Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Cố leo ra mỏm đá 'tử thần' ở Hà Giang, du khách người Anh gặp nạn
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Campuchia chọn người kế nhiệm chức Tư lệnh quân đội
    Tin Việt Nam
Việt Nam đang điều tra người bị FBI truy nã vì rửa tiền
    Tin Cộng Đồng
Hãy Về Để Thấy Niềm Vui
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Minh Hằng 'chốt đơn' 2 căn nhà để chào đón quý tử đầu lòng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Sự kiện của Hương Giang bị hủy phút chót
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Lý do động đất Indonesia gây thiệt hại thảm khốc
Trận động đất xảy ra hôm 21/11 ở Indonesia được nhận định là có cường độ không lớn và tâm chấn nông, song nó lại gây ra thiệt hại nặng nề vì nhiều yếu tố khác nhau.

Một trận động đất mạnh 5,6 độ đã khiến hơn 260 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trên đảo chính Java (Indonesia), theo AP.

Các thi thể tiếp tục được kéo ra khỏi đống đổ nát vào sáng 22/11 tại thành phố Cianjur - khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Thành phố này thuộc tỉnh Tây Java có đông dân cư nhất của đất nước và cách thủ đô Jakarta khoảng 217 km về phía nam. Trong khi đó, nhiều người vẫn đang mất tích.

Cường độ của trận động đất này thường được cho là sẽ gây ra thiệt hại nhẹ cho các tòa nhà và công trình khác. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khoảng cách gần với các đường đứt gãy, độ nông của trận động đất và đặc điểm của cơ sở hạ tầng đều góp phần gây ra thiệt hại này.

Tại một bệnh viện địa phương, số lượng bệnh nhân trở nên quá tải, nhiều người bị thương phải nằm trên sàn nhà hoặc dưới những chiếc lều tạm bợ. Vào đêm 21/11, các nạn nhân đã được điều trị dưới ánh nến do khu vực này đã bị cắt điện trên diện rộng.

Trận động đất tại Indonesia có được coi là “mạnh” không?

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết trận động đất vào chiều 21/11 mạnh 5,6 độ và xảy ra ở độ sâu 10 km. Do đó, nó được coi là trận động đất có tâm chấn nông, vì năng lượng địa chấn không di chuyển xa trước khi tác động đến con người và các tòa nhà, theo Washington Post.

Các trận động đất ở quy mô này thường không gây thiệt hại trên diện rộng đối với cơ sở hạ tầng vững chãi. Tuy nhiên, cơ quan này chỉ ra rằng thiệt hại còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, chẳng hạn khoảng cách từ trận động đất, loại đất của khu vực đó...

Động đất có thể xảy ra mọi lúc và ở những độ sâu khác nhau. Theo Babek Hejrani, một nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia, chúng chỉ trở nên "có sức tàn phá" khi xuất hiện gần cơ sở hạ tầng hoặc thành phố.

Theo bà, càng ở gần tâm chấn của trận động đất thì sức tàn phá của nó càng lớn. Và tâm chấn của trận động đất hôm 21/11 nằm gần thành phố đông dân cư Cianjur, ABC đưa tin.

Tại sao trận động đất này gây ra thiệt hại lớn?

Các chuyên gia cho biết vị trí gần các đường đứt gãy, độ sâu của động đất và việc các tòa nhà không được xây với thiết kế chống chịu động đất là những yếu tố gây ra thiệt hại này.

“Mặc dù trận động đất có quy mô trung bình, nó xảy ra gần bề mặt và nằm trong đất liền, gần nơi người dân sinh sống. Năng lượng của nó vẫn đủ lớn để gây ra rung lắc đáng kể, từ đó dẫn đến thiệt hại”, Gayatri Marliyani, phó giáo sư địa chất tại Đại học Gadjah Mada (Yogyakarta, Indonesia), cho biết.

Ngoài ra, bà Marliyani nhận định khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất nằm gần một số đường đứt gãy đã được biết đến từ trước.

Đường đứt gãy là nơi có một vết nứt dài trong lớp đá tạo thành bề mặt Trái Đất. Khi động đất xảy ra bên trên một trong những đường đứt gãy này, đá ở một bên của đường đứt gãy đó sẽ bị xô lệch so với bên kia.

“Khu vực này dường như có nhiều đường đứt gãy trong đất liền nhất so với những nơi khác ở Java”, bà Marliyani nói.

Bên cạnh đó, theo nhận định của bà, trong khi một số vết nứt đã được nhiều người biết đến ở khu vực này, một số vết nứt đang hoạt động khác vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Danny Hilman Natawidjaja, một chuyên gia địa chất động đất tại Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Địa chất của Viện Khoa học Indonesia, cho biết nhiều tòa nhà trong khu vực này cũng không được thiết kế chống động đất, từ đó càng góp phần gây ra thiệt hại.

Động đất như vậy có thường xuất hiện tại Indonesia?

Đất nước có hơn 270 triệu dân này thường xuyên phải hứng chịu động đất, núi lửa phun trào và sóng thần do nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”. Khu vực này trải dài khoảng 40.000 km và là nơi xảy ra phần lớn các trận động đất trên thế giới.

Nhiều trận động đất ở Indonesia có quy mô nhỏ, cũng như gây ra ít hoặc không có thiệt hại. Tuy nhiên, nước này cũng từng chứng kiến những trận động đất chết người.

Năm 2004, một trận động đất 9,1 độ ở ngoài khơi Sumatra đã gây ra sóng thần trên khắp Ấn Độ Dương, khiến 226.000 người thiệt mạng - trong đó quá nửa là người Indonesia.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hãy Về Để Thấy Niềm Vui (23-03-2023)
    Thêm 5 ca nhiễm virus Marburg tử vong (22-03-2023)
    Chính thức đề xuất tăng thời hạn miễn thị thực từ 15 ngày lên 30 ngày (15-03-2023)
    Hồi chuông báo động sau vụ nữ du khách Nhật Bản bị quấy rối tập thể (15-03-2023)
    Nhật Bản có kế hoạch sơ tán người dân khỏi sóng thần bằng ô tô (11-03-2023)
    Hành động bị cấm ở công viên Nhật Bản (11-03-2023)
    Ngày hội Xuân Yêu Thương cùng Mục sư Franklin Graham tại TP.HCM (10-03-2023)
    Máy bay trực thăng cấp cứu y tế chở 5 người bị mất tích ở Philippines (01-03-2023)
    Tiếp tục xảy ra động đất mạnh rung chuyển miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ (27-02-2023)
    Hàng chục thi thể dạt vào khu nghỉ mát nổi tiếng ở Italia (26-02-2023)
    Người thứ 5 trên thế giới được chữa khỏi HIV (21-02-2023)
    Cảm xúc vỡ òa của người lính Việt Nam khi cứu sống nạn nhân động đất (19-02-2023)
    Cựu cầu thủ Chelsea qua đời sau trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ (18-02-2023)
    Philippines: Máy bay mất tích không lâu sau khi cất cánh (18-02-2023)
    Thêm kỳ tích giải cứu nạn nhân 248 giờ sau động đất (16-02-2023)
    Báo cáo điều tra sơ bộ về vụ rơi máy bay ở Nepal làm 71 người chết (15-02-2023)
    Chia sẻ, động viên cộng đồng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ (14-02-2023)
    Học sinh Nhật Bản bị cấm mặc áo khoác trong mùa đông (14-02-2023)
    Nhói lòng cảnh an táng tập thể các nạn nhân động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ (10-02-2023)
    Thủ tướng tin tưởng cộng đồng người Việt tại Singapore lớn mạnh, phát triển hơn nữa (08-02-2023)

Các bài viết cũ:
    'Ác mộng' tìm nhà thuê ở London (Anh) giữa khủng hoảng (22-11-2022)
    COP27: Pháp và Thụy Sĩ kỳ vọng nhiều hơn ở thỏa thuận khí hậu (20-11-2022)
    Malaysia ủng hộ phán quyết của tòa án Hà Lan về vụ rơi máy bay MH17 (18-11-2022)
    Máy bay chở 228 khách nguy cơ bị khủng bố, chiến đấu cơ hộ tống hạ cánh khẩn cấp (14-11-2022)
    Nổ rung chuyển phố đi bộ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, 87 người thương vong (14-11-2022)
    Trung Quốc trải qua 'ngày căng nhất' vì COVID-19 (14-11-2022)
    Giải ngân hơn 10 triệu USD mua vắc xin từ Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 (10-11-2022)
    Khách khuyết tật thích Trung Quốc, Nhật Bản (10-11-2022)
    LHQ công bố kế hoạch xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai toàn cầu (08-11-2022)
    Armenia và Azerbaijan tiến hành đối thoại về hiệp ước hòa bình (08-11-2022)
    Hong Kong nới lỏng giới hạn Covid-19 cho du khách (08-11-2022)
    Tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN (08-11-2022)
    Ukraine đặt mục tiêu hoàn tất gia nhập EU vào cuối năm 2024 (07-11-2022)
    Thủ tướng Nhật Bản công bố kế hoạch công du Đông Nam Á (07-11-2022)
    Việt Nam ủng hộ quan điểm đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN (07-11-2022)
    Mâu thuẫn bùng nổ ở châu Âu vì người tị nạn Ukraine (04-11-2022)
    Nổ khí methane tại mỏ than ở Kazakhstan khiến nhiều người thiệt mạng (03-11-2022)
    Khách Việt trả lại vé xem World Cup vì chi phí quá cao (01-11-2022)
    Meet Vicky Behenna (30-10-2022)
    Vụ giẫm đạp ở Seoul: Đại sứ quán Việt Nam xác nhận có 1 công dân thiệt mạng (30-10-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146673122.