Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Toàn cảnh lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc và những tác động sâu rộng
    Tin Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản
    Tin Cộng Đồng
NATIONAL ASIAN PACIFIC CENTER ON AGING
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Xôn xao vụ phí trông học sinh ngoài giờ lên tới 500 ngàn đồng/buổi
Hết chuyện lo học phí tăng, các khoản thu 'không tên' đầu năm, phụ huynh mới đây còn đau đầu vì một vấn đề mới: Tiền trông con ngoài giờ.

Thông thường, ở các trường tiểu học, giờ ra về của học sinh sẽ là 16h hoặc 16h30. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng sắp xếp được công việc để có thể đến trường đón con đúng khoảng thời gian này. Muốn đón con đúng giờ, nhiều người phải “ăn gian” giờ làm việc hoặc thuê dịch vụ đưa đón. Có người không yên tâm giao phó cho dịch vụ ngoài nên gửi lại con cho nhà trường trông ngoài giờ... Từ đây cũng nảy sinh một vấn đề mới: Chi phí bao nhiêu thì hợp lý?

Mới đây, một phụ huynh có con đang học một trường tiểu học tư thục ở Hà Nội cũng đau đầu với vấn đề này. Chị cho biết, tính chất công việc của công ty chị là tan làm lúc 18h, lấy được xe ra khỏi hầm đã 18h15 phút, đến trường đón được con là 18h30. Vì vậy, chị có dự định gửi con cho nhà trường.

Tuy nhiên, khi tham khảo mức phí được nhà trường đưa ra, bà mẹ này có phần bất ngờ vì quá cao. Cụ thể, nhà trường thu đến 500 ngàn đồng/buổi trông muộn sau 18h. Trong khi, chị tham khảo các trường khác thì ngay cả trường mầm non cũng chỉ tính sau 6h là 30 ngàn đồng/giờ.

"Mình thấy chính sách này rất thiếu tôn trọng và áp đặt đối với phụ huynh mà không có sự thống nhất với gia đình. Mình đã phản đối nhưng trường vẫn áp đặt phụ huynh phải theo. Bó tay luôn", bà mẹ này bức xúc.


Chị cũng cho biết thêm, mình đã phản ánh là nếu trường đưa ra chính sách này thì sẽ có nhiều gia đình dặn con sau 18h thì ra ngoài cổng trường đợi bố mẹ. Như vậy thì sự an toàn của các con như thế nào? Lúc đó trường có trách nhiệm ra sao? Nhưng mọi sự phản đối đều rơi vào hư không.

Khi bà mẹ này chia sẻ sự việc, rất nhiều phụ huynh vào bình luận đồng tình rằng mức phí này là quá cao. Đi cùng đó, nhiều người kể những vất vả khi giờ tan học của con "lệch" múi giờ tan sở của cha mẹ, đồng thời hiến kế phụ huynh xem có giáo viên nào của lớp con có thể hỗ trợ đưa con về nhà để mẹ qua nhà cô đón. Bố mẹ có thể trả thêm phí cho cô hợp lý là được.

Mức phí 500 ngàn đồng/buổi là để gia đình có trách nhiệm hơn với con cái?

Phần đông cho rằng, mới nghe qua có thể thấy một buổi trông muộn 500 ngàn đồng là quá cao. Tuy nhiên, theo như thông báo mà bà mẹ này đính kèm, đây chỉ là mức phí trách nhiệm phát sinh khi bố mẹ đón quá giờ trông trả muộn học sinh.

Theo đó, nhà trường có giờ trông trả muộn học sinh từ 17h đến 18h, thứ hai đến thứ sáu. Bên cạnh đó, trường có 2 mức phí khác nhau: Đóng theo tháng là 500 ngàn đồng/tháng (phụ huynh đóng từ đầu tháng); Đóng theo ngày: Mức phí là 50 ngàn đồng/buổi. Sau 18h05 mức phí sẽ là 500 ngàn đồng/buổi.

Một ý kiến cho rằng, nhà trường chỉ trông muộn đến 18h, mẹ lại để con mình đến 18h15 thì 500 ngàn đồng là để mẹ có trách nhiệm với thời gian của mẹ và của các thầy cô trông muộn. Còn lại mức phí theo tháng là 500 nghìn/tháng là hợp lý.

"Mình thấy trường nói rõ trong thông báo giờ trông muộn là từ 17-18h, điều đó có nghĩa là: Ngoài 18h không cung cấp dịch vụ nữa. Nếu không đưa phí 500 ngàn đồng vào đây mà chỉ nói mỗi "giờ trông muộn là từ 17-18h" thì đảm bảo sẽ đầy phụ huynh sẽ không có ý thức đón con trước 6h vì nghĩ "chẳng làm sao". Khi đó, giáo viên trông muộn mặc định phải chờ phụ huynh đến mới được về mà không có 1 chế tài nào. Tình trạng này dẫn đến quy định không thực hiện được”, một phụ huynh bày tỏ ý kiến.

"16h15 tan học, đã trông miễn phí đến 17h, trường có thông báo rõ ràng thì phụ huynh cứ thế mà làm theo, mình chọn trường cho con, cũng đã đọc thông báo, ký cam kết rồi, sao có thể bắt trường theo giờ giấc công việc của mình được. Mình thấy trường đưa ra chi phí như thế chỉ là để hạn chế phụ huynh đón con muộn thôi chứ trường làm giàu gì được từ mấy buổi trông muộn đâu”, một phụ huynh khác cho hay.

Giáo viên cần được nghỉ ngơi sau 12 tiếng ở trường

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng cho rằng, họ ủng hộ phương án nhà trường đưa ra vì những đứa trẻ và giáo viên cần được nghỉ ngơi sau 12 tiếng ở trường. Mỗi giáo viên cũng là một phụ huynh, cũng vào giờ quy định trả trẻ đó, các cô cũng phải đảm nhận vai trò phụ huynh đi đón trẻ.

Hầu hết phụ huynh 8h-8h30-9h vào làm nhưng trường học thì giáo viên 7h kém, 7h, muộn lắm là 7h30 phải có mặt ở trường, gần 12 tiếng "chiến đấu". Không thể bắt các cô ở lại từ 18h-19h hay 20h, 21h với mức phí 30 ngàn đồng/giờ được.

"Bạn thử nghĩ theo góc nhìn khác xem. Công ty bạn 18h được tan làm nhưng các cô 18h vẫn chưa được về vì để trông thêm học sinh. Mà nếu trả thêm các cô có 30 ngàn đồng/giờ thì chỉ hơn những bạn học sinh, sinh viên đi làm part-time có mấy nghìn đồng.

Chưa kể các con thường phải đi học sớm (như con nhà mình là phải có mặt ở trường trong khoảng từ 7h-7h30) thì sau 18h các con mới được bố mẹ đón về cũng tội lắm. Cứ bảo 1-2 cô trông chung, biết là thêm được tí thu nhập đấy nhưng con cô ở nhà cũng mong mẹ mà. Như mình nếu chọn công việc lương cao hơn nhưng về muộn hơn là mình cũng không nhận rồi. Ai cũng có sự ưu tiên cả", một phụ huynh bình luận.

Nhiều người cho rằng, nếu không khắc phục được thì chuyển trường là phương án hợp lý hơn cho bà mẹ này. Không phải chỉ có 1 trường duy nhất để học nên ngoài chất lượng chương trình học nên cân nhắc thêm sự phù hợp với mình và với con cái. Hoặc bố mẹ cho con đi xe tuyến, thuê người đón. Nếu được, mẹ cố gắng xin công ty về trước 30 phút, sáng sẽ đi làm sớm hơn hoặc giảm giờ nghỉ trưa.

Cũng có ý kiến nhận định, thay vì đưa ra mức giá "không tưởng" trông muộn sau 18h thế này thì trường nên đưa thông báo "Không nhận trông muộn sau 18h" sẽ khiến phụ huynh bớt ức chế hơn. Lúc này, phụ huynh sẽ phải tự tìm nhiều cách khác. Ở Việt Nam, giờ tan làm của các bố mẹ đi làm đều là 17h30, nên việc đến trường tầm 18h-18h30 mới đón được con là hết sức bình thường. Không phải ai cũng được tan làm sớm để sắp xếp tới trường con đúng giờ. Nhà trường cần hiểu cái khó của phụ huynh.

Một phụ huynh có con đang học tại chính ngôi trường này cho biết, chính sách này của trường đã có từ trước đến nay, và phụ huynh trong trường đều ngầm hiểu trường làm thế là để các con được về nhà sớm hơn, nghỉ ngơi sau 1 ngày học tập dài, các cô cũng được nghỉ để tái tạo năng lượng và hiệu quả lao động cho ngày hôm sau.

"Mình có con học tại trường. Tính cả hồi mầm non và bây giờ con mình lớp 3, mình trải nghiệm thấy Ban sáng lập trường, thầy cô rất cầu thị và tâm huyết, họ nói thật làm thật không "làm màu".

Trông 1 đứa trẻ hay 10 đứa trẻ nhà trường vẫn phải vận hành 1 phòng trông muộn với đầy đủ đèn, điều hòa, giáo viên, giờ muộn chắc cũng chỉ còn 1-2 bạn là cùng thế thì 500 ngàn đồng/buổi là đúng rồi, 1 cô kèm 1 cháu cơ mà", vị phụ huynh nói.

Hiện vụ việc vẫn đang khiến các bậc phụ huynh tranh luận sôi nổi.
DanQuyen.com (Theo phunuvietnam.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội (04-12-2024)
    Khánh Hòa: Nuôi cơm trưa, uống sữa miễn phí để ngăn học trò miền núi bỏ học (20-11-2024)
    Ba thay đổi lớn trong đề thi tham khảo môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2025 (04-11-2024)
    Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1 (13-10-2024)
    Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein (09-10-2024)
    Nobel Vật lý 2024 được trao cho 2 nhà nghiên cứu mạng lưới thần kinh nhân tạo (08-10-2024)
    Giành 24 Huy chương tại Olympic Toán và Khoa học Quốc tế, Việt Nam xếp thứ 2 toàn đoàn (06-10-2024)
    65% số nhà khoa học đầu ngành cả nước hiện đang sinh sống ở Hà Nội (30-09-2024)
    Những cặp anh em cùng giành huy chương Olympic quốc tế (20-09-2024)
    'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội (09-09-2024)
    Cơ hội nhận chuyến đi Hồng Kông từ cuộc thi HKU Vietnam Innovation (09-09-2024)
    Bộ Ngoại giao thông tin về hoạt động của trường Đại học Fulbright Việt Nam (26-08-2024)
    Vì sao thí sinh đạt 9,5 điểm/môn vẫn trượt đại học (19-08-2024)
    Môn phái độc đáo khi các cao thủ kiếm thuật đều mê âm nhạc (04-08-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tình yêu văn học (28-07-2024)
    Người đàn ông Nhật Bản chọn Việt Nam học thạc sĩ, nhận bằng ở tuổi 63 (21-07-2024)
    6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương, bằng khen tại Olympic Toán quốc tế 2024 (20-07-2024)
    Trải lòng của 2 thủ khoa khối C toàn quốc ở Nghệ An (17-07-2024)
    Học sinh Trường Ngô Sĩ Liên đạt giải vàng tại cuộc thi quốc tế năm 2024 (10-07-2024)
    Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT' (26-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Hàng nghìn học sinh, sinh viên tham dự S-Race 2023 (12-08-2023)
    5 dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang thụt lùi trong học tập (12-08-2023)
    Lớp học xóa mù chữ ở miền biên viễn Nghệ An (29-07-2023)
    Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời (25-07-2023)
    Việt Nam đoạt 3 huy chương Vàng tại Olympic Hóa học Quốc tế (25-07-2023)
    Nam sinh 2 năm liên tục giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (12-07-2023)
    Vụ lùm xùm thi Genius Olympiad: Báo cáo việc thầy giáo đưa học sinh đi Mỹ thi (10-07-2023)
    Trường Đại học Điện lực công bố điểm chuẩn học bạ năm 2023 (06-07-2023)
    Ngày đầu thi tốt nghiệp THPT 2023: Cả nước có 13 thí sinh vi phạm quy chế, nghi lộ lọt đề thi Văn, Toán (28-06-2023)
    Gần 12.000 thí sinh chưa làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT 2023 (27-06-2023)
    Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023: Thí sinh được phép mang đồng hồ đeo tay cơ vào phòng thi (27-06-2023)
    Thủ khoa lớp 10: Đặt mục tiêu đậu chuyên Lê Hồng Phong với 29,3 điểm từ cuối năm lớp 8 (21-06-2023)
    Chuẩn bị xét xử 2 cựu giáo viên trong vụ lộ đề thi năm 2021 (18-06-2023)
    Đôi bạn cùng lớp trường huyện... giành thủ khoa trường chuyên Hà Tĩnh (18-06-2023)
    12 học sinh liên quan đến lộ đề thi môn tiếng Anh ở Kon Tum (17-06-2023)
    Điểm chuẩn vào lớp 10 trường chuyên Sư phạm năm 2023 (14-06-2023)
    Sở GD&ĐT Hà Nội giải thích về sơ xuất trong thang điểm môn Vật lý chuyên (12-06-2023)
    Hà Nội: Hàng chục thí sinh hiểu nhầm đề thi Toán do mực in mờ (11-06-2023)
    Nam sinh chuyên Sư phạm giành vòng nguyệt quế tuần Olympia (11-06-2023)
    Giáo viên dự báo phổ điểm môn tiếng Anh thi vào 10 tại Hà Nội sẽ thấp hơn năm trước (10-06-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156997207.