Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Cố leo ra mỏm đá 'tử thần' ở Hà Giang, du khách người Anh gặp nạn
    Tin Thế Giới
Loan tin sắp bị bắt giữ, ông Trump chơi nước cờ cao tay?
    Tin Việt Nam
Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho ông Nguyễn Văn Nghĩa
    Tin Cộng Đồng
Chính thức đề xuất tăng thời hạn miễn thị thực từ 15 ngày lên 30 ngày
    Tin Hoa Kỳ
Đặt camera trong phòng tắm, người đàn ông Mỹ bị bắt
    Văn Nghệ
Minh Hằng 'chốt đơn' 2 căn nhà để chào đón quý tử đầu lòng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Sự kiện của Hương Giang bị hủy phút chót
    Văn Học
Cậu bé học đến kiến thức cấp 3 khi mới 8 tuổi

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Nữ bác sĩ can thiệp bào thai hồi sinh hàng trăm em bé từ trong bụng mẹ
Trên fanpage Bác Sĩ Sim luôn ngập tràn hình ảnh những thiên thần nhỏ chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của nhiều cặp vợ chồng, điều tưởng chừng như bất khả thi trước đó.

Từ những năm 2010, y học bào thai của thế giới bắt đầu nở rộ và có nhiều thành tựu được ghi nhận. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc tiếp cận thông tin cũng như học hỏi các kỹ thuật can thiệp bào thai đó còn nhiều khó khăn. Thời điểm đó, các ca bệnh khi đến bệnh viện để chẩn đoán trước sinh thì đã ở tình trạng nặng, thai nhi bị dị tật không có khả năng giữ hay điều trị sau sinh.

Chứng kiến nhiều trường hợp “lực bất tòng tâm” như vậy, TS Nguyễn Thị Sim (Trung tâm can thiệp bào thai, BV Phụ sản Hà Nội) và các đồng nghiệp lại thêm khao khát có thể chinh phục và đưa kỹ thuật can thiệp bào thai về áp dụng tại Việt Nam.

Các em bé được hồi sinh

“Thời điểm đó, tất cả các cơ sở sản khoa tại Việt Nam chưa có trung tâm can thiệp bào thai. Các trường hợp đều dừng lại ở mức chẩn đoán, nhiều gia đình phải chấp nhận bị thai lưu hay sinh con ra với dị tật vĩnh viễn”, TS Sim chia sẻ.

Đến năm 2018, UBND TP. Hà Nội có hợp tác quốc tế với cơ quan quản lý các bệnh viện công của Paris nước Pháp và bác sĩ Sim là người đầu tiên được cử sang Paris học tập theo định hướng của bệnh viện và lựa chọn cá nhân về can thiệp bào thai và điều trị các bệnh lý em bé ngay từ trong bụng mẹ. Cùng với đào tạo nhân lực, BV Phụ sản Hà Nội cũng có chuẩn bị đầy đủ về trang thiết bị phòng mổ vô khuẩn đạt tiêu chuẩn châu Âu, lọc khí áp lực dương… để triển khai kỹ thuật can thiệp bào thai tại Việt Nam.

Những ca thực hiện can thiệp bào thai đầu tiên đã có Giáo sư người Pháp trực tiếp tham gia để chuyển giao một lần nữa kỹ thuật tại Việt Nam. Từ đó, thành công đã nối tiếp thành công để đưa những em bé khỏe mạnh chào đời.

“Tất cả những ca bệnh can thiệp bào thai được cứu chữa, các em bé như được hồi sinh”, TS Sim xúc động nói.

Nhớ lại thành công của những ca can thiệp bào thai đầu tiên, bác sĩ Sim cho biết, đó là 3 trường hợp bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật. Trong đó, ca đầu tiên là một cô giáo phát hiện song thai mắc hội chứng truyền máu. Người mẹ lúc đó bị sốc lâm lý, lo sợ sẽ mất con, vì thời điểm hội chứng này không chữa được ở Việt Nam trong khi gia đình không đủ kinh phí để ra nước ngoài chữa trị.

“Những ca đầu tiên này được thực hiện trong đề tài cấp quốc gia, nên tất cả các kinh phí được miễn phí. Người mẹ đã rất vui mừng, phấn kích. Trong quá trình mổ bác sĩ chỉ gây tê và người mẹ luôn tỉnh táo, luôn mong móng theo từng thông báo của bác sĩ. Ca phẫu thuật đó thành công và sau 1-2 ngày nằm viện, hai em bé như được hồi sinh. Đến khi chào đó, hai em bé khỏe mạnh cân đối. Những lần khám định kỳ sau đó, người mẹ đưa các con đến gặp bác sĩ và nói rằng hai đứa đều là con bác Sim”, TS Sim kể lại, đồng thời cho biết đến nay, các y bác sĩ vẫn giữ liên lạc và được gia đình cập nhật thường xuyên những cột mốc phát triển từ biết nói, biết đi… những hình ảnh khỏe mạnh, đáng yêu, lớn lên từng ngày của hai bé.

Bao nhiêu nỗ lực của cả ekip, sự đầu tư của bệnh viện gặt hái thành công vô cùng quý giá. Từ cứu được 1 em bé, rồi 10 em bé, 100 em bé đến hàng nghìn em bé, dần dần là con số rất lớn. Với các y bác sĩ điều này khẳng định được tên tuổi của Việt Nam với y học mới, tiệm cận được với thế giới, có những thành tựu ngang tầm thế giới.

TS Sim cho biết, đã có những bệnh nhân quốc tế đến Trung tâm can thiệp bào thai, BV Phụ sản Hà Nội để làm kỹ thuật. Trong đó, tháng 9-10/2022, có 2 trường hợp bệnh nhân ở Mông Cổ. Trước đó, là các bệnh nhân đến từ Nhật Bản, Singapore… “Có những thai phụ người nước ngoài sau khi đến khám, thực hiện can thiệp đã giới thiệu người thân, bạn bè của mình tới trung tâm”.

“Bé nào ra đời cũng gọi bác sĩ Sim là mẹ”

Với bác sĩ Sim, mỗi em bé đến với chị là cái duyên. Mỗi trường hợp bố mẹ đến bệnh lại mỗi hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau, có người đã rất nhiều lần hỏng thai, người thì đã vô sinh rất lâu, người lại sốc vì bất ngờ phát hiện ra bất thường… mỗi người một câu chuyện khác nhau.

“Em bé nào ra đời bố mẹ cũng để bé gọi bác sĩ Sim là mẹ vì gần như bao nhiêu gian khó vất vả, bác sĩ cũng đồng hành với gia đình, thậm chí còn tư vấn cả về ăn và uống, nghỉ ngơi, nằm thế nào, ngủ thế nào… Không chỉ gần gũi với các sản phụ các ông, các bà đang chăm sóc con dâu, con gái là cũng liên tục hỏi thăm, liên tục trao đổi để kịp thời điều chỉnh cho sản phụ. Đấy là một cái mà họ cũng trân quý. Bản thân tôi cũng luôn coi các con là con của mình”, BS Sim nói.

Sau thành công của những trường hợp can thiệp đầu tiên, đến đầu năm 2022, Trung tâm can thiệp bào thai, BV Phụ sản Hà Nội, được thành lập và đã thực hiện can thiệp bằng phẫu thuật hàng trăm ca thành công. Bên cạnh đó, có can thiệp chung từ thuốc bên ngoài chữa bệnh cho bà mẹ để cứu trẻ thoát khỏi bệnh lý chuyển hóa, kỹ thuật bên ngoài để hỗ trợ sản khoa vượt qua tai biến, sau cùng là đưa dụng cụ vào để can thiệp bào thai.

Theo BS Sim, trước đây chỉ chẩn đoán bằng nước ối khi thai nhi sau 17 tuần, song hiện nay có thể triển khai sinh thiết gai rau khi thai ở 10-14 tuần và có thể chẩn đoán di truyền cho thai. Kỹ thuật này mang lại nhiều lợi ích khi phát hiện sớm bệnh lý. Nếu không có khả năng can thiệp hay dị tật nặng thì có thể chấm dứt thai kỳ sớm, tránh được tai biến do thủ thuật để muộn quá.

BS Sim đã trải qua 2 lần mang thai với nhiều khó khăn, đã gặp hết các tai biến sản khoa, nên sự đồng cảm của chị với những bệnh nhân của mình rất lớn: “Có thai phụ khi 32-34 tuần mới biết con bị dị tật sinh ra không sống được, mang gen bệnh nặng… Nhưng lúc đó nếu dừng thai, nguy cơ tai biến cho mẹ rất lớn. Là phụ nữ khi con mình tiên lượng không tốt nhưng vẫn phải duy trì hàng ngày rất đau xót”.

Khái niệm về sản khoa hiện nay đã có những bước thay đổi. Trước đây, những trường hợp thai nhi chỉ vài gram hay 1kg có thể không nuôi được. Nhưng bây giờ, thai nhi được chăm chút từ trong bụng. Sau khi thực hiện can thiệp, mẹ và thai nhi tiếp tục được tư vấn, chăm sóc để trưởng thành. Đến khi sinh sẽ tiếp tục được bác sĩ sơ sinh chăm sóc một cách kịp thời nhất, tốt nhất cho em bé./.

Can thiệp bào thai là lĩnh vực rất sâu của sản khoa. Bác sĩ làm chuyên khoa can thiệp bào thai sẽ phải hỗ trợ, giải quyết nhiều vấn đề của sản phụ, bào thai như: điều trị bệnh lý khi mẹ đang mang thai, với thai nhi thực hiện các kỹ thuật như siêu âm, chẩn đoán trước sinh, cung cấp phương pháp điều trị và thực hiện can thệp bào thai, kỹ năng tư vấn nguy cơ cao của thai kỳ và ăn uống, thuốc thang… Đồng thời, phải có phối hợp chặt chẽ, phối hợp giữa các chuyên ngành. Có ca khó phải hội chẩn liên viện với chuyên gia đầu ngành về di truyền, nhi khoa, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh… để đưa ra phác đồ cho đúng bệnh nhân ấy.

Ekip triển khai kỹ thuật can thiệp có bác sĩ gây mê, di truyền học, sản, siêu âm chẩn đoán, nội trú về di truyền.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thiếu kháng sinh hiếm cho bệnh nhân ngộ độc cá chép ủ muối nặng nhất (20-03-2023)
    5 bất thường khi ngủ ban đêm là dấu hiệu ung thư (20-03-2023)
    Sau khi truyền thuốc giải độc, 3 bệnh nhân ngộ độc cá chép muối ủ chua nặng nhất ra sao? (19-03-2023)
    Người đàn ông cầm theo đầu con rắn đến viện sau khi bị cắn vào tay (19-03-2023)
    Cảnh báo hiểm họa từ ấm siêu tốc (15-03-2023)
    Bệnh xá đảo Trường Sa Đông mổ cấp cứu một ngư dân bị viêm ruột thừa cấp (11-03-2023)
    Thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nang cứng Locobile-200 (Celecoxib 200mg) (11-03-2023)
    Bác sĩ cảnh báo 6 hành vi khiến buồng trứng tổn thương nhanh (11-03-2023)
    Trước khi đi ngủ uống 1 cốc nước này vừa tốt cho dạ dày vừa chống ung thư vô cùng hiệu quả (01-03-2023)
    Nam thanh niên gặp nạn vì dùng chuỗi bi kim loại 'tự sướng' (28-02-2023)
    Người đàn ông bị thủng trực tràng do dùng vòi xịt sai cách (28-02-2023)
    Indonesia tìm cách hóa giải 'cơn khát' bác sĩ chuyên khoa (27-02-2023)
    Tiêu thụ đồ uống phổ biến hàng ngày làm tăng 76% nguy cơ mỡ nội tạng (26-02-2023)
    Tưởng dấu hiệu đau dạ dày đơn giản, không ngờ mắc bệnh tim mạch nguy cơ tử vong cao (21-02-2023)
    WHO vẫn duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (16-02-2023)
    Ăn nấm hái ven đường, 5 người trong gia đình ngộ độc (15-02-2023)
    Nóng: Bộ Y tế gia hạn gần 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế (08-02-2023)
    Trường hợp hiếm gặp mắc Alzheimer dù mới 19 tuổi (06-02-2023)
    Thời tiết nồm ẩm dễ sinh bệnh, bác sĩ khuyến cáo cách phòng chống (05-02-2023)
    Mất 2 lít máu vì vỡ thai ngoài tử cung (03-02-2023)

Các bài viết cũ:
    Lấy búi tóc to như quả cam trong dạ dày bé gái 3 tuổi ở Đồng Nai (29-12-2022)
    Hai người ở Hà Nội có phổi đông đặc nghi do di chứng Covid-19 (29-12-2022)
    Mỹ muốn sớm có dữ liệu về trình tự gien của virus SARS-CoV-2 từ Trung Quốc (28-12-2022)
    Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do virus Adeno (27-12-2022)
    Hàn Quốc bắt đầu tiêm vaccine cải tiến của Moderna chống biến thể Omicron (26-12-2022)
    Người đàn ông 46 tuổi tử vong đột ngột vì nhồi máu não, bác sĩ nói: 3 thói quen cần thay đổi trước khi đi ngủ (08-12-2022)
    Hiếm gặp, ba trẻ sơ sinh mới 5-16 ngày tuổi đã mắc sốt xuất huyết (22-11-2022)
    Vi khuẩn Salmonella thường có trong thực phẩm nào và nguy hại ra sao? (22-11-2022)
    Người phụ nữ nhiễm sán dây vì hay ăn thịt bò tái (14-11-2022)
    Người đàn ông dần bị 'khô máu' vì bệnh lý hiếm gặp (10-11-2022)
    Việt Nam lần đầu phát hiện song thai cùng trứng nhưng khác giới tính, kiểu gene (09-11-2022)
    Những tác hại vô cùng nguy hiểm của việc uống bia mỗi ngày (02-11-2022)
    Những người chưa từng mắc COVID-19, đây là 5 lý do (30-10-2022)
    Cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Bộ Y tế ra công văn khẩn (24-10-2022)
    Mỹ cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 của Novavax làm mũi tăng cường (20-10-2022)
    Ca bệnh đậu mùa khỉ thứ hai có khả năng lây ra cộng đồng không? (20-10-2022)
    Cô gái 29 tuổi qua đời do ung thư chỉ vì 1 sai lầm phổ biến khi giặt đồ lót (18-10-2022)
    Canada cấp phép vaccine ngừa các dòng phụ của biến thể Omicron (08-10-2022)
    Nữ bệnh nhân tử vong sau khi nhổ 4 chiếc răng khôn cùng lúc (06-10-2022)
    4 loại siro trị ho của Ấn Độ nghi liên quan đến trẻ tử vong ở Gambia (06-10-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146628133.