Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện nhiều hang động nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới
    Tin Việt Nam
Tuyên bố báo chí chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Malaysia
    Tin Cộng Đồng
Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch chó dại
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Mỹ nhân Hàn phải hủy show vì đứt dây chằng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Ngân hàng ASEAN đối mặt rủi ro nợ xấu phình to khi lãi suất tăng
Các ngân hàng ở khu vực ASEAN đang đối mặt với rủi ro nợ xấu tăng lên rõ rệt từ các khoản cho vay đang có lãi suất cao. Trong khi đó, khách hàng cũng đang phải chật vật xoay sở chi phí trả nợ trong thời kỳ nguồn tài chính giá rẻ đã kết thúc.

Từ Singapore đến Thái Lan, các ngân hàng cho biết, đang theo dõi sổ sách để nắm bắt rủi ro các khoản nợ mất khả năng chi trả khi lãi suất tăng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đứng trước cơn suy thoái tiềm ẩn do lạm phát tăng vọt và các căng thẳng địa chính trị.

Các ngân hàng lớn nhất của ASEAN, gồm DBS, OCBC và UOB của Singapore bám theo các động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để thiết lập mức lãi suất mới đối với các khoản cho vay. Với việc Fed tăng mạnh lãi suất trong năm nay để kiềm chế lạm phát, các ngân hàng Singapore đã được hưởng lợi nhờ thu nhập lãi suất tăng lên.

Ví dụ, tuần trước, DBS, ngân hàng lớn nhất ASEAN, báo cáo lợi nhuận ròng trong quí 3 tăng 32% so với một năm trước, lên mức kỷ lục 2,24 tỉ đô la Singapore (1,6 tỉ đô la Mỹ).

Thu nhập lãi suất thuần (NII) của DBS trong quí vừa qua, được xác định bằng mức chênh lệch giữa thu nhập từ lãi cho vay và chi phí lãi trả cho người gửi tiền, tăng 23% so với quí trước, lên 3,02 tỉ đô la Singapore.

“Chúng tôi bước vào năm tới với lợi thế tăng lãi suất, bảng cân đối kế toán mạnh mẽ và khả năng nắm bắt tăng trưởng đã được chứng minh. Điều này cho phép chúng tôi tiếp tục tạo lợi nhuận cho cổ đông”, Piyush Gupta, Giám đốc điều hành DBS nói.

Tuy nhiên, DBS và các ngân hàng khác đang thẩm định rủi ro tín dụng do tiếp xúc với các khoản cho vay có rủi ro cao. Trong một báo cáo được công bố vào tháng trước, Ngân hàng Maybank của Malaysia đã cảnh báo những rủi ro mà các ngân hàng Singapore đang đối mặt từ hoạt động kinh doanh ở khu vực Bắc Á.

“Một rủi ro quan trọng cần đề phòng là chất lượng tài sản từ khu vực Bắc Á đang xấu đi. Điều này có thể khiến chi phí tín dụng tăng cao hơn”, nhà phân tích Thilan Wickramasinghe của Maybank nói và cho rằng, yếu tố không thể xem nhẹ là căng thẳng hiện nay trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và tác động lây lan tiềm tàng của nó đối với bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Singapore.

Thị trường bất động sản Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi làn sóng vỡ nợ trái phiếu, khiến nhiều dự án căn hộ bị đình trệ, dẫn đến cuộc tẩy chay thanh toán vay thế chấp của những người mua nhà. Tình hình này càng gây suy giảm niềm tin trong lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm khoảng 25% GDP Trung Quốc.

Ngân hàng UOB có 17% danh mục cho vay tiếp xúc với Đại Trung Quốc, gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Trong báo cáo thu nhập quí 3, UOB cho biết các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang có các khoản vay 3 tỉ đô la Singapore ở ngân hàng này.

Trong cuộc họp báo cáo thu nhập cuối tháng 10, Giám đốc tài chính của UOB Lee Wai Fai thừa nhận, ông lo ngại các khoản cho vay ở Trung Quốc đại lục, nơi nhiều công ty bất động sản đang vay quá mức.

Một báo cáo gần đây của Moody’s Investors Service nhận định, tình trạng căng thẳng tài chính của các nhà phát triển bất động sản ở Trung Quốc sẽ góp phần làm gia tăng các khoản nợ xấu ở các ngân hàng Singapore. Báo cáo cảnh báo chất lượng tài sản của các ngân hàng Singapore sẽ suy yếu khi lãi suất cao hơn gây áp lực lên những khách vay đang gặp bất ổn tài chính.

“Lợi nhuận của họ (các ngân hàng Singapore) sẽ chịu một số áp lực vào cuối năm 2023 vì sẽ phải tăng trích lập dự phòng rủi ro thua lỗ cho các khoản vay khi chất lượng tài sản suy giảm do lãi suất cao hơn. Điều này cũng sẽ khiến tăng trưởng cho vay bị hạn chế”, theo báo cáo.

Các ngân hàng ở các nước ASEAN khác cũng đang đối mặt với rủi ro tín dụng tăng cao. Công ty nghiên cứu tài chính CreditSights lưu ý, Thái Lan nằm trong số các nước có mức nợ hộ gia đình cao so với GDP. Các khoản vay thế chấp mua nhà với lãi suất thả nổi chiếm phần lớn các khoản vay thế chấp tại các ngân hàng Thái Lan.

Lãi suất thả nổi sẽ tăng lên khi các điều kiện vay vốn giá rẻ ngày càng thu hẹp, gây thêm gánh nặng cho những người đang trả lãi các khoản vay thế chấp mua nhà và làm tăng nợ xấu đối với các ngân hàng.

CreditSights cho biết, ngân hàng Bangkok Bank của Thái Lan có 80% dư nợ cho vay thế chấp được neo theo lãi suất thả nổi, trong khi tỷ lệ này của Ngân hàng TMBThanachart là 90%. Các ngân hàng của nước này nhận thức được tác động của việc tăng lãi suất đối với khách hàng và đang tích cực tìm cách xác định những người vay có dấu hiệu cảnh báo sớm về khó khăn tài chính.

Trong một báo cáo khác, được công bố vào tháng này, CreditSights nhận định các ngân hàng của Indonesia, dù được hưởng lợi nhuận tốt nhờ lãi suất cho vay cao hơn nhưng cũng đang phải vật lộn với những triển vọng trái chiều về chất lượng tài sản.

Theo đó, tốc độ cải thiện chất lượng đang chậm lại đối với ngân hàng BNI (Bank Negara Indonesia) và ngân hàng BTN (Bank Tabungan Negara) của Indonesia.

Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính của Indonesia (OJK) đã giới thiệu một chương trình tái cơ cấu khoản nợ của những khách vay bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, chính sách này sẽ bị thu hẹp dần bắt đầu vào quí đầu tiên của năm tới.

“Triển vọng phục hồi của các khoản nợ được cơ cấu lại ngày càng khó khăn vì những người bị bỏ lại đằng sau là những khách vay bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch Covid-19”, CreditSights nhận định và cho biết điều này sẽ gây áp lực đối với các ngân hàng Indonesia.

Trong một báo cáo hồi tháng trước, Fitch Solutions cũng cảnh báo tình huống tương tự ở các ngân hàng của Malaysia. Fitch Solutions cho rằng, các khoản vay có thể trở nên xấu hơn khi các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia không thể tiếp tục trả nợ sau khi các chương trình hỗ trợ trả nợ kết thúc và một số doanh nghiệp có thể bị vỡ nợ.

“Chúng tôi dự báo các khoản nợ xấu ở các ngân hàng của Malaysia sẽ tiếp tục tăng trong những quí tới sau khi các biện pháp hỗ trợ trả nợ bị cắt giảm. Lãi suất cao hơn và lạm phát tăng cũng sẽ khiến các vụ vỡ nợ tiếp tục tăng trong những quí tới”.
DanQuyen.com (Theo thesaigontimes.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đồng bảng Anh trên đà tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2022 (30-03-2023)
    Khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Internet BBI Việt Nam (30-03-2023)
    Kiểm tra 6 địa điểm kinh doanh của F88 tại Hà Nam (30-03-2023)
    EU vẫn nhập khẩu mạnh một số mặt hàng của Nga dù siết chặt trừng phạt (30-03-2023)
    Sớm ngăn chặn, xử lý hành vi 'bức tử' rừng để nuôi trồng thủy sản (30-03-2023)
    Công việc bác sĩ lương 650 triệu đồng mỗi tháng, 2 năm không tìm được người (29-03-2023)
    Rosneft của Nga ký thỏa thuận tăng cường cung cấp dầu cho Ấn Độ (29-03-2023)
    Phái đoàn IAEA đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (29-03-2023)
    Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về tăng trưởng hạ tầng đám mây (29-03-2023)
    Nền kinh tế Nga thiếu lao động trầm trọng (29-03-2023)
    Xoay xở ra sao khi ngân hàng 'e ngại' với thị trường trái phiếu? (28-03-2023)
    First Citizens Bank đạt thỏa thuận mua lại SVB (27-03-2023)
    Giá dầu tăng nhẹ do lo ngại về ngành ngân hàng giảm bớt (27-03-2023)
    Cá ngừ đột phá thị trường nhỏ (27-03-2023)
    Người sáng lập Alibaba Jack Ma trở về Trung Quốc (27-03-2023)
    CEO TikTok Shou Zi Chew giàu cỡ nào? (25-03-2023)
    Giá iPhone 14 tại Việt Nam đã xuống đáy (25-03-2023)
    Hàng trăm tỷ phú Trung Quốc 'rớt hạng' (24-03-2023)
    Toshiba chấp nhận bán mình với giá 15 tỷ USD (23-03-2023)
    Bùng nổ nhiên liệu sinh học có thể khiến dầu ăn thiếu hụt trên toàn cầu (23-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Nhật Bản muốn làm sôi động lại hợp tác ODA với Việt Nam (13-11-2022)
    Binance rút lui khỏi cuộc giải cứu FTX (10-11-2022)
    Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam tiếp tục là thị trường giảm mạnh nhất toàn cầu, tình hình trầm trọng hơn (10-11-2022)
    Chứng khoán lại lao dốc (10-11-2022)
    Người trúng số 2,04 tỷ USD có thể chỉ nhận về hơn 600 triệu USD (10-11-2022)
    Dự báo Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027 (09-11-2022)
    Bò 'cơ bắp' siêu to nuôi lại Việt Nam ra sao? (09-11-2022)
    Lý do tạm đình chỉ điều tra vụ án liên quan hai ái nữ của Chủ tịch Tân Hiệp Phát (09-11-2022)
    'Điểm mặt' các đại án về trái phiếu, chứng khoán và thao túng đấu thầu (08-11-2022)
    Mỹ thu giữ lượng bitcoin bị đánh cắp trị giá 3,4 tỷ USD (08-11-2022)
    Hà Nội: Hơn 1.000m3 xăng dầu được cung ứng thêm cho hệ thống phân phối (08-11-2022)
    Chọn kênh đầu tư nào vào cuối năm (08-11-2022)
    Nga để châu Âu vuột khỏi 'vòng kim cô' khí đốt hay toan tính 'hồi sinh' Nord Stream? (08-11-2022)
    Sắt thép sẽ rời Câu lạc bộ xuất khẩu hơn chục tỷ USD (07-11-2022)
    Long An: Hàng ngàn hecta thanh long bị chặt và bỏ hoang (07-11-2022)
    Hành vi thông thầu, gian lận… trong công tác đấu thầu vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi (07-11-2022)
    Diễn biến mới vụ chuyển nhượng đất công giá rẻ cho Quốc Cường Gia Lai (04-11-2022)
    BIC tạm ứng 420 triệu đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô cho 4 nạn nhân vụ tai nạn giao thông tại Bình Dương (02-11-2022)
    Các 'đại gia' dầu lửa khó xử vì… lãi quá khủng (02-11-2022)
    Các ngân hàng trung ương toàn cầu đẩy mạnh mua vàng trong quý III (02-11-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146785888.