Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện nhiều hang động nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới
    Tin Việt Nam
Tuyên bố báo chí chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Malaysia
    Tin Cộng Đồng
Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch chó dại
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Mỹ nhân Hàn phải hủy show vì đứt dây chằng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Trẻ nhỏ có thể phải chịu di chứng suốt đời nếu thiếu mũi tiêm này
Một bé trai 1 tháng tuổi rất bụ bẫm, được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng tím tái, co giật. Bé phải phẫu thuật vì xuất huyết não. Dù được cứu sống, nhưng bé mang di chứng suốt đời.

Bác sĩ Lê Quang Mỹ, khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.SG, ngay từ đầu năm mới, anh và đồng nghiệp đã đối mặt với những tình huống đau lòng khi trẻ nhỏ bị xuất huyết não.

Tối 29 Tết, một cháu bé hơn 1 tháng tuổi bị xuất huyết não không rõ nguyên nhân. Bé được chuyển mổ khẩn cấp, mở hộp sọ lấy máu bầm trong não và giảm áp.

Tối mùng 5 Tết, một bé 14 tháng tuổi bị ngã từ trên lầu xuống đất với độ cao khoảng 5m. Dù đã phẫu thuật thành công nhưng do tổn thương não quá nặng, bé qua đời sau 5 ngày.

Với nhiều người, Tết là đoàn viên, nhưng với cha mẹ bé, Tết Nhâm Dần trở thành ký ức đau buồn nhất.

“Có những trường hợp đã phẫu thuật giữ được tính mạng nhưng bé bị di chứng suốt đời. Chúng tôi rất buồn và đau lòng, thực tế có thể dự phòng nguy cơ này”, bác sĩ Lê Quang Mỹ chia sẻ.

Xuất huyết não ở trẻ nhỏ có 2 nhóm nguyên nhân: do chấn thương hoặc không chấn thương. Ở nhóm chấn thương, trẻ thường bị tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, té ngã hoặc cũng có thể do bạo hành.

Tuy nhiên, trẻ còn đối mặt với nguy cơ xuất huyết não nghiêm trọng dù không bị va đập. Nguyên nhân có thể do trẻ bị rối loạn đông máu, thiếu vitamin K, bệnh lý đường mật bẩm sinh...

Trong đó, trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K dù ít gặp nhưng để lại hậu quả đau lòng.

Theo bác sĩ Lê Quang Mỹ, vitamin K là yếu tố giúp đông máu. Trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu chưa tạo được chất này, lượng vitamin K mẹ truyền qua cũng hết dần. Theo quy định của Bộ Y tế, trẻ sơ sinh vừa chào đời sẽ được cơ sở y tế tiêm ngay một mũi vitamin K.

Anh không thể quên trường hợp một bé trai chỉ 1 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn, rất bụ bẫm, được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng hôn mê.

Người mẹ cho biết, bé đột nhiên bỏ bú, lừ đừ, tím tái và co giật dù không bị bất cứ tác động ngoại lực nào. Các kết quả chụp phim và xét nghiệm cho thấy bé bị xuất huyết não, rối loạn chức năng đông máu.

“Hầu hết các bệnh nhi xuất huyết não vì thiếu vitamin K gây rối loạn đông máu, có cha mẹ là người dân tộc thiểu số, sinh con ở nhà, hoặc là công nhân, người sống ở vùng sâu vùng xa. Đôi khi trẻ được tiêm vitamin K chưa, họ cũng không nắm”, bác sĩ Mỹ chia sẻ.

Điều đau lòng nhất, là dù được cứu sống, các bé thường chịu di chứng đến suốt đời vì não bị tổn thương. Thường gặp nhất là trẻ bị kém vận động.

Ví dụ, khi trẻ bị xuất huyết não và tổn thươngở bán cầu trái, nửa người bên phải trẻ sẽ bị yếu liệt. Về lâu dài, trẻ có thể bị động kinh, não úng thủy, chậm phát triển, cầm nắm, đi lại đều khó khăn…

“Đó là gánh nặng rất lớn và đau lòng, không chỉ với cha mẹ mà với chính đứa trẻ”, bác sĩ Mỹ tâm tư.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.SG, trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K đã giảm rất nhiều so với nhiều năm trước. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn ghi nhận một số trường hợp do sinh tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế không đảm bảo.

Vài năm gần đây, bệnh viện tiếp nhận từ 10-20 trường hợp chuyển đến từ các địa phương.

Nhiều phụ huynh chia sẻ, khi sinh con tại bệnh viện, sổ theo dõi chỉ có thông tin các mũi tiêm lao, viêm gan B khi vừa chào đời mà không có thông tin về mũi tiêm vitamin K. Do đó, để đảm bảo trẻ đã được dự phòng vitamin K, cha mẹ nên hỏi lại nhân viên y tế để xác nhận.

Ngoài ra, trẻ có thể được bổ sung bằng qua đường uống, dinh dưỡng, thức ăn...

Theo một số thống kê, cứ 100.000 trẻ em sinh ra còn sống, có gần 100 trẻ bị xuất huyết do thiếu vitamin K. Nếu được chích đầy đủ, nguy cơ này chỉ còn khoảng 7 bé.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi đột nhiên tái xanh, bỏ bú, ói, khóc thét – đó có thể là dấu hiệu của xuất huyết não do thiếu vitamin K. Nặng hơn, trẻ có thể rên rỉ hoặc co giật toàn thân. Phụ huynh cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
DanQuyen.com (Theo vietnamnet.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ Y tế cảnh báo 3 loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe không nên mua (29-03-2023)
    Thiếu kháng sinh hiếm cho bệnh nhân ngộ độc cá chép ủ muối nặng nhất (20-03-2023)
    5 bất thường khi ngủ ban đêm là dấu hiệu ung thư (20-03-2023)
    Sau khi truyền thuốc giải độc, 3 bệnh nhân ngộ độc cá chép muối ủ chua nặng nhất ra sao? (19-03-2023)
    Người đàn ông cầm theo đầu con rắn đến viện sau khi bị cắn vào tay (19-03-2023)
    Cảnh báo hiểm họa từ ấm siêu tốc (15-03-2023)
    Bệnh xá đảo Trường Sa Đông mổ cấp cứu một ngư dân bị viêm ruột thừa cấp (11-03-2023)
    Thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nang cứng Locobile-200 (Celecoxib 200mg) (11-03-2023)
    Bác sĩ cảnh báo 6 hành vi khiến buồng trứng tổn thương nhanh (11-03-2023)
    Trước khi đi ngủ uống 1 cốc nước này vừa tốt cho dạ dày vừa chống ung thư vô cùng hiệu quả (01-03-2023)
    Nam thanh niên gặp nạn vì dùng chuỗi bi kim loại 'tự sướng' (28-02-2023)
    Người đàn ông bị thủng trực tràng do dùng vòi xịt sai cách (28-02-2023)
    Indonesia tìm cách hóa giải 'cơn khát' bác sĩ chuyên khoa (27-02-2023)
    Tiêu thụ đồ uống phổ biến hàng ngày làm tăng 76% nguy cơ mỡ nội tạng (26-02-2023)
    Tưởng dấu hiệu đau dạ dày đơn giản, không ngờ mắc bệnh tim mạch nguy cơ tử vong cao (21-02-2023)
    WHO vẫn duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (16-02-2023)
    Ăn nấm hái ven đường, 5 người trong gia đình ngộ độc (15-02-2023)
    Nóng: Bộ Y tế gia hạn gần 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế (08-02-2023)
    Trường hợp hiếm gặp mắc Alzheimer dù mới 19 tuổi (06-02-2023)
    Thời tiết nồm ẩm dễ sinh bệnh, bác sĩ khuyến cáo cách phòng chống (05-02-2023)

Các bài viết cũ:
    Biến chứng nguy hiểm xuất hiện sau khi khỏi Covid-19 nhiều tháng (10-02-2022)
    Cơ quan y tế Isarel nhấn mạnh chưa ghi nhận sự liên quan giữa vaccine ngừa COVID-19 và các ca tử vong sau tiêm (10-02-2022)
    Phát triển vaccine phổ quát phòng ngừa đại dịch mới do virus corona (09-02-2022)
    Tác dụng của nước băng trong điều trị 'COVID kéo dài' (09-02-2022)
    Nhóm chuyên gia Trung Quốc phát hiện kháng thể chống Omicron (02-02-2022)
    Cách bảo vệ trẻ chưa được tiêm vaccine khỏi nguy cơ mắc Covid-19 (02-02-2022)
    Các nhà khoa học Mỹ tiết lộ mối quan hệ giữa tính cách và tuổi thọ: Có phải cân bằng càng tốt, tuổi thọ càng cao? (01-02-2022)
    Vaccine Moderna tiêm mũi bổ sung và nhắc lại như thế nào? (29-01-2022)
    Dùng màng ngoài tim bò tạo hình mạch máu, cứu sống bệnh nhân thủng động mạch chủ, hàng loạt bệnh nền (29-01-2022)
    Đặc điểm di truyền học liên quan tình trạng mất khứu giác hoặc vị giác ở bệnh nhân COVID-19 (28-01-2022)
    Mỹ điều chỉnh hướng dẫn về sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng trong điều trị COVID-19 (26-01-2022)
    Vaccine mRNA sẽ trị bệnh ung thư, HIV/AIDS như thế nào (25-01-2022)
    Pfizer thử nghiệm lâm sàng vaccine chống biến chủng Omicron (25-01-2022)
    Omicron tiếp tục phơi bày tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế (24-01-2022)
    Lý do cặp đôi sống chung, ăn cùng nhưng không lây Covid-19 cho nhau (24-01-2022)
    Những câu hỏi cần giải đáp về dòng phụ của biến thể Omicron (23-01-2022)
    WHO: Omicron ít nghiêm trọng hơn nhưng không phải 'vaccine' tự nhiên (21-01-2022)
    Tại sao ở cùng nhà ca mắc COVID-19, có người lây, có người không lây? (21-01-2022)
    COVID-19 có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của người lớn tuổi (17-01-2022)
    Di chứng suốt đời có thể xuất hiện ở một số trẻ mắc Covid-19 (16-01-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146792799.