Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Vương quốc Anh gửi lượng lớn thiết bị quân sự 'sắp đem đi vứt' cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Thời tiết miền Bắc sắp đón tin vui
    Tin Cộng Đồng
National Asian Pacific Center On Aging
    Tin Hoa Kỳ
Tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Trump và phó Tổng thống Harris
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Việt Nam thúc đẩy Nghị quyết yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế cho ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang cho biết, việc tham gia xây dựng Nghị quyết này cũng khẳng định mạnh mẽ quan điểm của Việt Nam là việc giải quyết các vấn đề toàn cầu phải có cách tiếp cận toàn cầu, trên cơ sở coi trọng hợp tác đa phương, coi trọng vai trò của các thể chế đa phương, và nhất là trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

Phóng viên (PV): Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vừa thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế đưa ra ý kiến tư vấn đối với vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH). Xin Đại sứ cho biết nội dung chính và ý nghĩa của Nghị quyết này?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Tòa án công lý quốc tế là một trong các cơ quan chính của LHQ, thực hiện hai chức năng chính là giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và đưa ra ý kiến tư vấn về khía cạnh pháp lý của nhiều vấn đề được quốc tế hết sức quan tâm. Đại hội đồng (ĐHĐ) và Hội đồng Bảo an (HĐBA) có thẩm quyền yêu cầu Tòa án công lý quốc tế đưa ra ý kiến tư vấn đối với bất kỳ vấn đề pháp lý nào, trong đó có biến đổi khí hậu, còn các cơ quan khác của LHQ chỉ được đề nghị Tòa cho ý kiến pháp lý đối với những vấn đề thuộc phạm vi chức năng hoạt động của mình. Trong gần 80 năm hoạt động, ICJ đã nhiều lượt đưa ra ý kiến tư vấn, như về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập…

Với Nghị quyết này, Đại hội đồng yêu cầu Tòa án công lý làm rõ hai vấn đề liên quan BĐKH. Một là, xác định nghĩa vụ của các quốc gia theo luật pháp quốc tế nói chung và các công ước quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu nói riêng như Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Thỏa thuận Paris, Công ước LHQ về Luật biển…,nhất là liên quan việc bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính do các hoạt động của con người gây ra. Hai là, trên cơ sở các nghĩa vụ đó, ĐHĐ LHQ đề nghị Tòa xác định trách nhiệm pháp lý của các quốc gia đã gây ra phát thải lớn và dẫn tới những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với các nước khác, cũng như đối với thế hệ hiện tại và tương lai.

Thực tế là cộng đồng quốc tế đã có những cơ chế quan trọng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu như UNFCCC, Thỏa thuận Paris nêu trên. Tuy nhiên, nhiều quy định trong các thỏa thuận này còn chưa thực sự cụ thể, dẫn tới việc các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu của các quốc gia còn chưa được như mong muốn. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp như chúng ta thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nhiều mục tiêu chung của quốc tế khó có thể đạt được.

Vì vậy, nếu ý kiến tư vấn của ICJ đưa ra làm rõ hơn được trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia, cộng đồng quốc tế sẽ có thêm nhiều cơ sở để đưa ra những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong thời gian tới, góp phần giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu cũng như giúp các quốc gia thích ứng tốt hơn.

Với những nội hàm và ý nghĩa quan trọng đó, đây sẽ có thể là một trong những ý kiến tư vấn quan trọng nhất, sâu rộng nhất mà ICJ đưa ra.

PV: Được biết trách nhiệm đối với hệ quả BĐKH là một vấn đề rất phức tạp và đã từng là nguyên nhân chính khiến nhiều hội nghị quốc tế về môi trường, biến đổi khí hậu không được như mong đợi, thậm chí không đạt thỏa thuận. Đại sứ cho biết ý nghĩa của việc Nghị quyết nói trên được thông qua bằng đồng thuận?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Chúng ta biết rằng không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều các hội nghị quốc tế lớn thời gian qua về biến đổi khí hậu đều gặp nhiều khó khăn. Điều đó là do những cam kết về biến đổi khí hậu can hệ trực tiếp tới tồn vong của nhiều quốc gia, tới mô hình, đường lối, mức độ phát triển của tuyệt đại đa số các nước. Việc xử lý thỏa đáng giữa yêu cầu chống biến đổi khí hậu và bảo đảm tăng trưởng, phát triển sẽ tác động trực tiếp tới tương lai các nước nói chung cũng như khả năng phát triển của nhiều lĩnh vực then chốt. Ý kiến tư vấn của ICJ về trách nhiệm, nghĩa vụ của các nước sẽ có thể tác động rất lớn đến nhiều nước, nhất là các nước, các ngành, các lĩnh vực gây xả thải lớn.

Chính vì vậy, việc Nghị quyết được 193 nước thành viên LHQ thông qua bằng đồng thuận, trong đó có 132 nước đồng bảo trợ là đặc biệt có ý nghĩa.

Thứ nhất, điều này cho thấy những hậu quả to lớn của biến đổi khí hậu cũng như tính cấp thiết rất rõ ràng của việc cần khẩn cấp tăng cường ứng phó biến đổi khí hậu.

Thứ hai, tính cấp thiết đó đã lớn tới mức thu hút quan tâm quốc tế rộng rãi, khiến rất nhiều nước vốn có thể nhạy cảm với những nội dung mà ICJ có thể đưa ra trong ý kiến tư vấn dù đã phải rất cân nhắc song cuối cùng cũng quyết định ủng hộ.

Thứ ba, việc Nghị quyết được thông qua bằng đồng thuận cho thấy những ưu điểm của cách tiếp cận đa phương, đề cao luật pháp quốc tế, coi trọng tham vấn, đối thoại giữa các quốc gia. Vanuatu và nhóm các quốc gia nòng cốt đã tiến hành quá trình thương lượng cởi mở, tích cực,với đại diện tất cả các nhóm khu vực địa lý, đồng thời khéo léo tranh thủ các hình thức quảng bá, thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế, tất cả các nước thành viên LHQ cũng như báo giới, các nhà hoạt động xã hội trong lĩnh vực BĐKH.

Với kết quả này, việc thông qua Nghị quyết cho thấy cộng đồng quốc tế có thể và đã sẵn sàng hơn trong việc cùng hành động mạnh mẽ nhằm ứng phó với BĐKH.

PV: Xin Đại sứ cho biết cụ thể thêm về sự tham gia của Việt Nam đối với Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng này?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam tham gia tích cực ngay từ đầu trong việc cùng Vanuatu thúc đẩy sáng kiến này. Chúng ta là một trong 5 thành viên đầu tiên của Nhóm các quốc gia nòng cốt. Ta đã tích cực tham gia trong quá trình xây dựng nội dung dự thảo Nghị quyết thông qua với gần 50 cuộc họp của Nhóm từ tháng 9/2022 tới nay, cũng như trong ba vòng tham vấn chính thức với toàn bộ các nước thành viên LHQ cùng nhiều cuộc tiếp xúc không chính thức khác.

Nhiều góp ý của ta được đưa vào Nghị quyết, trong đó có việc đưa nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng khác biệt”, đề cập các tác động của BĐKH đối với các nước đang phát triển, các nước dễ bị tổn thương, các sáng kiến của ta đề xuất tại Hội đồng Nhân quyền về BĐKH… Đóng góp của ta giúp nội dung Nghị quyết cân bằng, toàn diện hơn, giúp làm rõ phần câu hỏi pháp lý là nội dung quan trọng nhất, được bạn bè ủng hộ và đánh giá cao.

Ta cũng đã tích cực tham gia điều hành các phiên tham vấn, vận động các thành viên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các nước đối tác/bạn bè thân thiết khác ủng hộ/đồng bảo trợ Nghị quyết, góp phần vào thành công chung của việc thông qua Nghị quyết ngày hôm nay.

PV: Việc tham gia xây dựng Nghị quyết này có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Do vị trị địa lý đặc thù cùng đường bờ biển dài hơn 3.000 km, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng nhất của BĐKH, đặc biệt là từ vấn đề nước biển dâng. Ví dụ, theo một số nghiên cứu, nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 20-30 triệu người dân. Chính vì vậy, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách toàn diện, quyết liệt nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó có việc tham gia vào nỗ lực chung của cộng động quốc tế.

Trong bối cảnh đó, việc tích cực tham gia Nhóm nòng cốt xây dựng Nghị quyết giúp đề cao các chính sách và nỗ lực tích cực của Việt Nam về ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm cam kết giảm phát thải ròng về mức bằng 0 vào năm 2050, cũng như vai trò tích cực của Việt Nam trong các cơ chế, diễn đàn quốc tế về biến đổi khí hậu, góp phần chung cùng các nước tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề này, từ đó tranh thủ thêm hỗ trợ của quốc tế đối với các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu của ta. Lâu dài hơn, việc ICJ đưa ra ý kiến tư vấn có khả năng giúp có thêm những biện pháp, nguồn lực mạnh hơn cho ứng phó biến đổi khí hậu, vừa giúp giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu, vừa giúp thúc đẩy hỗ trợ trực tiếp cho các nước đang phát triển như Việt Nam trong ứng phó ở cấp độ quốc gia.

Việc tham gia xây dựng Nghị quyết này cũng khẳng định mạnh mẽ quan điểm của Việt Nam là việc giải quyết các vấn đề toàn cầu phải có cách tiếp cận toàn cầu, trên cơ sở coi trọng hợp tác đa phương, coi trọng vai trò của các thể chế đa phương, và nhất là trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

Phóng viên: Xin cảm ơn Đại sứ!

Nhóm nòng cốt là một hình thức các nước thành viên LHQ chia sẻ quan điểm, phối hợp hành động về các quan tâm chung. Nhóm nòng cốt về việc xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về BĐKH bao gồm 18 nước, đại diện cho tất cả các khu vực địa lý (Angola, Antigua&Barbuda, Bangladesh, Costa Rica, Micronesia, Liechtenstein, Đức, Ma-rốc, Mozambique, New Zealand, Bồ Đào Nha, Romania, Samoa, Sierra Leone, Singapore, Uganda, Vanuatu, Việt Nam).
DanQuyen.com (Theo dangcongsan.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    National Asian Pacific Center On Aging (12-09-2024)
    Úc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu đô la Úc, lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đã đến Hà Nội (11-09-2024)
    Hoa Kỳ hỗ trợ 1 triệu USD để Việt Nam khắc phục thiệt hại do bão YAGI (11-09-2024)
    Úc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu đô la Úc, lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đã đến Hà Nội (11-09-2024)
    Đài Truyền Hình Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai (11-09-2024)
    Người Việt Nam tại Nhật Bản ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (11-09-2024)
    Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi (05-09-2024)
    Thuế độc thân có thể khiến nhiều người châu Âu cảm thấy bị cô lập và kỳ thị? (02-09-2024)
    Gần 500 kiều bào tham dự tiệc chào mừng Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư (21-08-2024)
    Cộng đồng người Việt tại Nhật Bản chuẩn bị trước nguy cơ siêu động đất (12-08-2024)
    Bảo đảm an toàn cho người lao động tại khu vực động đất tại Nhật Bản (12-08-2024)
    Lễ khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Nga (12-08-2024)
    Rơi máy bay ở Brazil: Tìm thấy toàn bộ 62 thi thể, đang phân tích hộp đen (11-08-2024)
    Biểu tình tại Anh có nguy cơ tiếp diễn trong những ngày tới (08-08-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Liban khuyến cáo công dân rời khỏi Liban (08-08-2024)
    Việt Nam khuyến cáo công dân về tình hình tại Bangladesh (07-08-2024)
    Bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan (27-07-2024)
    Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: ASEAN tự cường, kết nối và vươn tầm rộng lớn (27-07-2024)
    'ASEAN là trọng tâm của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ' (27-07-2024)
    Tai nạn máy bay tại Nepal: Phi công sống sót thần kỳ (25-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Bộ Công an khuyến cáo rủi ro khi xách hộ hàng hóa tại sân bay (25-03-2023)
    Mỹ, Canada đạt thỏa thuận hạn chế người xin tị nạn (24-03-2023)
    Hãy Về Để Thấy Niềm Vui (23-03-2023)
    Thêm 5 ca nhiễm virus Marburg tử vong (22-03-2023)
    Chính thức đề xuất tăng thời hạn miễn thị thực từ 15 ngày lên 30 ngày (15-03-2023)
    Hồi chuông báo động sau vụ nữ du khách Nhật Bản bị quấy rối tập thể (15-03-2023)
    Nhật Bản có kế hoạch sơ tán người dân khỏi sóng thần bằng ô tô (11-03-2023)
    Hành động bị cấm ở công viên Nhật Bản (11-03-2023)
    Ngày hội Xuân Yêu Thương cùng Mục sư Franklin Graham tại TP.HCM (10-03-2023)
    Máy bay trực thăng cấp cứu y tế chở 5 người bị mất tích ở Philippines (01-03-2023)
    Tiếp tục xảy ra động đất mạnh rung chuyển miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ (27-02-2023)
    Hàng chục thi thể dạt vào khu nghỉ mát nổi tiếng ở Italia (26-02-2023)
    Người thứ 5 trên thế giới được chữa khỏi HIV (21-02-2023)
    Cảm xúc vỡ òa của người lính Việt Nam khi cứu sống nạn nhân động đất (19-02-2023)
    Cựu cầu thủ Chelsea qua đời sau trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ (18-02-2023)
    Philippines: Máy bay mất tích không lâu sau khi cất cánh (18-02-2023)
    Thêm kỳ tích giải cứu nạn nhân 248 giờ sau động đất (16-02-2023)
    Báo cáo điều tra sơ bộ về vụ rơi máy bay ở Nepal làm 71 người chết (15-02-2023)
    Chia sẻ, động viên cộng đồng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ (14-02-2023)
    Học sinh Nhật Bản bị cấm mặc áo khoác trong mùa đông (14-02-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155500021.