Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc
    Tin Thế Giới
Lãnh đạo lâm thời Hạ viện đòi bà Pelosi nhường văn phòng, ông Trump được đề cử
    Tin Việt Nam
Trao Kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Du khách Việt mệt lả tháo chạy khỏi vụ xả súng giữa trung tâm Bangkok
    Tin Hoa Kỳ
Vụ bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Nội bộ Cộng hòa rối loạn, ông Trump lên tiếng
    Văn Nghệ
'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu?
    Điện Ảnh
Nam diễn viên Trịnh Tuyển Hy bị bắt
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Ông Tạ Minh Tuấn làm Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Indonesia tìm cách hóa giải 'cơn khát' bác sĩ chuyên khoa
Trước tình trạng thiếu bác sĩ chuyên khoa, chính quyền Indonesia – quốc gia có số dân đông dân nhất Đông Nam Á - đã đưa ra một số giải pháp, gồm củng cố khung pháp lý, để giải quyết 'bài toán' nan giải này.

Thực trạng “báo động”

Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết, Indonesia cần thêm hàng nghìn bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là các bác sĩ tim mạch, sản khoa và bác sĩ làm việc ở những khu vực nằm ngoài đảo Java. Dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy Indonesia có khoảng 1 bác sĩ phục vụ 1.000 người dân, trong khi tỷ lệ ở các nước phát triển là 3 bác sĩ trên 1.000 dân. Điều kiện lý tưởng là 1 bác sĩ tim mạch phục vụ 100.000 dân, song Indonesia chỉ có hơn 1.480 bác sĩ tim mạch nên tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 1 bác sĩ tim mạch trên 250.000 dân, thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế trong nước.

Nguyên nhân chính của tình trạng "khát" bác sĩ chuyên khoa là hệ thống đào tạo bác sĩ chưa đầy đủ và còn bất cập; sự phân bố bác sĩ chuyên khoa không đồng đều giữa các vùng miền và các cơ sở y tế; chế độ lương thưởng cho nhân viên y tế còn hạn chế.... Học phí theo học chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa ở Indonesia bị cho là khá đắt đỏ, trong khi sinh viên y khoa phải tự chi trả chi phí sinh hoạt hàng ngày, cũng như chi phí tham gia các cuộc hội thảo, đào tạo nâng cao kiến thức chuyên ngành ở ngoại tỉnh. Chỉ tiêu giảng viên và sinh viên y khoa cũng hạn hẹp. Hành trình học khá gian nan song sau khi tốt nghiệp, nhiều bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ nội trú không nhận được thêm lương thưởng, dù họ có khi làm việc liên tục 48 giờ mỗi tuần.

Theo thống kê của Hội đồng Y khoa Indonesia, tính tới cuối năm 2022, trên đảo Java – đảo lớn nhất Indonesia – tập trung hơn 34.700 bác sĩ chuyên khoa, đạt tỷ lệ 22 chuyên gia y tế cho mỗi 100.000 dân cư. Trong khi đó, chỉ có 615 bác sĩ chuyên khoa ở tỉnh quần đảo Maluku và Papua, tương đương tỷ lệ 7 bác sĩ/100.000 dân.

Việc thiếu hụt bác sĩ chuyên khoa khiến chất lượng các dịch vụ y tế ở một số khu vực của Indonesia chưa đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của người dân. Tại một số bệnh viện ngoài đảo Java, hàng dài bệnh nhân xếp hàng chờ khám bệnh. Một số bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân vì thiếu bác sĩ tim mạch, X-quang, bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ đa khoa, nội khoa… Có nơi một bác sĩ tim mạch phải phục vụ khoảng 10 – 15 bệnh nhân mỗi ngày, gây ra áp lực và sự mệt mỏi cho người làm y tế.

Tại tỉnh Aceh, truyền thông địa phương nêu câu chuyện một học sinh lớp 6 cứ 10 ngày lại dùng xích lô đưa cha mình đến một bệnh viện cách nhà khoảng 160km, do nơi sinh sống thiếu cơ sở y tế và bác sĩ chuyên môn.

Sự thiếu hụt bác sĩ chuyên khoa còn dẫn tới sự cố chết người. Năm 2018, một bác sĩ khoa sản tại bệnh viện đa khoa ở Bắc Sumatra đã bị sa thải vì sơ suất trong quá trình chăm sóc, dẫn tới cái chết của 1 sản phụ và 1 trẻ sơ sinh. Người nhà bệnh nhân cáo buộc không có bác sĩ nào xuất hiện, không có xe cấp cứu khi sức khỏe bệnh nhân yếu đi. Ban điều hành bệnh viện thừa nhận họ chỉ có 2 bác sĩ sản khoa. Theo thống kê của Bộ Y tế Indonesia, nước này còn thiếu khoảng hơn 3.900 bác sĩ sản phụ khoa. Đáng tiếc, cứ trong 100.000 ca sinh nở ở Indonesia thì có 300 ca sản phụ tử vong. Trong khi đó, chương trình giáo dục y tế chuyên khoa (PPDS) hiện hành của Indonesia phải mất trung bình ít nhất 36 năm để đào tạo đủ nhu cầu bác sĩ sản khoa.

Hóa giải “bài toán” thiếu hụt

Giữa tháng 2/2023, Hạ viện Indonesia đã thông qua Dự luật Omnibus về chăm sóc sức khỏe. Dù còn tranh cãi, chính phủ Indonesia cho rằng luật mới giúp Indonesia giải quyết những thách thức trong hệ thống y tế, đồng thời gia tăng triển khai 6 trụ cột chuyển đổi hệ thống y tế sau đại dịch, gồm cải thiện dịch vụ y tế công, tái cấu trúc các bệnh viện toàn quốc, phát triển nguồn nhân lực y tế tương xứng, phát triển các chương trình y tế, cải thiện hệ thống tài chính y tế…Trong 6 trụ cột này, nhiều vấn đề quan trọng cần tăng cường khuôn khổ pháp lý như chất lượng và sự phân bổ bác sĩ tại Indonesia.

Nhằm thu hút hơn các bác sĩ chuyên khoa, Bộ Y tế Indonesia cam kết tăng chỉ tiêu học bổng trong nước và quốc tế. Trước đây chỉ có 200 đến 300 suất học bổng. Từ năm 2022, con số này tăng lên 1.500 suất mỗi năm. Bộ Y tế Indonesia cũng thúc đẩy giáo dục y tế chuyên khoa ngay tại các bệnh viện, thay vào việc chỉ dựa vào các trường đại học như trước. Theo Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin, khái niệm “giáo dục chuyên khoa ở bệnh viện” là một hệ thống mới giúp tăng số lượng và phân bố đồng đều hơn bác sĩ chuyên khoa ở tất cả các tỉnh, thành phố của Indonesia. Khái niệm này cũng cho phép áp dụng hệ thống trả lương cho các học viên tham gia chương trình PPDS. Ví dụ điển hình là Bệnh viện tim mạch Harapan Kita ở Tây Jakarta được phát triển như một cơ sở đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng cho các bác sĩ tim mạch, phẫu thuật trên khắp Indonesia.

Một nỗ lực khác là việc thiết lập Hệ thống y tế hàn lâm (AHS), cho phép ngày càng nhiều bác sĩ có thể tham gia các chương trình đào tạo y tế chuyên khoa ở các bệnh viện kiêm trường học. Thông qua AHS, các bác sĩ còn có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp nước ngoài. Việc bổ sung hệ thống này theo kế hoạch của chính phủ Indonesia ước tính sẽ cắt giảm thời gian cần thiết để đáp ứng nhu cầu bác sĩ chuyên khoa xuống còn 6 đến 8 năm.

Cùng với việc tăng số lượng bác sĩ, ngành y tế Indonesia chú trọng nâng cao chất lượng nhân viên y tế chuyên khoa. Chuỗi sự kiện thường niên của Hiệp hội can thiệp tim mạch Indonesia (PIKI) gồm các hội thảo, hội nghị chuyên đề, triển lãm…được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện kiến thức, tay nghề cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên về tim mạch. Bộ Y tế Indonesia đặt mục tiêu tất cả bệnh viện ở Indonesia sẽ có khả năng điều trị bệnh tim, đột quỵ và ung thư vào năm 2024.

Về chế độ đãi ngộ, Bộ trưởng Y tế Indonesia khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính và chính quyền các địa phương để đảm bảo tiền lương của các bác sĩ được trả đầy đủ.

Trải qua đại dịch Covid-19, hệ thống y tế Indonesia phục vụ hơn 273 triệu dân đã có lúc quá tải, kiệt quệ và trên bờ vực sụp đổ. Với những nỗ lực hiện nay, Indonesia hy vọng ngành y tế sớm hồi sinh, trong đó vấn đề thiếu hụt bác sĩ chuyên khoa sẽ được cải thiện nhằm mang lại cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nước này như: bệnh tim, đột quỵ, ung thư…/.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ba người thân của bé gái tử vong sau ăn bánh su kem đều nhập viện (04-10-2023)
    WHO khuyến nghị sử dụng loại vaccine thứ hai để phòng sốt rét (03-10-2023)
    Nhiều khả năng 2 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ mới đây là các ca bệnh nội địa (26-09-2023)
    Chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo gì khi chữa đau mắt đỏ bằng xông lá trầu, đắp nha đam, diếp cá...? (25-09-2023)
    Nữ sinh mắc bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' Whitmore đã tử vong (19-09-2023)
    91 người ngộ độc, Bộ Y tế yêu cầu tạm đình chỉ quán bánh mì Phượng (13-09-2023)
    Nhìn người bị đau mắt đỏ liệu có bị lây bệnh? (11-09-2023)
    Hơn 71.000 ca đau mắt đỏ, TP.HCM gấp rút tìm tác nhân gây bệnh (06-09-2023)
    Bị ong vò vẽ đốt, người mẹ hôn mê và 3 con nhỏ bị thương tích nặng (04-09-2023)
    Hoại tử tay chân do tự tiêm canxi (30-08-2023)
    Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo việc tốn 500.000 đồng khi đăng ký hiến tạng (29-08-2023)
    45% số ca ung thư vú và 58% tử vong do ung thư cổ tử cung toàn cầu là ở Châu Á (22-08-2023)
    Quệt ngón chân xuống đường, 7 ngày sau người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ cứng hàm (21-08-2023)
    Nổ điện thoại khi sạc, người phụ nữ bị vỡ nhãn cầu và cụt ngón tay (09-08-2023)
    Việt Nam được chú ý khi lần đầu xuất khẩu vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi (ASF) (07-08-2023)
    Lô vaccine 5 trong 1 do WHO và UNICEF hỗ trợ về đến Việt Nam (27-07-2023)
    Nữ sinh 17 tuổi ở Hà Nội đứt gân và bị nhiều vết cắt ở cổ tay do dùng máy xay đa năng (26-07-2023)
    Mỹ giúp Việt Nam nâng cao năng lực giám định hài cốt (25-07-2023)
    Đến địa chỉ bán xôi để tiêm filler, chàng trai phải cấp cứu ở 2 bệnh viện (20-07-2023)
    Ba người lần lượt tử vong sau bữa cơm tối tự nấu ở nhà (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Tiêu thụ đồ uống phổ biến hàng ngày làm tăng 76% nguy cơ mỡ nội tạng (26-02-2023)
    Tưởng dấu hiệu đau dạ dày đơn giản, không ngờ mắc bệnh tim mạch nguy cơ tử vong cao (21-02-2023)
    WHO vẫn duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (16-02-2023)
    Ăn nấm hái ven đường, 5 người trong gia đình ngộ độc (15-02-2023)
    Nóng: Bộ Y tế gia hạn gần 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế (08-02-2023)
    Trường hợp hiếm gặp mắc Alzheimer dù mới 19 tuổi (06-02-2023)
    Thời tiết nồm ẩm dễ sinh bệnh, bác sĩ khuyến cáo cách phòng chống (05-02-2023)
    Mất 2 lít máu vì vỡ thai ngoài tử cung (03-02-2023)
    Tận dụng quả trên cây cảnh sau Tết thế nào để không gây hại cho sức khỏe? (02-02-2023)
    Bộ Y tế: Bố trên 45 tuổi, mẹ ngoài 35 có nguy cơ sinh con bị khuyết tật (01-02-2023)
    Thói quen ăn uống vô cùng có hại, gây ung thư mà ai cũng mắc, hãy thay đổi ngay trước khi tử thần đến (30-01-2023)
    Gia tăng bệnh nhân đột quỵ khi thời tiết lạnh sâu: Chuyên gia chỉ cách phòng ngừa (30-01-2023)
    Những 'đại kỵ' khi ăn bưởi, phạm phải có thể gây biến chứng chết người (26-01-2023)
    Mỹ: Vaccine COVID-19 cải tiến có thể ngừa các dòng phụ mới của biến thể Omicron (26-01-2023)
    Người phụ nữ mất cả hai chân vì cục máu đông: Cảnh giác với những dấu hiệu đầu tiên của bệnh (20-01-2023)
    Căn bệnh nguy hiểm rình rập khi tiệc tùng triền miên (18-01-2023)
    Nhiễm trùng môi vì làm đẹp cấp tốc (09-01-2023)
    Vì sao các chuyên gia lo ngại về 'sự nguy hiểm' của biến thể COVID-19 mới 'Kraken'? (09-01-2023)
    Biến thể phụ XBB xuất hiện tại TP.HCM có tốc độ lây lan và độc lực thế nào? (05-01-2023)
    Căn bệnh hiếm khiến bé gái Tiền Giang da toàn thân chuyển sang màu đen (02-01-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bên Sông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149215210.