Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc
    Tin Thế Giới
Tổng thống Nga gặp cựu chỉ huy Wagner bàn về xung đột ở Ukraine
    Tin Việt Nam
Trao Kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Đánh bom ở Pakistan, hơn 100 người thương vong
    Tin Hoa Kỳ
Được trả tự do sau gần 30 năm ngồi tù oan ở California
    Văn Nghệ
'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu?
    Điện Ảnh
Hiệu trưởng Dumbledore của 'Harry Potter' qua đời
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Lớp học tiếng Anh cho trẻ em khó khăn tại chùa Diệu Pháp

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Đại biểu Quốc hội: Nợ xấu như 'cục máu đông' làm tắc nghẽn nguồn vốn
Chiều 5/6, thảo luận tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu để nợ xấu sẽ thành 'cục máu đông' gây tắc nghẽn nguồn vốn, ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Dự thảo Luật cần sớm được thông qua

Thảo luận tổ về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, đối với quy định về biện pháp can thiệp sớm, nếu áp dụng sớm làm cho hoạt động của các tổ chức tín dụng có nguy cơ khó khăn hơn vì bất cứ động thái nào của ngân hàng nhà nước đều có tác động rất lớn, gây hệ lụy lớn, người gửi tiền chỉ nghe phong thanh là rút tiền hàng loạt. Vì thế cần hạn chế, ngăn chặn trước giai đoạn đó chứ không nên can thiệp sớm.

Đối với vấn đề xử lý nợ xấu và truy thu tài sản, đại biểu bày tỏ: Có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng tài sản đưa vào Luật là không công bằng, tạo ra thiên vị nào đó cho tổ chức tín dụng, nhưng chúng ta không đặt vấn đề là tổ chức tín dụng đơn thuần mà là hoạt động của tổ chức trung gian tài chính, chuyển nơi dư vốn sang nơi có nhu cầu vốn. Nếu để nợ xấu sẽ thành "cục máu đông" gây tắc nghẽn vốn, ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Việc truy thu tài sản không hoàn toàn sai luật vì trong quan hệ dân sự có quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của cá nhân trong đó có quyền thỏa thuận: Có vay là có trả. Khi người vay cam kết trả nợ, đưa cả tài sản có nghĩa là hoàn toàn bằng ý chí chấp nhận vay chi tiêu hoặc làm dự án, nếu vay không có tiền trả phải đưa tài sản đảm bảo đã cam kết để trả cho ngân hàng.

Cho rằng không nên để đến 3 kỳ mới thông qua Luật Các tổ chức tín dụng, đại biểu Phạm Đức Ấn nhấn mạnh: Luật các tổ chức tín dụng là luật chuyên ngành đã qua kiểm tra thực tiễn lớn, nội dung sửa đổi không quá nhiều, không phải do chất lượng soạn thảo mà do quan điểm chấp nhận hay không. Đại biểu cho rằng, với ý kiến của các đại biểu, cùng với sự tiếp thu của Chính phủ và vẫn còn thời gian, vì vậy dự thảo Luật cần sớm được thông qua ở kỳ lấy ý kiến thứ 2 vào kỳ họp sắp tới của Quốc hội.

Tăng cường chuyển đổi số

Về đối tượng của dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, không nên chỉ dừng lại ở các tổ chức tín dụng truyền thống mà cần mở rộng phạm vi đối tượng đến các hoạt động của Fintech.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, những tổ chức Fintech đang phát triển rất mạnh, thay thế nhiều tín dụng nhỏ. "Nếu phát triển Fintech tốt, đưa vào thể chế thì sẽ giải quyết được nhu cầu vay vốn của người lao động. Người lao động thường có nhu cầu vay ít, vay nhanh nhưng các ngân hàng truyền thống không làm được. Nếu làm tốt Fintech thì sẽ giải quyết được nhu cầu này, tạo sự lành mạnh, khả năng khai thác tối đa các nguồn lực nhỏ"- đại biểu nói.

Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đề nghị, tăng cường nội dung chuyển đổi số đối với lĩnh vực này. Đại biểu phân tích, nếu như trước kia phải ngồi chờ báo cáo hàng ngày thì Ngân hàng Nhà nước mới biết các tổ chức hoạt động ra sao nhưng nay nếu thực hiện chuyển đổi số tốt trong hệ thống ngân hàng thì bất kể hoạt động tài chính nào phát sinh, từ tiền gửi vào ngân hàng đến tiền xuất ra của 1 tổ chức tín dụng nào đó thì ngay lập tức hệ thống kiểm soát ngân hàng trung ương sẽ phát hiện ra. Và như vậy sẽ thấy được nguy cơ tổ chức tín dụng nào có thể mất khả năng thanh khoản hoặc có hiện tượng dùng các dòng tiền không cân đối giữa gửi ngắn hạn với vay dài hạn.

Hiện dự thảo Luật có rất ít nội dung đề cập đến vấn đề này. Phải tập trung nhiều nội dung điều chỉnh hơn nữa vào ngân hàng số chuyển sang giao dịch điện tử. Đặc biệt phải tăng cường công cụ kiểm soát hệ thống tín dụng bằng hệ thống giao dịch kiểm soát điện tử. Phải đưa bằng được chuyển đổi số vào lĩnh vực này, nếu làm được việc này sẽ không để đến mức xảy ra mới cứu chữa như trong dự thảo đề cập.

Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức tín dụng

Thảo luận ở tổ về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho hay, hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng rất quan trọng trong nền kinh tế. Thời gian qua đã xảy ra những “cú sốc” trong nền kinh tế, như khủng hoảng về tài chính năm 2008 – 2009 dẫn đến nhiều ngân hàng trên thế giới phá sản, đổ vỡ; hay gần đây, với tác động bởi đại dịch Covid-19 và xung đột giữa Nga và Ukraine khiến một số ngân hàng lớn trên thế giới cũng gặp khó khăn.

Nhìn lại ở trong nước, hệ thống tổ chức tín dụng chúng ta cũng có vấn đề nhưng chúng ta đã có giải pháp ổn định. Mặc dù còn gặp những khó khăn, nhưng chúng ta đánh giá cao bộ luật mà trước đây chúng ta thông qua: Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Sau đó, chúng ta sửa đổi bộ luật vào năm 2017 cũng góp phần đảm bảo được an ninh hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của hệ thống tổ chức tín dụng và nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát trong 8 năm qua, chúng ta đã kiểm soát lạm phát rất tốt.

Một trong những tồn tại mà doanh nghiệp hiện nay đang rất bức xúc, đó là mặt bằng lãi suất của chúng ta còn rất cao. Cho nên hệ thống ngân hàng cần phải tiếp tục kéo giảm lãi suất và đây là điều rất cần thiết, phải có sửa đổi lần này. Về mặt cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, chúng ta đã có Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng yêu cầu phải tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế; và các quy định pháp luật khác.

Đề cập dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định, dự luật sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức tín dụng liên quan đến khâu quản trị, điều hành, liên quan đến quyền cổ đông, hạn chế thao túng hoạt động tổ chức tín dụng, hoàn thiện quy định dịch vụ ngân hàng qua giao dịch điện tử và ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0…

Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn tỉnh Điện Biên) góp ý, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chỉ có một quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và về cơ bản nội dung không có gì thay đổi so với quy định tại Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010. Quy định này cũng không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động của ngành ngân hàng hiện nay, đã xuất hiện nhiều dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ngân hàng số do các tổ chức tín dụng phối hợp với các công ty fintech cung cấp.

Từ đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ và cơ quan soạn thảo dự luật bổ sung quy định về ngân hàng số tại Dự thảo Luật này: “Khuyến khích ứng dụng công nghệ thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ tham gia phát triển các hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam”.

Ngoài ra, đại biểu Tạ Thị Yên góp ý thêm một vấn đề khác mà Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chưa đề cập, đó là xóa bỏ tín dụng đen. Để giải quyết bài toán này, cần ứng dụng công nghệ, phát triển ngân hàng số, cho phép xử lý giao dịch với số lượng lớn trong thời gian ngắn, giảm chi phí giao dịch.

Trong khi đó, nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng rất quan trọng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng (Đoàn tỉnh Sóc Trăng) cho rằng, hệ thống các tổ chức tín dụng của một đất nước là “mạch máu” của nền kinh tế; vì vậy, việc đảm bảo an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng rất quan trọng…
DanQuyen.com (Theo kinhtedothi.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cổ phiếu 'họ' Vin bất ngờ tỏa sáng (29-09-2023)
    Ninh Thuận thông tin việc lấy gần 12 ha vườn quốc gia Núi Chúa làm dự án nghỉ dưỡng (29-09-2023)
    Đưa sai phạm trong giao đất tại sân bay Nha Trang ra khỏi diện theo dõi (29-09-2023)
    Giá vàng hôm nay 29/9/2023: Giá vàng thất thế, đồng USD lên ngôi, vàng SJC đi ngược đường, nên bán cắt lỗ hay săn giá hời? (28-09-2023)
    Người Trung Quốc lựa chọn các kỳ nghỉ trong nước do khó khăn kinh tế (28-09-2023)
    Bài học từ 10kg bòn bon bị Iceland cảnh báo (27-09-2023)
    Xuất khẩu thủy sản trở lại 'đường đua' tăng trưởng (27-09-2023)
    Hơn 340 triệu USD nâng cấp 3 tuyến quốc lộ nối Việt Nam-Lào-Trung Quốc (26-09-2023)
    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 27/9 (26-09-2023)
    Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là thành viên chính thức của WFE (26-09-2023)
    SSI: NHNN 'hút' tiền qua kênh tín phiếu không đồng nghĩa với đảo chiều chính sách tiền tệ (25-09-2023)
    'Thảm họa' đến gần vì một lệnh cấm vận Nga của EU sắp có hiệu lực (25-09-2023)
    Nga lộ nguồn lợi nhuận chính sau dầu mỏ và khí đốt: Vững vàng vị thế số 1 toàn cầu (23-09-2023)
    Giá vàng hôm nay 22/9/2023: Giá vàng thế giới chao đảo, trong nước giảm sâu, áp lực bán mạnh, nên mua vào? (21-09-2023)
    Chứng khoán ngày 20/9: VN-Index trở lại mạnh mẽ (20-09-2023)
    Đồng Nai: Yêu cầu 4 công ty FDI tạm ngưng hợp tác với cơ sở vi phạm (20-09-2023)
    Giá tiêu hôm nay 21/9/2023, Việt Nam xuất khẩu 92% sản lượng, tin vui từ một 'vựa tiêu' ở Đông Nam Bộ (20-09-2023)
    Giá vàng hôm nay 21/9/2023: Giá vàng nhẫn 'phi nước đại', thế giới 'rón rén' đi lên, chưa hết khó (20-09-2023)
    Cô gái đầu tiên ở bản đi du học châu Âu, giúp bà con bán nông sản, tạo sinh kế cho cộng đồng (19-09-2023)
    Chủ tịch Quốc hội muốn tìm câu trả lời vì sao dệt may Việt Nam 'thua' Bangladesh (19-09-2023)

Các bài viết cũ:
    Liên tiếp 'ra tay' với sản lượng dầu, mục đích thật sự của OPEC+ là gì? Hé lộ điều Saudi Arabia có thể làm (05-06-2023)
    Nhiều phi công Vietnam Airlines nghỉ việc (05-06-2023)
    Giá tiêu hôm nay 6/6/2023, thị trường 'dè dặt' đi lên, nặng nỗi lo về hụt nguồn cung, liệu có biến động mạnh? (05-06-2023)
    Giá vàng hôm nay 6/6/2023: Giá vàng trượt dốc, kim loại quý suy yếu, lợi thế vùng an toàn lung lay, vàng SJC 'một mình một chợ' (05-06-2023)
    Giá tiêu hôm nay 5/6/2023, tiêu Việt xuất khẩu giảm giá mạnh, lượng nhập từ Brazil tăng hơn 60% (04-06-2023)
    BVSC: Lợi nhuận Thế Giới Di Động có thể giảm 80% năm nay (02-06-2023)
    Hơn 800 triệu cây xanh bị đốn hạ vì cơn khát thịt bò của thế giới (02-06-2023)
    Nga ngừng bơm khí đốt qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ trong 1 tuần (02-06-2023)
    Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp Bình Định và Osaka (Nhật Bản) (01-06-2023)
    Mỹ bắt đầu nhận hậu quả vì đóng băng tài sản của Nga (01-06-2023)
    Australia không muốn 'bỏ hết trứng vào một rỏ' Trung Quốc (31-05-2023)
    Các tỷ phú trên thế giới đang nghèo hơn (31-05-2023)
    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói gì về quy chuẩn có thể khiến hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa (31-05-2023)
    Tận dụng 'lỗ hổng' mùa vụ để đẩy mạnh vải Việt sang Trung Quốc (31-05-2023)
    Giá tiêu hôm nay 1/6/2023, nguồn cung ngày càng thu hẹp, thị phần tiêu Việt trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm (31-05-2023)
    Tập trung ưu tiên xây dựng Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội (31-05-2023)
    Lý do NHNN giảm lãi suất điều hành 3 lần liên tiếp từ đầu năm (29-05-2023)
    Phố Wall mất niềm tin vào việc Fed giảm lãi suất (29-05-2023)
    Thúc đẩy hợp tác địa phương, xúc tiến đầu tư và kết nối giao thương Việt – Hàn (29-05-2023)
    Việt Nam dần trở thành thị trường lớn cho các doanh nghiệp bán dẫn Hàn Quốc (29-05-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Nhà mưa


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149147173.