Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện nhiều hang động nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới
    Tin Việt Nam
Tuyên bố báo chí chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Malaysia
    Tin Cộng Đồng
Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch chó dại
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Mỹ nhân Hàn phải hủy show vì đứt dây chằng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Quay cuồng giữa khủng hoảng nhân khẩu học, thanh niên Trung Quốc vẫn chọn sự nghiệp thay vì kết hôn, sinh con
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện tại nhiều trường đại học của Trung Quốc và công bố vào tháng 1/2023, hầu hết sinh viên đại học ở Trung Quốc không còn nghĩ kết hôn là điều cần thiết trong cuộc sống, trong khi các chính sách khuyến khích sinh đẻ gần như 'bất lực' trong việc thay đổi tâm lý sợ lập gia đình ở giới trẻ.

Dân số Trung Quốc đã giảm 850.000 người xuống còn 1,4118 tỷ người vào năm 2022 khi lần đầu tiên trong 6 thập kỷ, số ca tử vong nhiều hơn số ca sinh, và số lượng trẻ sơ sinh lần đầu tiên giảm xuống dưới 10 triệu trẻ.

Tụt hậu so với Ấn Độ

Các nhà nhân khẩu học cho biết, nếu không có các chính sách hỗ trợ sinh sản hiệu quả, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 1/3 so với Ấn Độ vào năm 2050 và giảm xuống còn 1/4 vào cuối thế kỷ này, giữa bối cảnh những lo ngại về tác động kinh tế sâu rộng và lợi tức lao động đang dần biến mất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Nhìn vào xu hướng dài hạn, do tỷ lệ sinh thấp và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ liên tục giảm, số ca sinh mới sẽ tiếp tục rơi vào giai đoạn giảm nhanh. Đến năm 2050, nếu các biện pháp hỗ trợ sinh sản mạnh mẽ và đáng kể không được thực hiện, số ca sinh mới ở Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 7,73 triệu, bằng 1/3 của Ấn Độ và sẽ giảm xuống còn 3,06 triệu vào năm 2100, chỉ bằng 1/4 của Ấn Độ", Viện Nghiên cứu Dân số YuWa có trụ sở tại Bắc Kinh đưa ra cảnh báo mới đây.

Số người kết hôn lần đầu ở Trung Quốc đã giảm xuống còn 11,6 triệu người vào năm ngoái, giảm gần 700.000 người so với năm trước, theo Niên giám thống kê Trung Quốc 2022. Con số này giảm mạnh so với mức cao nhất là 23,9 triệu người vào năm 2013.

Liên hợp quốc dự báo Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm nay, trong khi dân số đại lục dự kiến giảm xuống còn 1,313 tỷ vào năm 2050 và dưới 800 triệu vào năm 2100.

Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc - những người từ 16 đến 59 tuổi - ở mức 875,56 triệu người vào cuối năm 2022, giảm so với 882,22 triệu người một năm trước đó.

"Nhưng con số đó sẽ giảm khoảng 23% vào năm 2050", theo báo cáo YuWa, được thực hiện bởi các nhà kinh tế và nhân khẩu học hàng đầu Trung Quốc là Ren Zeping, Liang Jianzhang và He Yafu.

Báo cáo cho rằng, khi tổng nguồn cung lao động tiếp tục giảm, chi phí lao động sẽ tiếp tục tăng và một số ngành sản xuất sẽ tiếp tục chuyển ra nước ngoài tới Đông Nam Á, Ấn Độ và nhiều nơi khác.

Kết hôn không là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện tại nhiều trường đại học của Trung Quốc và công bố vào tháng 1/2023, hầu hết sinh viên đại học ở Trung Quốc không còn nghĩ kết hôn là điều cần thiết trong cuộc sống, trong khi các chính sách khuyến khích sinh đẻ gần như "bất lực" trong việc thay đổi tâm lý muốn lập gia đình ở giới trẻ.

Khảo sát được thực hiện bởi nhiều tổ chức, trong đó có Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho thấy, giới trẻ Trung Quốc quan niệm, hôn nhân chỉ đơn giản là một sự lựa chọn để nâng cao chất lượng cuộc sống cả về tinh thần và vật chất - khác hẳn quan niệm của thế hệ trước đó khi cho rằng hôn nhân đóng một vai trò chủ yếu trong cuộc đời của một con người.

Các kết quả đã cho cái nhìn rõ hơn về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng trầm trọng của Trung Quốc, khi nước này đang phải vật lộn với tỷ lệ sinh thấp kỷ lục và sự sụt giảm dân số chưa từng có trong lịch sử hiện đại.

“Sự độc lập đã trở thành biểu tượng của phụ nữ đương đại, trong khi nền tảng tình cảm và sự ổn định nghề nghiệp trở thành điều kiện tiên quyết cho hôn nhân”, khảo sát cho hay. Cũng theo khảo sát, hôn nhân không còn là điều kiện tiên quyết và hầu hết sinh viên đại học đều không còn coi ly hôn là điều đáng xấu hổ.

Theo đó, "gây dựng sự nghiệp trước khi lập gia đình” đã trở thành nguyên tắc đối với cả hai giới, trong khi "nỗi ám ảnh khi sinh nở" là nỗi sợ hãi chính khiến sinh viên Trung Quốc ngần ngại sinh con. Đáng chú ý, các chính sách mà chính phủ Trung Quốc đưa ra để khuyến khích người dân sinh thêm con và giới trẻ lập gia đình chưa thực sự phát huy tác dụng.

Chỉ 8% sinh viên tham gia khảo sát cho biết các biện pháp, bao gồm ưu đãi tiền mặt, làm tăng mong muốn sinh con trong khi hơn 40% cho biết sẽ không ấn tượng với chính sách sinh con thứ ba, được đưa ra vào tháng 5/2021.

So với sự kém hiệu quả của các chính sách hỗ trợ sinh sản, sinh viên đại học kỳ vọng sẽ có thêm nhiều chính sách hỗ trợ việc làm. Theo khảo sát, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị Trung Quốc ở mức 5,5% trong tháng 12/2022, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 16-24 vẫn ở mức cao 16,7% trong tháng 12/2022.

Báo cáo kết luận rằng, các nhà hoạch định chính sách cần giảm bớt sự xung đột trong tâm lý giữa việc lập gia đình và tạo dựng sự nghiệp ở những người trẻ tuổi, đồng thời chú trọng nhiều hơn đến quyền lợi và nhu cầu của phụ nữ.

Phụ nữ Trung Quốc, đặc biệt là những người đã kết hôn và sinh con, thường bị phân biệt đối xử hơn trong môi trường việc làm, buộc nhiều người phải lựa chọn giữa việc sinh con và sự nghiệp. Nhiều người thường bị cản trở trong giai đoạn đầu gây dựng sự nghiệp do vướng bận trách nhiệm nuôi dạy con cái.

Các chuyên gia xã hội học cho rằng, dân số của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đạt đỉnh và chính quyền cần phải hành động để khuyến khích sinh con nhằm thích ứng với cấu trúc nhân khẩu học đang thay đổi. Các cuộc khảo sát được xem là một biện pháp hiệu quả để hiểu được những thay đổi cơ bản của giới trẻ và những thế hệ mới nghĩ gì về việc kết hôn và sinh con.

Khi Trung Quốc nhận thức sâu sắc hơn về những thách thức nhân khẩu học mà nước này đang phải đối mặt, nhiều cuộc khảo sát đã được tiến hành, trong khi kết quả thu được ngày càng thu hút sự chú ý của công chúng.

Tháng 9/2022, chính quyền Trung Quốc tiến hành một cuộc khảo sát về hôn nhân và thai sản trên toàn quốc để hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến tỷ lệ kết hôn và sinh giảm kỷ lục ở quốc gia này.

Trước đó, vào tháng 4, một báo cáo do Đại học Renmin công bố cho thấy, chỉ khoảng 61% sinh viên đại học được khảo sát cho biết họ sẽ kết hôn, trong khi 7% từ chối hôn nhân. Đối với sinh viên nam, mối quan tâm lớn nhất là chi phí kết hôn, trong khi sinh viên nữ quan tâm nhiều hơn đến những tác động đến sự phát triển bản thân.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới (30-03-2023)
    Tổng thống Ukraine gặp phản ứng không ngờ khi phát biểu trước Quốc hội Áo (30-03-2023)
    Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch săn lùng quan tham trốn ở nước ngoài (30-03-2023)
    Trung Quốc trải thảm đón khách quý, vượt lên ghi thêm một điểm, 'chơi đẹp' với doanh nghiệp Mỹ (30-03-2023)
    Trung Quốc sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác quân sự với Nga (30-03-2023)
    Quan chức Nga: Tất cả các mục tiêu của 'chiến dịch quân sự đặc biệt' sẽ đạt được (29-03-2023)
    Ông Zelensky nói về trường hợp thất thủ, Kiev đưa xe bọc thép tới Bakhmut (29-03-2023)
    Mỹ tìm cách đẩy lùi ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc tại châu Phi (29-03-2023)
    Ông Putin thừa nhận các lệnh trừng phạt khiến Nga thiệt hại (29-03-2023)
    Nga tiếp tục kêu gọi điều tra quốc tế về vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc (28-03-2023)
    Ukraine công bố 'mục tiêu quan trọng' ở Bakhmut (28-03-2023)
    Tổ chức Ân xá quốc tế: Xung đột Ukraine phơi bày 'tiêu chuẩn kép' của phương Tây (28-03-2023)
    Nga xây căn cứ cho tàu ngầm mang siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon (27-03-2023)
    Phản ứng của NATO, EU và Ukraine trước động thái của Nga – Belarus (27-03-2023)
    'EU có nguy cơ tan rã trước sự vui mừng của Mỹ và Anh' (27-03-2023)
    Liên hợp quốc bỏ phiếu dự thảo nghị quyết điều tra vụ nổ Nord Stream (27-03-2023)
    Tổng thống Mỹ Biden gửi cảnh báo tới Iran (25-03-2023)
    Tổng thống Zelensky nói Ukraine không thể phản công do thiếu vũ khí (25-03-2023)
    Sau lệnh bắt Tổng thống Putin, ICC bị đề xuất cấm hoạt động ở Nga (25-03-2023)
    Iraq ngừng xuất khẩu dầu thô từ khu vực phía Bắc sang Thổ Nhĩ Kỳ (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Ông Medvedev tuyên bố nhiều vũ khí Mỹ hơn sẽ khiến toàn bộ Ukraine 'bị thiêu rụi' (05-02-2023)
    Pháp bình luận về triển vọng gia nhập NATO của Ukraine (05-02-2023)
    Trung Quốc nhắm mục tiêu tạo quan hệ mạnh mẽ hơn với Nga năm nay (05-02-2023)
    Mỹ bắn hạ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc (05-02-2023)
    Ngoại trưởng Nga cảnh báo quốc gia có thể trở thành 'Ukraine tiếp theo' (03-02-2023)
    Mỹ - Hàn tập trận không quân chung sau cảnh báo của Triều Tiên (03-02-2023)
    'Tấn công khủng bố' ở Nga, nổ tung bom xe (03-02-2023)
    Trung Quốc thừa nhận sở hữu khinh khí cầu bay qua Mỹ (03-02-2023)
    Nga: Lệnh trừng phạt mới của EU sẽ tác động tiêu cực tới thị trường năng lượng (03-02-2023)
    Dầu thô của Nga vẫn được bơm sang Ukraine: Cách nào? (03-02-2023)
    Căng thẳng Palestine-Israel tiếp tục leo thang ở khu Bờ Tây (02-02-2023)
    Nga cảnh báo Israel: Cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ làm leo thang xung đột (02-02-2023)
    Lính Ukraine ở tiền tuyến thừa nhận 'đầu hàng chỉ sau 20 phút' (02-02-2023)
    Iran dọa trả thù Israel vì vụ UAV tấn công nhà máy quân sự (02-02-2023)
    NATO nỗ lực 'mời gọi' Nhật Bản và Hàn Quốc (02-02-2023)
    Trùm buôn vũ khí của Bỉ muốn cung cấp hàng loạt xe tăng cũ cho Ukraine (02-02-2023)
    EU lưu ý các nhà ngoại giao không mặc áo xanh như Tổng thống Ukraine (02-02-2023)
    Loại pháo nào Mỹ có thể gửi cho Ukraine? (02-02-2023)
    Nga ngăn chặn nỗ lực đổ bộ bờ Đông sông Dnieper của quân đội Ukraine (02-02-2023)
    Tổng thư ký NATO thăm Nhật Bản: Châu Âu không thể bỏ qua những gì xảy ra ở Đông Á (01-02-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146785348.