mua vé (19-01-2025)
    Bộ Tài chính trả lời cử tri về bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc (19-01-2025)
    Vụ 4 người tử vong ở Phú Xuyên: Bắt tạm giam kẻ sát hại mẹ, vợ và 2 con (19-01-2025)
    Thủ tướng đề nghị công ty mẹ Home Credit mở rộng hoạt động ở Việt Nam (19-01-2025)
    Bắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà Nội (18-01-2025)
    Những thay đổi khi đi Metro số 1 dịp Tết Ất Tỵ người dân cần biết (18-01-2025)
    Đàn cá heo xuất hiện tại biển Phú Quốc, du khách thích thú (15-01-2025)
    Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn An (15-01-2025)
    Nhiều người sập bẫy 'cò' làm sổ đỏ (15-01-2025)
    Vụ Đại Ninh: Cựu bộ trưởng Mai Tiến Dũng, cựu bí thư Trần Đức Quận ngày mai 16-1 hầu tòa (15-01-2025)
    24 giờ nghẹt thở truy vết nghi phạm bắt cóc bé gái 4 tuổi ở Hải Phòng (14-01-2025)
    Cơn mưa giờ tan tầm khiến tuyến giao thông sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng (14-01-2025)
    Chủ tịch xã buôn ma túy nói gì khi được hỏi 'sao giàu thế', vỏ bọc cực kỳ hoàn hảo (14-01-2025)
    Nghe điện thoại trưởng phòng cảnh sát hình sự giả, cụ bà ở Hà Nội mất 2,3 tỷ (14-01-2025)

Các bài viết cũ:
    Thu giữ lượng lớn bánh trung thu trứng muối tan chảy gây sốt thị trường (01-09-2023)
    Hà Nội: 4 người trong gia đình tử vong bất thường (01-09-2023)
    Điều tra vụ bé gái 9 tuổi bị điện giật tử vong ở bãi biển Nhơn Lý (01-09-2023)
    Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bệnh viện Bạch Mai không để người bệnh phải ra ngoài tự mua thuốc (01-09-2023)
    Làm từ thiện cũng cần tuân thủ pháp luật (01-09-2023)
    Tử hình kẻ vì hận tình phóng hỏa khu trọ làm người phụ nữ mang thai tử vong (31-08-2023)
    Khởi công 3 gói thầu chính xây dựng sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất (31-08-2023)
    Vụ tranh chấp 'đất vàng' phố Bà Triệu: Luật sư tập sự lĩnh án vì 'bắt tay' đại gia làm cam kết giả (31-08-2023)
    Cháy tiệm sửa xe ở Phan Thiết, ít nhất 1 người chết, 4 người đang cấp cứu (31-08-2023)
    Vụ phát hiện thi thể nguyên Chủ tịch huyện trong bụi cây: Nhận định nguyên nhân ban đầu (31-08-2023)
    Hà Tĩnh: Đang làm rõ nghi vấn nữ sinh lớp 8 bị đánh hội đồng liên tiếp trong 3 ngày (31-08-2023)
    Test nhanh ma túy cho 120 tài xế ở Bến xe Củ Chi (30-08-2023)
    Điều tra dấu hiệu tội phạm của nhóm 'Bông hồng đen' tự ý lấy mẫu máu học sinh (30-08-2023)
    VKSND tối cao thông báo về việc truy tố 4 bị can bỏ trốn (30-08-2023)
    Đồng Nai: Làm rõ thông tin Chủ tịch phường đi massage trong giờ làm (30-08-2023)
    Bình Dương: Cả dãy trọ rung chuyển sau tiếng nổ lớn, một thanh niên tri hô cầu cứu (30-08-2023)
    Chưa nhận bằng tốt nghiệp, 300 vị trí việc làm đã chờ sẵn học viên Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam (29-08-2023)
    Vụ đoàn xe phân khối lớn 'xé gió' cao tốc, tông CSGT bị thương: Tạm giữ 17 phương tiện (27-08-2023)
    Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả vụ tai nạn hầm lò (27-08-2023)
    Nhận 200.000 USD từ Việt Á, vì sao cựu bộ trưởng Chu Ngọc Anh thoát tội nhận hối lộ? (26-08-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Ban Mai Bình Yên


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 158612111.