Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện nhiều hang động nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới
    Tin Việt Nam
Tuyên bố báo chí chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Malaysia
    Tin Cộng Đồng
Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch chó dại
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Mỹ nhân Hàn phải hủy show vì đứt dây chằng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Với mong muốn giải quyết 3 vấn đề dân sinh của Thủ đô Hà Nội, bao gồm: Ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão, JVE đã đề xuất cải tạo dòng sông Tô Lịch.

Mới đây, Công ty Cổ phần tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE Group) vừa công bố bản phối cảnh 3D mới nhất về đề xuất xây dựng "hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh".

Với mong muốn giải quyết 3 vấn đề dân sinh của Thủ đô Hà Nội, bao gồm: ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão, JVE Group đã đề xuất cải tạo dòng sông Tô Lịch. Dự án nếu được chấp thuận dự kiến hoàn thành dự án vào năm 2030.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) – đơn vị đề xuất dự án, cho biết, tính khả thi của dự án, phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải của Việt Nam 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Để triển khai dự án, bắt buộc phải đưa vào điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ đô. Bên cạnh đó, hạng mục chạm vào quy hoạch không gian ngầm của các khu vực nội đô sẽ được bổ sung vào dự án.

Cũng theo ông Tuấn Anh, trên cơ sở tham khảo các nước quốc tế và mục tiêu được lãnh đạo thành phố xác định, chậm nhất đến năm 2025 sẽ khởi công, đến năm 2030 là hoàn thành vì sẽ thi công đồng thời cả phần trên, dưới.

"Dự án này có thuận lợi rất lớn là tất cả những phạm vi của công viên chỉ xây dựng bên trong của 2 bên sông, hoàn toàn không phải giải phóng mặt bằng nhà dân ở 2 bên nên tiến độ có thể theo đúng lý thuyết, mục tiêu đề ra. Điều quan trọng, khi không phải giải phóng mặt bằng sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn.

Đáng chú ý, với hệ thống chống ngập và cao tốc ngầm, ngay từ đầu, chúng tôi cũng xác định sông Tô Lịch không phải là dòng sông bình thường. Đây là dòng sông mang giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh nên khi chúng tôi có kế hoạch xây dựng chúng tôi đã xác định không xây ở dưới lòng sông mà xây ở bên dưới phần đường đã có và độ sâu trên 30m nên không ảnh hưởng tới móng nhà các công trình bên trên và long mạch con sông Tô Lịch”, Chủ tịch JVE Group cho hay.

Chuyên gia nói gì

Nhà sử học Lê Văn Lan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long bày tỏ quan điểm: “Mục tiêu dự án không chỉ là việc cứu vớt cho dòng sông đang ngắc ngoải này mà còn làm đẹp, làm vui, làm tốt cho dòng sông này. Chắc chắn chính quyền và nhân dân Thủ đô trông đợi sự thành công của dự án này".

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam chia sẻ, sông Tô Lịch có dấu ấn lịch sử đặc biệt, nhưng bao nhiêu năm nay, chính quyền và người dân Thủ đô trăn trở nhất với dòng sông này là vấn đề môi trường.

“Làm sao để cải tạo được sông Tô Lịch, biến không gian dòng sông thành một Công viên văn hóa mà ở đó lại đảm bảo được vấn đề giao thông thì thật sự đúng là một bài toán khó mà Dự án của JVE Group đề xuất này lại giải quyết được.

Về mặt ý tưởng, tôi đánh giá rất cao. Về mặt không gian như doanh nghiệp đề xuất cũng hoàn toàn không vướng víu gì về giải phóng mặt bằng.

Về mặt công nghệ và kỹ thuật, chúng ta cũng có thể xử lý được.

Còn về mặt đầu tư, tôi nghĩ đó là những cái hướng về tương lai chúng ta cũng có thể giải quyết được.

Thứ nhất là không gian, thứ hai là công nghệ, thứ 3 là vốn đầu tư. Ba vấn đề này hoàn toàn khả thi nếu nhìn về sự phát triển của Hà Nội trong những năm tới”, ông Lợi đánh giá.

Còn theo nhà sử học Dương Trung Quốc, việc khôi phục sông Tô Lịch được một phần nào đó trong điều kiện cho phép đã là điều rất đáng hoan nghênh.
DanQuyen.com (Theo infonet.vietnamnet.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Công an TP.HCM cảnh báo người dân không cho thuê thông tin cá nhân (30-03-2023)
    Học lái xe trên ca-bin mô phỏng không phát sinh thêm chi phí (30-03-2023)
    38 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã xuất viện (29-03-2023)
    Cảnh báo chiêu lừa bán giấy chứng nhận đăng kiểm online (29-03-2023)
    Ưu tiên nguồn lực đầu tư sản xuất trang thiết bị cho lực lượng PCCC (29-03-2023)
    Chủ tịch Quốc hội: Cách mạng 4.0, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế (29-03-2023)
    Bộ Công an thông tin về vụ án Nguyễn Phương Hằng và ca sĩ Vy Oanh (28-03-2023)
    Khai trừ ông Đỗ Hữu Ca ra khỏi Đảng (28-03-2023)
    Khoảng 60 học sinh tiểu học Hà Nội nghi bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại (28-03-2023)
    Công an phong tỏa, kiểm tra, Home Credit nói gì? (28-03-2023)
    Hàng loạt chiêu lừa nhắm vào trường học, mất trăm triệu sau phút bất cẩn (28-03-2023)
    Giám đốc Công an Quảng Trị thông tin về clip 'hôn nhau trong cuộc nhậu' (28-03-2023)
    Công an TP HCM thông tin chính thức vụ clip nghi ép bé 3 tuổi hút ma túy đá (27-03-2023)
    Lý do hoãn xử Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm vụ Alibaba (27-03-2023)
    Bà Rịa Vũng Tàu bắt quả tang 4 tàu cá vi phạm khai thác hải sản trên biển (27-03-2023)
    Kiến nghị miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước (27-03-2023)
    Hà Nội: Cháy bốt bán vé gần cầu Thê Húc, nhiều du khách bỏ chạy (25-03-2023)
    30 người Indonesia bị cưỡng ép thực hiện lừa đảo như thế nào? (24-03-2023)
    2 vợ chồng 'diễn xiếc' trên đèo Hải Vân bị khởi tố (24-03-2023)
    Hà Nội: Tập trung nguồn lực đưa Gia Lâm lên quận (24-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Bộ Tài chính đề xuất giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng (15-07-2022)
    Hỏa hoạn tại trang trại ở Hải Dương khiến 400 con lợn bị chết cháy (15-07-2022)
    Bà Rịa-Vũng Tàu tạm ứng 73 tỷ cho các cơ sở y tế do thâm hụt thu vì dịch bệnh COVID-19 (15-07-2022)
    Bộ Y tế yêu cầu xác định nguyên nhân gây bệnh hoại tử xương hàm mặt (14-07-2022)
    Các chuyến bay đến Phú Quốc vẫn hoạt động bình thường (14-07-2022)
    Ba người bị sét đánh tử vong tại Ninh Bình và Thái Bình (14-07-2022)
    Tài xế Mercedes bị phạt 7 năm tù, bồi thường cho nữ tiếp viên 1,5 tỷ đồng (14-07-2022)
    Phúc thẩm vụ Nhật Cường: Bị cáo Nguyễn Đức Chung được giảm án (13-07-2022)
    Tài xế Grab bắt tay kẻ lừa đảo, mua bán trái phép hàng loạt tài khoản ngân hàng (13-07-2022)
    Tàu cá bị sóng đánh chìm khi đang vào bờ tránh bão, hai người mất tích (12-07-2022)
    Xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Hé lộ diễn biến bất ngờ (12-07-2022)
    Thúc đẩy cơ chế phối hợp trong công tác thông tin đối ngoại (12-07-2022)
    Cựu đại tá Biên phòng: Không nhận tiền, không quen 'trùm' buôn lậu xăng dầu (12-07-2022)
    Hơn 43.000 du khách mắc kẹt tại Phú Quốc do thời tiết xấu được hỗ trợ gì? (12-07-2022)
    Tổng án tù 18 năm cho 4 đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép gần 1 tấn vảy tê tê châu Phi (12-07-2022)
    Phúc thẩm vụ Nhật Cường: Bị cáo khai ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo dừng thầu ngay trước giờ mở thầu (11-07-2022)
    Vụ bạo hành bé gái 8 tuổi tử vong ở TPSG gây chấn động: Xét xử công khai (11-07-2022)
    Cục Hàng không vào cuộc xác minh nữ hành khách ra sát máy bay quay video (11-07-2022)
    Sáng mai, xét xử hai cựu Tư lệnh Cảnh sát biển nhận tiền hối lộ từ trùm buôn lậu xăng (11-07-2022)
    Nhiều chuyến bay ở Tân Sơn Nhất bị delay giữa cao điểm du lịch (11-07-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146791510.