Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Quân đội Nga tiếp tục giành quyền kiểm soát một làng ở Donetsk
    Tin Việt Nam
Việt Nam ủng hộ tích cực và hiệu quả các nỗ lực của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Mỗi hộ gia đình tại Mỹ phải chi thêm 2.500 USD mỗi năm
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
65% số nhà khoa học đầu ngành cả nước hiện đang sinh sống ở Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Để Việt Nam mãi là nơi 'đất lành chim đậu'
Nhằm tăng cường bảo tồn các loài chim hoang dã nói chung và chim di cư nói riêng, sáng 27/5, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo phổ biến và triển khai Chỉ thị số 4/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường cho biết, nhận thức được sự nghiêm trọng của tình trạng săn bắt, buôn bán chim di cư trái phép, Việt Nam đã và đang tăng cường nhiều nỗ lực để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư. Mới đây ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 4/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng đã giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tăng cường bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư.

Chim di cư là loài động vật có ý nghĩa đặc biệt đối với các hệ sinh thái đất ngập nước. Việc bảo tồn, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết đảm bảo một hệ sinh thái khỏe mạnh, góp phần bảo tồn quần thể chim di cư trong khu vực và trên thế giới, không chỉ riêng ở Việt Nam. Do vậy, mục đích của Hội thảo này ngoài việc phổ biến Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ còn là cơ hội để các bên liên quan trao đổi những vấn đề cốt lõi và kế hoạch triển khai hiệu quả Chỉ thị trong thời gian sắp tới để Việt Nam mãi là nơi “đất lành chim đậu”.

Ông Nguyễn Hoài Bảo, đại diện Tổ chức Birdlife International (Tổ chức Bảo tồn Chim hoang dã quốc tế) cho rằng, Việt Nam sở hữu 63 vùng chim quan trọng toàn cầu, 7 vùng chim đặc hữu và được xác định là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong Mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư. Đến nay, có hơn 900 loài chim đã được phát hiện ở Việt Nam, trong đó 99 loài cần ưu tiên bảo tồn. Các vùng chim hoang dã, di cư tại các Vườn Quốc gia như: Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp), Mũi Cà Mau (Cà Mau) và nhiều khu vực khác đã tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng của Việt Nam góp phần bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp. Đồng thời, là một trong những điểm dừng chân cho nhiều loài chim trên thế giới, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước quan trọng và gia nhập Hiệp hội Đường bay Đông Á - Australia (EAAFP) thông qua các cam kết quốc tế.

Thời gian gần đây, Việt Nam nhận thức rõ hơn về các khu vực dừng chân của chim di cư, từ đó có những chính sách, quy định nhằm bảo tồn sinh cảnh, hạn chế xung đột giữa con người và chim di cư cũng như tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động săn bắt, buôn bán chim di cư trái phép.

Theo ông Nguyễn Hoài Bảo, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng vài năm trở lại đây, quần thể chim di cư đang suy giảm nghiêm trọng tại Việt Nam nói riêng và nhiều nước châu Á nói chung. Nguyên nhân là do sự phát triển nhanh chóng xuyên suốt châu Á và tình trạng săn bắn, bẫy bắt trái phép các loài chim đã dẫn đến việc mất đi một khu vực rộng lớn các vùng đất ngập nước ven biển. Hơn nữa, hoạt động săn bắt, tận diệt bằng lưới, súng săn đã tiếp tay cho các nhà hàng buôn bán, tiêu thụ chim hoang dã trái pháp luật. Đây cũng là hành vi tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, mất cân bằng đa dạng sinh học, đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới.

Nhằm bảo tồn chim hoang dã tại Việt Nam trong thời gian tới, ông Lê Mạnh Hùng, Chi hội trưởng, Chi hội nghiên cứu và bảo tồn chim hoang dã Việt Nam khuyến nghị, Việt Nam cần tăng cường quan hệ công tác, hợp tác với các Tổ chức Bảo tồn trong nước và quốc tế, các trường Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm nhằm thực hiện đồng bộ hơn các chương trình bảo tồn chim hoang dã. Bộ Công an và các bộ liên quan, tăng cường công tác giám sát, xử lý vi phạm liên quan đến động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim hoang dã. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần giám sát chặt chẽ hơn trong việc đánh giá các dự án tài nguyên và môi trường; các dự án thủy điện, điện gió… Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung các nội dung liên quan tới bảo tồn động vật hoang dã, trong đó có bảo tồn các loài chim hoang dã vào chương trình học và các hoạt động ngoại khóa cho học sinh….

Tại hội thảo, các chuyên gia và các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về giải pháp và tổ chức triển khai Chỉ thị, trong đó nhấn mạnh việc rà soát, xây dựng và trình ban hành các quy định; hướng dẫn bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; tăng cường truyền thông về Chỉ thị; lồng ghép triển khai Chỉ thị trong triển khai các quy định về bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam (26-08-2024)
    Các hoạt động tại triển lãm Vietfood & Beverage - Propack Vietnam (06-08-2024)
    Hồi sinh Bồ Bát - 'tổ nghề' của làng gốm Bát Tràng (31-07-2024)
    Chùa Cầu sau trùng tu đảm bảo giá trị cốt lõi, hài hòa và chân xác (29-07-2024)
    Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo (28-06-2024)
    Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng (16-06-2024)
    Thừa Thiên Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển (07-06-2024)
    Sức hút của những cửa hiệu lâu đời tại địa phương (05-06-2024)
    Hàng loạt sự kiện văn hóa, du lịch tại Lễ hội 'Tận hưởng Đà Nẵng 2024' (03-06-2024)
    Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (18-05-2024)
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)

Các bài viết cũ:
    Trả lại vẻ đẹp nguyên sơ cho những phiến đá cổ đèo Mã Pì Lèng (13-05-2022)
    Chiêm ngưỡng bức tượng Phật đôi cao nhất Việt Nam tại Quy Nhơn (10-05-2022)
    Check-in con đường xuyên biển ở đảo Điệp Sơn (10-05-2022)
    Ơi con cá lia thia! (02-05-2022)
    Đời sống ở làng đảo biệt lập giữa trùng khơi (29-04-2022)
    10 thành phố hiếu khách nhất Việt Nam năm 2022 (01-04-2022)
    Đà Lạt vào top 3 điểm đến ngắm hoa đẹp nhất thế giới (25-03-2022)
    Hãng tin Mỹ xếp Hội An 'chung chiếu' với Paris về lãng mạn (14-02-2022)
    Quần thể tâm linh Fansipan và những giá trị văn hóa bền vững (30-07-2021)
    Vẻ đẹp bình dị của phố cổ Hội An làm say lòng du khách (23-04-2021)
    Phố Hà thành lưu giữ bao mùi hương? (19-04-2021)
    Rừng săng lẻ Nghệ An mùa thay lá nhìn từ ống kính flycam (19-04-2021)
    4 cánh đồng muối nổi tiếng ở miền Trung (19-04-2021)
    Bãi Yên Ngựa - Góc nhỏ yên bình ngay giữa lòng Đà Nẵng (14-04-2021)
    3 khu chợ nổi trứ danh không thể bỏ lỡ khi du lịch miền Tây (13-04-2021)
    Cận cảnh những cây cầu nổi tiếng Việt Nam đẹp lung linh khi về đêm (13-04-2021)
    2 ngày khám phá những điểm du lịch được yêu thích ở đảo Phú Quốc (20-09-2019)
    Mướt mắt với sắc màu vụ mùa ngắm từ đỉnh Núi Sam (06-08-2019)
    Vẻ đẹp Hội An dưới góc nhìn travel blogger Thái Lan (19-07-2019)
    Ngất ngây sắc tím hoa thàn mát ở Sơn Trà (05-05-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155918910.