Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC !
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Khắp nơi nắng nóng, du khách rủ nhau tới Fansipan giải nhiệt
    Tin Thế Giới
Nga nói đã có thương vong trong vụ vỡ đập Novaya Kakhovka
    Tin Việt Nam
Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ trong khắc phục hậu quả chiến tranh
    Tin Cộng Đồng
Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn
    Tin Hoa Kỳ
Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ
    Văn Nghệ
Hoa hậu Du lịch châu Á hài lòng với cuộc sống đơn giản
    Điện Ảnh
Brad Pitt tố Angelina Jolie cố tình trả thù
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ Nhật Bản gây bất ngờ khi hát opera bằng Tiếng Việt
    Văn Học
Học để sống hay học để chết?' - Câu hỏi từ nữ tiến sĩ khiến nhiều cha mẹ giật mình

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Bùng nổ nhiên liệu sinh học có thể khiến dầu ăn thiếu hụt trên toàn cầu
Nhu cầu nhiên liệu sinh học sử dụng cho các phương tiện như xe tải và máy bay đang bùng nổ trên toàn cầu, có nguy cơ gây ra tình trạng thiếu hụt dầu thực vật, sử dụng để nấu ăn và chế biến thực phẩm. Vấn đề này đang đốt nóng cuộc tranh luận ưu tiên dầu ăn cho thực phẩm hay nhiên liệu.

Từ Mỹ cho đến Brazil và Indonesia, các chính phủ đang tăng cường sử dụng năng lượng từ thực vật như dầu đậu nành hoặc dầu hạt cải để hạn chế tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và cắt giảm khí thải nhà kính. Chính sách này mở ra cơ hội tăng trưởng cho dầu thực vật, đặc biệt là dầu cọ, một thành phần phổ biến sử dụng cho các sản phẩm như bột bánh pizza, mì ăn liền, sô cô la và dầu gội đầu.

Nhu cầu tăng cao đến mức các nhà sản xuất đang săn lùng dầu ăn đã qua sử dụng và cặn dầu cọ để làm nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học.

Nhưng nhu cầu này đang đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung. Hạn hán nghiêm trọng tàn phá hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Argentina, nước xuất khẩu dầu đậu nành hàng đầu thế giới. Ở châu Âu, việc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu có độc tính với ong làm hạn chế sản lượng dầu ăn từ cây cải dầu vốn phụ thuộc vào loài ong để thụ phấn. Trong khi đó, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã cắt giảm dầu hướng dương xuất khẩu từ hai nước này.

Theo Thomas Mielke, Giám đốc điều hành của Oil World, có trụ sở tại Hamburg (Đức), với tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thực vật dự kiến chậm lại, cơn bùng nổ nhu cầu nhiên liệu sinh học có thể đẩy thị trường toàn cầu vào tình trạng thiếu hụt dầu ăn trong nửa cuối năm nay.

Mielke cho biết, nhiên liệu sinh học chiếm thị phần lớn trong thị trường dầu thực vật nhưng chỉ là một phần nhỏ trong thị trường năng lượng. Ông lo ngại các mục tiêu nhiên liệu sinh học tham vọng vượt quá khả năng đáp ứng của thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Mỹ, châu Âu, Brazil và Indonesia đóng góp hầu hết mức tăng trưởng tiêu thụ nhiên liệu diesel sinh học, dầu diesel tái tạo và nhiên liệu sinh học cho máy bay. Mỹ sử dụng hỗn hợp các nguyên liệu như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ động vật để sản xuất nhiên liệu sinh học. Indonesia chủ yếu sử dụng dầu cọ để sản xuất dầu diesel sinh học, trong khi Brazil sử dụng dầu đậu nành.

Nhu cầu nhiên liệu sinh học cao sẽ mang lại lợi ích cho dầu cọ, một sản phẩm bị châu Âu giám sát trong những năm gần đây trong bối cảnh có nhiều báo cáo về nạn phá rừng và sử dụng lao động cưỡng bức để sản xuất dầu cọ. Theo James Fry, Chủ tịch của công ty tư vấn nông nghiệp LMC International, thị trường dầu cọ có thể không đáp ứng kịp nhu cầu nhiên liệu sinh học. Sản lượng dầu cọ ở Indonesia và Malaysia, chiếm 85% nguồn cung thế giới, đang chững lại do chậm trồng thay thế những cây cọ dầu già cỗi và kém năng suất cũng như thời tiết bất lợi.

Dorab Mistry, một thương nhân kỳ cựu trong ngành dầu cọ, cho rằng mối đe dọa đối với nguồn cung, đặc biệt là từ biến đổi khí hậu, sẽ đẩy giá nông sản lên cao và kìm hãm nỗ lực chuyển đổi thực phẩm thành nhiên liệu của thế giới.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo nhu cầu ngày càng tăng đối với nhiên liệu sinh học và tình trạng khủng hoảng nguyên liệu thô sắp xảy ra, nếu không được giải quyết, sẽ làm suy yếu tiềm năng đóng góp của nhiên liệu sinh học cho nỗ lực khử carbon toàn cầu.

Theo Thomas Mielke, các mục tiêu về nhiên liệu sinh học phải linh hoạt và và sẵn sàng điều chỉnh trong trường hợp nguồn cung dầu thực vật bị sốc.

Năm ngoái, cuộc xung đột Nga- Ukraine đã làm gián đoạn thương mại dầu hướng dương toàn cầu và thúc đẩy nhu cầu dầu cọ và dầu đậu nành, đẩy giá của chúng lên mức cao kỷ lục. Ngay cả khi đó, hầu hết các nước không nới lỏng chính sách nhiên liệu sinh học, dẫn đến người dân, chủ yếu từ các nước đang phát triển, phải hạn chế sử dụng dầu ăn vì giá đắt đỏ và thiếu nguồn cung.

Mielke nói: “Trong thời kỳ thiếu hụt nguồn cung, các hạn chế nhu cầu dầu thực vật không nên chỉ đặt lên người tiêu dùng thực phẩm. Đây là một bài học mà chúng ta phải rút ra từ tình trạng nguồn cung căng thẳng vào năm ngoái”.
DanQuyen.com (Theo thesaigontimes.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ hoàn thuế VAT, doanh nghiệp gỗ tiếp tục kiến nghị (08-06-2023)
    Thúc đẩy giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển vùng dân tộc, miền núi (07-06-2023)
    Nội bộ có liên quan Novaland lại bị bán giải chấp cổ phiếu (07-06-2023)
    Chính phủ yêu cầu giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô trong nước từ 1/7 (07-06-2023)
    Đề xuất dùng ngân sách hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp ở nông thôn (07-06-2023)
    Saudi Arabia mua hàng triệu thùng dầu diesel của Nga (06-06-2023)
    Đại biểu Quốc hội: Nợ xấu như 'cục máu đông' làm tắc nghẽn nguồn vốn (05-06-2023)
    Liên tiếp 'ra tay' với sản lượng dầu, mục đích thật sự của OPEC+ là gì? Hé lộ điều Saudi Arabia có thể làm (05-06-2023)
    Nhiều phi công Vietnam Airlines nghỉ việc (05-06-2023)
    Giá tiêu hôm nay 6/6/2023, thị trường 'dè dặt' đi lên, nặng nỗi lo về hụt nguồn cung, liệu có biến động mạnh? (05-06-2023)
    Giá vàng hôm nay 6/6/2023: Giá vàng trượt dốc, kim loại quý suy yếu, lợi thế vùng an toàn lung lay, vàng SJC 'một mình một chợ' (05-06-2023)
    Giá tiêu hôm nay 5/6/2023, tiêu Việt xuất khẩu giảm giá mạnh, lượng nhập từ Brazil tăng hơn 60% (04-06-2023)
    BVSC: Lợi nhuận Thế Giới Di Động có thể giảm 80% năm nay (02-06-2023)
    Hơn 800 triệu cây xanh bị đốn hạ vì cơn khát thịt bò của thế giới (02-06-2023)
    Nga ngừng bơm khí đốt qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ trong 1 tuần (02-06-2023)
    Tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp Bình Định và Osaka (Nhật Bản) (01-06-2023)
    Mỹ bắt đầu nhận hậu quả vì đóng băng tài sản của Nga (01-06-2023)
    Australia không muốn 'bỏ hết trứng vào một rỏ' Trung Quốc (31-05-2023)
    Các tỷ phú trên thế giới đang nghèo hơn (31-05-2023)
    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói gì về quy chuẩn có thể khiến hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa (31-05-2023)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số doanh nhân tỷ đô năm 2022 (23-03-2023)
    Logistics trong thời đại công nghệ 4.0 (Kỳ 1) (22-03-2023)
    Ấn Độ chi 'khủng' cho các sân bay, đặt mục tiêu thành 'cường quốc' hàng không (20-03-2023)
    Dầu thế giới tiếp tục trượt dốc, giá xăng trong nước sắp giảm? (20-03-2023)
    Giới đầu tư bấn loạn trước 'drama' của ngành ngân hàng (20-03-2023)
    Thụy Sỹ chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp tiếp quản ngân hàng Credit Suisse (19-03-2023)
    TỔNG THUẬT: Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2023 (19-03-2023)
    Khách sạn ở Nhật Bản khát nhân sự (18-03-2023)
    Vụ khách hàng tố bị 'bốc hơi' gần 47 tỉ trong tài khoản: Thông tin bất ngờ từ phía ngân hàng (18-03-2023)
    VinaCapital: Vấn đề của SVB hay Credit Suisse không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam (18-03-2023)
    Bộ trưởng Mỹ lạc quan về hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng (16-03-2023)
    Nghỉ việc nhưng sợ không có tiền nên lại phải đi làm thêm (16-03-2023)
    Hàn Quốc xây dựng trung tâm sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới trị giá 230 tỷ USD (15-03-2023)
    Cổ phiếu ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ xuống thấp kỷ lục (15-03-2023)
    Ngân hàng Mỹ phá sản, nỗi lo sợ khủng hoảng đẩy giá vàng tăng mạnh (11-03-2023)
    Chuyên gia: Dòng tiền trú ẩn an toàn có xu hướng đổ vào vàng (11-03-2023)
    Nhân viên công nghệ tuyệt vọng tìm việc mới (10-03-2023)
    Kinh tế Nga sau một năm chìm trong lệnh trừng phạt (01-03-2023)
    Chủ tịch HĐQT ROS được bầu làm Tổng giám đốc FLC (01-03-2023)
    Ưu tiên các ngành kinh tế xanh hơn, hiệu quả hơn khai thác khoáng sản (01-03-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Những đứa trẻ thiếu mẹ


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 147656953.