Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc
    Tin Thế Giới
Lãnh đạo lâm thời Hạ viện đòi bà Pelosi nhường văn phòng, ông Trump được đề cử
    Tin Việt Nam
Trao Kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Du khách Việt mệt lả tháo chạy khỏi vụ xả súng giữa trung tâm Bangkok
    Tin Hoa Kỳ
Vụ bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Nội bộ Cộng hòa rối loạn, ông Trump lên tiếng
    Văn Nghệ
'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu?
    Điện Ảnh
Nam diễn viên Trịnh Tuyển Hy bị bắt
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Ông Tạ Minh Tuấn làm Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
'Ông lớn' ngành thép nói gì trước thông tin 'chỉ làm được ốc vít biển số'
Thừa nhận để làm chiếc ốc vít lắp ở bánh ô tô thì phải nhập thép ngoại, song các doanh nghiệp cả trong và ngoài ngành thép cho biết không phải do năng lực không làm nổi mà bởi không hiệu quả khi dung lượng thị trường nhỏ.

Mác thép nào cũng làm được, miễn là có nhu cầu?

VietNamNet tiếp tục ghi nhận ý kiến của nhiều doanh nghiệp liên quan đến phát ngôn “Việt Nam chỉ làm được ốc vít cho biển số ô tô” của Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ.

Tuy nhiên, điều đáng nói là, lãnh đạo cả doanh nghiệp ngành thép lẫn ngành cơ khí lại tỏ ra thông cảm với ý kiến này.

"Chúng tôi hiểu rằng, sâu xa của nhận định này là nói về sự yếu kém công nghiệp vật liệu. Và đúng là hiện trên thực tế, nếu muốn chế tạo các linh kiện cơ khí xuất khẩu thì chúng tôi cũng như nhiều doanh nghiệp trong nước phải nhập thép từ nước ngoài vì trong nước chưa sản xuất được. Có điều không phải vì thế mà nói ngành thép trong nước không làm được. Chẳng qua là làm được với giá nào thôi. Có nghĩa là nếu họ làm được nhưng chi phí cao thì chúng tôi không mua, mà ít người mua thì họ cũng không làm", ông Nguyễn Thao - Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không (AESSC) chia sẻ.

AESC hiện được biết là doanh nghiệp hiếm hoi của Việt Nam được Cơ quan An toàn Hàng không Châu Âu phê chuẩn chế tạo thiết bị hàng không. Ngoài cung cấp các thiết bị nhựa chống cháy trên máy bay thì công ty cũng đang xuất khẩu thanh chắn thép - một linh kiện quan trọng trong bánh máy bay cho một doanh nghiệp của Mỹ để đối tác này đưa vào chuỗi cung ứng của các Tập đoàn hàng không. Tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào cũng được đơn vị nhập khẩu bởi trong nước chưa cung ứng.

Tương tự, ông Nguyễn Đình Phúc, Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thép Việt Nam cho rằng, nếu để làm được 1 chiếc ốc vít lắp vào bánh ô tô con chạy trên đường cao tốc hay thép làm cầu thì vật liệu thép trong nước chưa có. "Tuy nhiên, không phải các đơn vị thép trong nước không làm được mà làm không hiệu quả bằng sản xuất thép xây dựng. Bởi quyết định làm một sản phẩm nào đó thì dung lượng thị trường, từ đó dẫn đến chi phí mới là vấn đề quan trọng nhất", ông Phúc nói.

Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam khẳng định, về mặt kỹ thuật Việt Nam hoàn toàn có thể làm được các sản phẩm thép chế tạo. Nhưng dung lượng thị trường quá nhỏ bé nên không kích thích doanh nghiệp đầu tư làm các sản phẩm này. "Như vật liệu cho linh kiện ô tô, thì Thái Lan, hay Indonesia mỗi năm sản xuất hàng triệu xe nên có thể sản xuất được thép chế tạo. Còn ở Việt Nam mỗi năm chỉ sản xuất mấy trăm nghìn xe ô tô nên không đủ để doanh nghiệp đầu tư sản xuất thép chế tạo", ông Đa nói đồng thời thông tin, Formosa mỗi năm vẫn sản xuất một lượng thép chế tạo, nhưng là để xuất khẩu.

Đại diệ̣n Tập đoàn Hòa Phát cho biết, năm 2022, Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất đã nghiên cứu và sản xuất mác thép các bon cao để làm tanh lốp xe ô tô có chất lượng tương đương các nước công nghiệp thép phát triển và giá thành lại cạnh tranh.

Tanh lốp ôtô là chi tiết thanh kim loại giúp kẹp lốp vào mâm xe một cách chắc chắn, định hình cho toàn lốp và ngăn chặn hơi thoát ra ngoài. Nhu cầu thép cuộn cho sản xuất tanh lốp ô tô ngày càng lớn nhưng chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước chưa ai sản xuất.

Sau thành công trong sản xuất thép cuộn làm tanh lốp xe ô tô, đầu năm 2023 Thép Hòa Phát Dung Quất đã tiếp tục thử nghiệm và sản xuất thành công thép thanh vằn đóng cuộn để làm cốt bê tông cho các siêu công trình, được làm ở dạng cuộn để thuận tiện trong việc vận chuyển.

Nền móng để phục vụ công nghiệp hóa

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp không cao. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp ở mức thấp. Điều này khiến các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản xuất, khiến cho hoạt động sản xuất trong nước thiếu tự chủ, dễ tổn thương bởi các biến động chính trị - kinh tế - xã hội trên thế giới và trong khu vực (mà ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đến khu vực sản xuất vừa qua là một ví dụ).

Mỗi năm, Việt Nam nhập hàng chục tỷ USD nguyên vật liệu từ nước ngoài về phục vụ cho xuất khẩu, chưa kể hàng tỷ USD nhập máy móc các loại. Số tiền "khổng lồ" này nếu được chuyển hóa thành các sản phẩm "made in Vietnam" thì giá trị mang lại cho nền kinh tế, việc làm sẽ rất lớn.

Tư duy nhập khẩu cho "nhanh và rẻ" không sai, nhưng lại làm hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước, nhất là những ngành Việt Nam hoàn toàn có nhân lực và vật lực để thực thi.

Một nguyên lãnh đạo của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam cho rằng: Thước đo sự phát triển công nghiệp của một quốc gia không chỉ ở chỗ là tạo ra bao nhiêu GDP, đóng góp bao nhiêu vào GDP mà quan trọng là quốc gia đó sản xuất được bao nhiêu sản phẩm công nghiệp cho đất nước.

Các quốc gia phát triển đều có các ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế biến chế tạo phát triển. Ở các nước công nghiệp, dù là nước đã phát triển từ lâu hay mới nổi, trong suốt 20 năm qua, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn luôn đóng góp khoảng 20% trong GDP.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2019, khu vực sản xuất chế biến chế tạo của Trung Quốc chiếm 27,1% GDP, Hàn Quốc 25,3%, Thái Lan 25,3%, Malaysia 21,5%, Nhật Bản 20,7%, Singapore 19,8%, và Đức 19,4%.

Bộ Công Thương cho rằng với một nền kinh tế quy mô khoảng 100 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu việc làm cao, và vẫn còn gần 70% dân số ở khu vực nông thôn, muốn độc lập, tự chủ, và thịnh vượng, thì nền kinh tế đó phải có một ngành sản xuất chế biến chế tạo phát triển lớn mạnh để quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa đất nước diễn ra nhanh và bền vững.

“Sự lớn mạnh của khu vực sản xuất, của các ngành chế biến, chế tạo sẽ tạo ra sự dịch chuyển thu hút lao động ra khỏi khu vực nông thôn, chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất nông nghiệp và áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả trong khu vực nông nghiệp”, Bộ Công Thương định hướng.

Rõ ràng, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam không cần thiết phải làm ra tất cả các sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối. Nhưng, những sản phẩm công nghiệp chủ lực, có thế mạnh như điện tử, dệt may, da giày… Việt Nam cần phải có sự đầu tư cho các ngành công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ. Khi đó, giá trị gia tăng của các sản phẩm sẽ được nâng lên, tự chủ được nhiều hơn về nguồn cung nguyên vật liệu, qua đó giúp thu hút được nhiều tập đoàn nước ngoài đến đặt nhà máy.
DanQuyen.com (Theo vietnamnet.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giám đốc ADB: Việt Nam khá thành công trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô (04-10-2023)
    Ngân hàng chữa bệnh 'thừa tiền', tín dụng vẫn tăng chậm (04-10-2023)
    Diễn biến bất ngờ vụ sàn FTX bị đánh cắp 500 triệu USD (03-10-2023)
    Nhật Bản siết lệnh cấm bán ô tô cũ sang Nga, cắt thị trường tỷ USD mỗi năm (03-10-2023)
    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 4/10 (03-10-2023)
    Trung Quốc: Đằng sau sự sụp đổ của đế chế bất động sản Evergrande (03-10-2023)
    Ba Lan, Ukraine đẩy nhanh vận chuyển ngũ cốc sang nước thứ ba (03-10-2023)
    Mỹ cảnh báo Trung Quốc về việc điều chỉnh biện pháp kiềm chế xuất khẩu (03-10-2023)
    EU chính thức áp dụng chính sách nhằm đánh thuế hàng hóa nhập khẩu ô nhiễm (01-10-2023)
    Cổ phiếu 'họ' Vin bất ngờ tỏa sáng (29-09-2023)
    Ninh Thuận thông tin việc lấy gần 12 ha vườn quốc gia Núi Chúa làm dự án nghỉ dưỡng (29-09-2023)
    Đưa sai phạm trong giao đất tại sân bay Nha Trang ra khỏi diện theo dõi (29-09-2023)
    Giá vàng hôm nay 29/9/2023: Giá vàng thất thế, đồng USD lên ngôi, vàng SJC đi ngược đường, nên bán cắt lỗ hay săn giá hời? (28-09-2023)
    Người Trung Quốc lựa chọn các kỳ nghỉ trong nước do khó khăn kinh tế (28-09-2023)
    Bài học từ 10kg bòn bon bị Iceland cảnh báo (27-09-2023)
    Xuất khẩu thủy sản trở lại 'đường đua' tăng trưởng (27-09-2023)
    Hơn 340 triệu USD nâng cấp 3 tuyến quốc lộ nối Việt Nam-Lào-Trung Quốc (26-09-2023)
    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 27/9 (26-09-2023)
    Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là thành viên chính thức của WFE (26-09-2023)
    SSI: NHNN 'hút' tiền qua kênh tín phiếu không đồng nghĩa với đảo chiều chính sách tiền tệ (25-09-2023)

Các bài viết cũ:
    Dự kiến miễn kiểm định lần đầu với ô tô mới từ 1/7/2023 (26-02-2023)
    Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (26-02-2023)
    Nokia lần đầu tiên thay đổi logo sau 60 năm (26-02-2023)
    Fed có thể phải đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái để chiến thắng lạm phát (26-02-2023)
    IMF tiết lộ điều 'hoàn toàn đáng kinh ngạc' về kinh tế Ukraine (22-02-2023)
    Giá vàng hôm nay 23/2: Vàng trong nước và thế giới đều tăng giá (22-02-2023)
    Châu Âu từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga với tốc độ nhanh không ngờ (21-02-2023)
    Bộ Tài chính: Thanh, kiểm tra việc liên kết bán bảo hiểm qua ngân hàng (21-02-2023)
    Bulgaria từ bỏ mục tiêu gia nhập khu vực Eurozone vào năm 2024 (21-02-2023)
    Dự báo thời điểm châu Âu và châu Á rơi vào cuộc chiến tranh giành LNG (18-02-2023)
    Giá khí đốt ở châu Âu xuống thấp nhất trong 18 tháng (18-02-2023)
    Đề xuất 'siêu dự án' đường sắt TP Hồ Chí Minh-Cần Thơ 9 tỷ USD (18-02-2023)
    Giá xăng dầu hôm nay 17/2: Vẫn trên đà giảm mạnh (16-02-2023)
    Thêm một cổ phiếu họ FLC bị đình chỉ giao dịch (16-02-2023)
    Lỗ nặng, công ty mẹ của chuỗi Apax Leaders vẫn còn hơn 700 tỉ đồng tiền mặt (16-02-2023)
    Thực hư thông tin công ty Hưng Thịnh trả lương nhân viên bằng voucher (15-02-2023)
    Đồng ruble giảm xuống mức thấp nhất (15-02-2023)
    Cổ phiếu FLC: Từ thành viên VN30 đến mức 'giá trà đá' và hủy niêm yết (14-02-2023)
    Đeo mặt nạ khi đi xin việc để tránh 'ứng viên có ngoại hình đẹp' (10-02-2023)
    Khi nền kinh tế Nga 'kiên cường đến ngạc nhiên' (10-02-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bên Sông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149211738.