Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện nhiều hang động nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới
    Tin Việt Nam
Tuyên bố báo chí chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Malaysia
    Tin Cộng Đồng
Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch chó dại
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Mỹ nhân Hàn phải hủy show vì đứt dây chằng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Nhận diện cơ hội và thách thức của Ấn Độ trước nỗ lực trở thành 'công xưởng' mới của thế giới
Các nhà quan sát nhận định rằng Ấn Độ có nhiều cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) để trở thành 'công xưởng' mới của thế giới, song vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết.

Theo hãng tin Bloomberg, việc hãng Apple thông báo bắt đầu lắp ráp các mẫu điện thoại thông minh tại Ấn Độ được cho là bước đột phá của chiến lược “Made in India”, song để nước này trở thành “công xưởng” mới của thế giới thay thế Trung Quốc (TQ) thì chính quyền New Delhi vẫn còn phải đối mặt nhiều thách thức phía trước.

Ấn Độ tận dụng các lợi thế để thu hút nhà đầu tư

Theo Bloomberg, căng thẳng địa chính trị giữa TQ với các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, và việc Ấn Độ có mối quan hệ ngoại giao tốt với các nước như Úc, Nhật, Hàn Quốc được xem là một trong những lợi thế giúp Ấn Độ thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vào lĩnh vực công nghệ, lĩnh vực được xem là thế mạnh của nước này.

Trước các ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại TQ có xu hướng chuyển dịch nguồn vốn đến các thị trường ổn định và an toàn. Theo đó, Ấn Độ đã tận dụng cơ hội này và thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đáng kể.

Theo tờ The India Times, ước tính trong năm 2022, Ấn Độ đã thu hút được khoảng 83,6 tỉ USD vốn FDI, cao hơn mức 82 tỉ USD của năm 2021.

Một trong những nguyên nhân giúp Ấn Độ đạt được thành tựu trên là sự thay đổi trong chính sách đất đai, vốn là mối e ngại cho các nhà đầu tư khi quyết định chuyển vốn vào một đất nước nào đó.

Theo đó, Ấn Độ đã quyết định thay đổi một số điểm trong chính sách đất đai của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, chính quyền New Delhi đã thông qua kế hoạch cung cấp đất đai tại các khu vực bỏ trống hoặc tại các đặc khu kinh tế (SEZ) dành cho các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời cam kết cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng cho các nhà đầu tư khi họ quyết định bỏ vốn vào thị trường Ấn Độ.

Ngoài ra, chính quyền New Delhi còn nỗ lực mở rộng chuỗi cung ứng địa phương nhằm tạo ra động lực để thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển, đặc biệt là các ngành tiềm năng như như công nghệ thông tin, tài chính, sản xuất hàng tiêu dùng, viễn thông..., qua đó tạo ra nguồn lực để các nhà đầu tư chú ý và quyết định đầu tư.

Ngoài những yếu tố trên, theo Bloomberg, việc Ấn Độ giữ vai trò là Chủ tịch G20 (nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) trong nhiệm kỳ mới cũng phần nào giúp chính quyền New Delhi tạo được niềm tin với các nhà đầu tư.

Cụ thể, vị trí trên đã giúp Ấn Độ nâng cao vị thế, uy tín không chỉ đối với các nước trong khối G20 mà còn với các nước khác trên trường quốc tế. Đây là cơ hội quan trọng để Ấn Độ quảng bá những thành tựu về văn hóa và kinh tế của mình, nhằm thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài.

Bloomberg dẫn lời các nhà quan sát nhận định rằng trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng phức tạp, việc Ấn Độ nỗ lực tập trung vào những thách thức toàn cầu sẽ là một tiêu chí khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm và tin tưởng nhiều hơn vào thị trường này.

Thách thức của Ấn Độ trong việc trở thành "công xưởng" của thế giới

Theo Bloomberg, dù sở hữu được nhiều lợi thế về vốn và nguồn lực sản xuất, song giới phân tích nhận định rằng Ấn Độ vẫn vấp phải nhiều thách thức để có thể thay thế TQ trở thành "công xưởng sản xuất" mới của thế giới.

Cụ thể, chiến dịch “Made in India” mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố hồi năm 2014, với mục tiêu tăng xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm vẫn chưa đủ sức mạnh để thúc đẩy sản xuất của Ấn Độ tăng trưởng. Theo đó, tỉ trọng các ngành sản xuất tại nước nầy vẫn giữ mức 14% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đây là một con số khá cao, nhưng nó đã không đạt được mức tăng trưởng mong muốn - 25% trong suốt nhiều thập niên.

Thêm vào đó, dù đã nỗ lực tập trung vào chính sách việc làm, song tỉ lệ thất nghiệp của người dân luôn ở mức cao. Điều này đã phần nào ảnh hưởng rất nhiều tới các nỗ lực đầu tư và phát triển lao động của chính quyền New Delhi.

Chia sẻ với Bloomberg, ông Amitendu Palit - nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu về thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế tại ĐH Quốc gia Singapore cho biết để các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nguồn vốn từ TQ vào Ấn Độ thì New Delhi cần nỗ lực nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề trong nước.

Cụ thể, ông Palit nói rằng để thu hút được nguồn đầu tư ngoại tệ, Ấn Độ cần tạo được chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn, đồng thời cần chứng minh được nước này là nơi có chi phí sản xuất thấp và có nhiều điều kiện thuận lợi để làm kinh doanh, thay vì chỉ đơn giản là dựa vào các yếu tố chính trị và an ninh để thu hút đầu tư.

Theo Bloomberg, để có thể hướng tới mục tiêu trở thành công xưởng sản xuất mới của thế giới, chính quyền của Thủ tướng Modi cần nỗ lực hơn nữa trong việc đưa ra nhiều sửa đổi trong các chính sách của mình, trong đó có luật lao động, khuyến khích tạo thêm nhiều việc làm nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp, và cần đảm bảo vấn đề đất đai cho các doanh nghiệp sản xuất. Nếu làm được như vậy, Ấn Độ có thể đạt được mục tiêu mà mình mong muốn vào cuối thập niên này.

Ấn Độ đang trên đường trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới

Cuối tháng 12, hãng Reuters đưa tin dù đối mặt nhiều thách thức lớn như đại dịch COVID-19 và xung đột Nga-Ukraine, song kinh tế Ấn Độ vẫn đi đúng hướng và được cho là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Ông Abhijit Mukhopadhyay - nhà kinh tế học thuộc Chương trình Kinh tế và Phát triển của Quỹ Nghiên cứu các nhà Quan sát (ORF) nhận định rằng trong năm qua những mốc tăng trưởng tại Ấn Độ được coi là một tín hiệu tốt, đó là lý do tại sao Ấn Độ có thể thu hút được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài.

Theo Reuters, Ấn Độ đạt mức tăng trưởng kinh tế 7% trong năm 2022, dù gặp phải nhiều thách thức từ cục diện thế giới phức tạp làm rung chuyển thị trường. Các khảo sát gần đây của Công ty phân tích thị trường S&P Global cho thấy Ấn Độ được dự đoán sẽ vượt qua Nhật và Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong năm 2030.
DanQuyen.com (Theo plo.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đồng bảng Anh trên đà tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2022 (30-03-2023)
    Khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Internet BBI Việt Nam (30-03-2023)
    Kiểm tra 6 địa điểm kinh doanh của F88 tại Hà Nam (30-03-2023)
    EU vẫn nhập khẩu mạnh một số mặt hàng của Nga dù siết chặt trừng phạt (30-03-2023)
    Sớm ngăn chặn, xử lý hành vi 'bức tử' rừng để nuôi trồng thủy sản (30-03-2023)
    Công việc bác sĩ lương 650 triệu đồng mỗi tháng, 2 năm không tìm được người (29-03-2023)
    Rosneft của Nga ký thỏa thuận tăng cường cung cấp dầu cho Ấn Độ (29-03-2023)
    Phái đoàn IAEA đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (29-03-2023)
    Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về tăng trưởng hạ tầng đám mây (29-03-2023)
    Nền kinh tế Nga thiếu lao động trầm trọng (29-03-2023)
    Xoay xở ra sao khi ngân hàng 'e ngại' với thị trường trái phiếu? (28-03-2023)
    First Citizens Bank đạt thỏa thuận mua lại SVB (27-03-2023)
    Giá dầu tăng nhẹ do lo ngại về ngành ngân hàng giảm bớt (27-03-2023)
    Cá ngừ đột phá thị trường nhỏ (27-03-2023)
    Người sáng lập Alibaba Jack Ma trở về Trung Quốc (27-03-2023)
    CEO TikTok Shou Zi Chew giàu cỡ nào? (25-03-2023)
    Giá iPhone 14 tại Việt Nam đã xuống đáy (25-03-2023)
    Hàng trăm tỷ phú Trung Quốc 'rớt hạng' (24-03-2023)
    Toshiba chấp nhận bán mình với giá 15 tỷ USD (23-03-2023)
    Bùng nổ nhiên liệu sinh học có thể khiến dầu ăn thiếu hụt trên toàn cầu (23-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên tăng hơn 3 lần trong năm 2022 (20-01-2023)
    Ngân hàng ồ ạt báo lãi năm 2022, kết quả ra sao? (20-01-2023)
    Ngày mai, có điều chỉnh giá xăng dầu? (20-01-2023)
    'Mùa đông u ám' của Bitcoin khi nào chấm dứt? (20-01-2023)
    Kinh tế Việt Nam hưởng lợi những gì sau khi Trung Quốc mở cửa? (18-01-2023)
    Đông Nam Á chi 16,3 tỉ đô la Mỹ cho các nền tảng giao đồ ăn (18-01-2023)
    Cận Tết, nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá (18-01-2023)
    Các tập đoàn dầu khí lớn sẽ tiếp tục 'kiếm đậm' trong năm 2023 (18-01-2023)
    Sức hấp dẫn đầu tư của Đức giảm do giá năng lượng tăng, lao động thiếu (16-01-2023)
    Trung Quốc vượt Đức trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn thứ hai thế giới (16-01-2023)
    Châu Âu đổ xô tích trữ dầu diesel trước lệnh cấm nhập sản phẩm dầu Nga (16-01-2023)
    Trung Quốc cam kết thắt chặt giám sát giá quặng sắt (16-01-2023)
    Đình chỉ giao dịch, phạt 3 tỷ đồng vì mua 'chui' cổ phiếu ACB (16-01-2023)
    Lý do giá đôla chợ đen liên tục trượt dốc (16-01-2023)
    Bất động sản trao cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn (15-01-2023)
    Myanmar-Trung Quốc mở cửa trở lại cửa khẩu biên giới quan trọng (15-01-2023)
    Tin tưởng Hàn Quốc luôn giữ lời hứa, UAE 'rút ví' đầu tư 30 tỷ USD (15-01-2023)
    Giới chuyên gia: Nhà đầu tư Mỹ đang tìm kiếm cổ phiếu ngoại (15-01-2023)
    Phố Wall thở phào (13-01-2023)
    Các sàn giao dịch tiền điện tử cắt giảm hàng loạt nhân viên (13-01-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146790484.