Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
10 địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch đảo Phú Quý
    Tin Thế Giới
Tàu chở dầu gặp sự cố ở kênh đào Suez, giao thông đường thủy toàn cầu gián đoạn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Australia Anthony Albanese kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nhiều khách sạn chỉ nhận khách ở ít nhất 2 ngày
    Tin Hoa Kỳ
Tổng thống Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ
    Văn Nghệ
Hoàng tử Harry và vợ bị cánh săn ảnh rượt đuổi nguy hiểm ở New York
    Điện Ảnh
Brad Pitt tố Angelina Jolie cố tình trả thù
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ Nhật Bản gây bất ngờ khi hát opera bằng Tiếng Việt
    Văn Học
Học để sống hay học để chết?' - Câu hỏi từ nữ tiến sĩ khiến nhiều cha mẹ giật mình

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Nhà thơ Y Phương qua đời
Nhà thơ Y Phương - tác giả bài "Nói với con" - qua đời ở tuổi 74 do đột quỵ tại nhà riêng, tối 9/2.

Họa sĩ Hoàng A Sáng - con rể nhà thơ - cho biết khoảng 20h tối, anh lên phòng thấy ông bất tỉnh. Gia đình sau đó gọi cấp cứu, họ xác nhận ông đã mất nên không đưa tới bệnh viện. Trước đó, sức khỏe ông giảm sút vì bệnh tuổi già.

Chị Hứa Nhuệ Anh - con gái nhà thơ - cho biết cả đời ông gắn với chữ nghĩa, chú trọng văn hóa nguồn cội. Trước khi mất, ông đang thực hiện tác phẩm về chữ Nôm Tày - chữ viết của người Tày. Ông cũng có nhiều dự định về thơ ca còn dang dở. Chị viết: "Cảm ơn ba đã sống một cuộc đời thành tựu thật đẹp và thương yêu chúng con đến giây phút cuối cùng. Chúng con sẽ là sự tiếp nối của ba".

Nhận tin báo từ gia đình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều không tin đó là sự thật. Trước Tết Nguyên đán, Y Phương tới Hội Nhà văn Việt Nam (Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) dự sự kiện, cả hai còn vui vẻ trò chuyện về thơ ca và cuộc sống.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết trên trang cá nhân: "Ông sống ở Cao Bằng rồi theo con về Hà Nội. Tôi luôn cảm thấy những ngọn gió và câu hát tháng giêng (tác phẩm Tiếng hát tháng giêng của Y Phương) từ núi cao cố hương cũng theo ông về chốn đô thành. Những ngọn gió và câu hát ấy ban ngày bị chìm khuất trong ồn ĩ của người và xe nơi thành phố. Nhưng đêm đêm lại trỗi dậy thổi qua ngôi nhà, làm ông nhiều lúc khóc như một cậu bé Tày ba tuổi và đưa ông về nơi chôn nhau cắn rốn.

Nhiều lúc, ông phải kêu lên trong buồn bã bởi nhớ quê. Nhất là những năm tháng tuổi già ít về được cố hương. Nhưng giờ ông đã hoàn toàn được trở về nơi chốn ấy để gặp tổ tiên, ông bà, cha mẹ và chìm đắm trong những câu hát tháng giêng. Xin cúi đầu tiễn biệt ông, một tài năng đặc biệt và một nhân cách lớn".

Y Phương tên thật Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, dân tộc Tày ở Cao Bằng. Ông tốt nghiệp trường Điện ảnh Việt Nam và Viết văn Nguyễn Du. Ông từng là Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin Cao Bằng, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông bắt đầu sự nghiệp thơ ca từ năm 1973, khi những tác phẩm được in trên báo như Bếp nhà trời, Dáng một con sông. Nhà thơ sau đó phát hành hơn 10 tập thơ, trường ca như: Nói với con (1980), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Thơ Y Phương (2002), Vũ khúc Tày (2015).... hai tản văn Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm (2009), Kungfu người Co Xàu (2010) và một tập kịch Người của núi (1982)...

Nhà thơ nỗ lực giữ gìn và quảng bá văn hóa dân tộc Tày trong các tác phẩm thơ, tản văn. Trong đó bài Nói với con, được in trong sách giáo khoa lớp 9, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Y Phương. Những dấu ấn văn hóa của người Tày được đặc tả qua các câu từ "Vách nhà ken câu hát", "Sống trên đá", "Sống trong thung", "Lên thác xuống ghềnh"...

Bài thơ Nói với con

Trong tản văn Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm, nhà thơ đưa độc giả đến với Tết anh cả, Tết cốm, Tết Slip Sli ăn thịt vịt, Tết Vía trâu... Nhiều đoạn, ông sử dụng tiếng Tày để thể hiện những phong tục tập quán quê nhà: "Dzương eng, tục thăm gái đẻ", "Dân Co Xàu hát Woàng dzà" hay "Ông dzang tâng hương đèn"... Ngoài ra, ông có nhiều tác phẩm khác như Đàn then, Tiếng hát tháng giêng, Mùa hoa, Tên làng... Sinh thời, Y Phương nói: "Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề. Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình".

Y Phương từng đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 với tập thơ Tiếng hát tháng giêng, giải A của Hội đồng Văn học dân tộc - Hội nhà văn Việt Nam với tập Lời chúc... Ông nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007.
DanQuyen.com (Theo vnexpress.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Học để sống hay học để chết?' - Câu hỏi từ nữ tiến sĩ khiến nhiều cha mẹ giật mình (04-06-2023)
    Bạn biết gì về Ngày Quốc tế Thiếu nhi? (31-05-2023)
    Bất cập từ việc chọn sách giáo khoa kiểu 'đồng phục' (29-05-2023)
    Học sinh Việt Nam đoạt giải Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2023 (22-05-2023)
    Thủ tướng: Cần có cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro, thất bại trong khoa học (17-05-2023)
    Kỳ tích nam sinh xứ Nghệ lọt top 1% điểm SAT cao nhất thế giới (16-05-2023)
    Học phí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cao nhất 82 triệu đồng (15-05-2023)
    Hà Nội: Gần 95% thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT xét tuyển đại học (13-05-2023)
    Đấu trường chứng khoán cho sinh viên toàn quốc (10-05-2023)
    Một trường tổ chức thi nhầm ngày, học sinh toàn tỉnh Bình Dương phải thi lại (05-05-2023)
    Học phí đại học chạm trần, các trường loay hoay tự chủ (03-05-2023)
    Nữ sinh đầu tiên giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2023 (16-04-2023)
    Sai lầm trong việc giáo dục con mà nhiều cha mẹ mắc phải (15-04-2023)
    Thí sinh lỡ kỳ thi chứng chỉ TOPIK vì không đến trước 30 phút (10-04-2023)
    Thầy giáo ở Mỹ bị sa thải vì yêu cầu học sinh viết cáo phó (08-04-2023)
    Căng thẳng giữa tự nhiên và văn hóa (03-04-2023)
    Sinh viên Việt đạt giải thi tìm kiếm công nghệ quan trắc sông Mekong (03-04-2023)
    Thủ tướng thăm, trao quà cho làng SOS Nha Trang và trẻ mồ côi do COVID-19 (01-04-2023)
    Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ (22-03-2023)
    Những chàng trai 'Vàng' Olympic quốc tế (22-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Trọn vẹn 'Giấc mơ Việt Nam tôi' của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (10-02-2022)
    Giải Nobel Văn học 2021 tôn vinh tình nhân ái (07-10-2021)
    Cuốn tiểu thuyết đầu tiên do nhà văn AI sáng tác sẽ phát hành vào ngày 25/8 (22-08-2021)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (22-06-2020)
    Xuất bản hồi ký 'Đoàn binh Tây Tiến' (04-09-2019)
    Hồi ký Michelle Obama (kỳ một): Obama đi trễ ở lần đầu gặp vợ (28-08-2019)
    Truyện ngắn của Hồ Anh Thái: Chỗ ngồi (03-08-2019)
    CON AC MONG MY (4) (11-04-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (3) (31-03-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (2) (20-03-2019)
    CƠN ÁC MỘNG MỸ (13-03-2019)
    DONALD TRUMP  (01-03-2019)
    Nỗi buồn chiến tranh hay phía tây không có gì lạ (03-11-2018)
    Tôn trọng khác biệt làm nên hạnh phúc (20-10-2018)
    Từ tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đến Chuyện tình Lan và Điệp (06-10-2018)
    Homo Deus: Tương lai có thuộc về loài người? (04-10-2018)
    Tiểu thuyết nổi tiếng với tựa một chữ “V.” ra mắt độc giả Việt Nam (25-09-2018)
    Những điều Cha Mẹ có thể học được từ "Giết con chim Nhại" (22-09-2018)
    THẾ GIỚI CỔ TÍCH U SẦU ĐẸP ĐẼ CỦA OSCAR WILDE (16-09-2018)
    TẠI SAO ĐỌC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN (03-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Những đứa trẻ thiếu mẹ


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 147614310.