Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện nhiều hang động nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới
    Tin Việt Nam
Tuyên bố báo chí chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Malaysia
    Tin Cộng Đồng
Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch chó dại
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Mỹ nhân Hàn phải hủy show vì đứt dây chằng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Vaccine mRNA sẽ trị bệnh ung thư, HIV/AIDS như thế nào
Vaccine mRNA hoặc DNA làm cho cơ thể có thể nhận ra tốt hơn các chất neoantigen mà tế bào ung thư đã tạo ra. Nếu hệ miễn dịch có thể nhận ra và nhìn thấy những chất đó tốt hơn, nó sẽ tấn công các tế bào ung thư và loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Hai loại vaccine COVID-19 thành công nhất được phát triển ở Mỹ - do Pfizer và Moderna sản xuất- đều là vaccine công nghệ mRNA. Ý tưởng sử dụng vật liệu di truyền để tạo ra phản ứng miễn dịch đã mở ra một thế giới nghiên cứu và các ứng dụng y tế tiềm năng vượt xa tầm với của vaccine truyền thống.

Deborah Fuller là một nhà vi sinh vật học tại Đại học Washington (Mỹ), người đã nghiên cứu vaccine di truyền trong hơn 20 năm. Bà đã chia sẻ với trang Conversation về tương lai của vaccine điều trị các bệnh nan y của thế kỷ như ung thư, HIV/AIDS, các rối loạn tự miễn và bệnh do gien...

Lịch sử phát triển vaccine dựa trên gien

Theo bà Fuller, loại vaccine này đã được nghiên cứu từ khoảng 30 năm trước. Vaccine axit nucleic (DNA/RNA) ra đời dựa trên ý tưởng rằng DNA tạo ra RNA và sau đó RNA tạo ra protein. Với bất kỳ loại protein nhất định nào, sau khi biết trình tự hoặc mã di truyền, chúng ta có thể thiết kế phân tử mRNA hoặc DNA để thúc đẩy tế bào của một người bắt đầu tạo ra nó.

Khi bắt đầu nghiên cứu ý tưởng đưa mã gien vào tế bào cơ thể người, các nhà khoa học đã xem xét cả DNA và RNA. Nhưng các vaccine mRNA ban đầu không hoạt động tốt. Chúng không ổn định và gây ra các phản ứng miễn dịch khá mạnh, không như mong đợi. Trong một thời gian dài vaccine DNA đã chiếm vị trí hàng đầu, và những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên là với một loại vaccine DNA, chứ không phải RNA.

Nhưng khoảng 7, 8 năm trước, vaccine mRNA bắt đầu dẫn đầu. Các nhà nghiên cứu đã giải quyết được rất nhiều vấn đề - đặc biệt là tính không ổn định - và phát hiện ra các công nghệ mới để đưa mRNA vào tế bào, cũng như cách sửa đổi trình tự mã hóa để làm cho vaccine an toàn hơn rất nhiều khi sử dụng ở người.

Một khi những vấn đề đó được giải quyết, công nghệ mRNA thực sự sẵn sàng trở thành một công cụ mang tính cách mạng cho y học. Đây cũng là lúc đại dịch COVID-19 bùng phát.

Điều gì làm cho vaccine axit nucleic khác với vaccine truyền thống?

Hầu hết các loại vaccine đều tạo ra phản ứng kháng thể. Kháng thể là cơ chế miễn dịch chính để ngăn chặn nhiễm trùng. Khi bắt đầu nghiên cứu vaccine axit nucleic, các nhà khoa học phát hiện ra rằng vaccine này rất hiệu quả trong việc tạo ra phản ứng tế bào T. Khám phá đó thực sự đã thúc đẩy suy tính về cách sử dụng vaccine axit nucleic không chỉ cho các bệnh truyền nhiễm mà còn cho liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư và các bệnh truyền nhiễm mãn tính, như HIV, viêm gan B và herpes - cũng như các rối loạn tự miễn dịch và thậm chí cả liệu pháp gien.

Làm thế nào vaccine có thể điều trị ung thư hoặc các bệnh truyền nhiễm mãn tính?

Các phản ứng của tế bào T rất quan trọng để xác định các tế bào bị nhiễm bệnh mãn tính và tế bào ung thư. Chúng cũng đóng một vai trò lớn trong việc đào thải các tế bào này ra khỏi cơ thể.

Khi một tế bào trở thành ung thư, nó bắt đầu sản sinh ra chất neoantigens. Trong những trường hợp bình thường, hệ miễn dịch phát hiện ra những chất mới phát sinh này, nhận ra rằng có điều gì đó không ổn với tế bào và loại bỏ nó. Lý do khiến một số người mắc các khối u là do hệ miễn dịch của họ không có đủ khả năng để loại bỏ các tế bào khối u, vì vậy các tế bào sẽ tự sinh sôi.

Với vaccine mRNA hoặc DNA, mục đích của chúng là làm cho cơ thể có thể nhận ra tốt hơn các chất neoantigens mà tế bào ung thư đã tạo ra. Nếu hệ miễn dịch của bạn có thể nhận ra và nhìn thấy những thứ đó tốt hơn, nó sẽ tấn công các tế bào ung thư và loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Chiến lược tương tự như vậy có thể được áp dụng để loại bỏ các bệnh truyền nhiễm mãn tính như HIV, viêm gan B và herpes. Những loại virus này lây nhiễm vào cơ thể người và ở trong cơ thể mãi mãi trừ khi hệ miễn dịch loại bỏ chúng. Tương tự như cách vaccine axit nucleic có thể huấn luyện hệ miễn dịch để loại bỏ tế bào ung thư, chúng có thể được sử dụng để huấn luyện các tế bào miễn dịch của chúng ta nhận ra và loại bỏ các tế bào đã nhiễm bệnh mãn tính.

Quá trình phát triển các loại vaccine này đã đến đâu?

Một số thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về vaccine axit nucleic đã diễn ra vào những năm 1990 và nhắm vào bệnh ung thư, đặc biệt là với khối u ác tính.

Ngày nay, có một số thử nghiệm lâm sàng mRNA đang diễn ra nhằm điều trị ung thư hắc tố, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng, ung thư vú, bệnh bạch cầu, u nguyên bào thần kinh đệm và những thử nghiệm khác, và đã có một số kết quả đầy hứa hẹn. Moderna gần đây đã công bố kết quả đầy hứa hẹn với thử nghiệm giai đoạn 1 sử dụng mRNA để điều trị các khối u rắn và ung thư hạch.

Ngoài ra còn có rất nhiều thử nghiệm đang được tiến hành với vaccne DNA trị ung thư, bởi vì vaccine DNA đặc biệt hiệu quả trong việc tạo ra phản ứng của tế bào T. Một công ty có tên Inovio gần đây đã chứng minh tác động đáng kể đối với bệnh ung thư cổ tử cung do virus u nhú bằng cách sử dụng vaccine DNA.

Vaccine axit nucleic có thể điều trị rối loạn tự miễn dịch không?

Rối loạn tự miễn dịch xảy ra khi các tế bào miễn dịch của một người đang thực sự tấn công một phần cơ thể của chính người đó. Một ví dụ của điều này là bệnh đa xơ cứng. Nếu bạn bị bệnh đa xơ cứng, các tế bào miễn dịch của chính bạn đang tấn công myelin, một loại protein bao phủ các tế bào thần kinh trong cơ của bạn.

Cách để loại bỏ rối loạn tự miễn dịch là điều chỉnh các tế bào miễn dịch của bạn để ngăn chúng tấn công các protein của chính bạn. Ngược lại với vaccine, mục tiêu là kích thích hệ miễn dịch nhận ra điều gì đó tốt hơn, điều trị các bệnh tự miễn tìm cách làm suy giảm hệ miễn dịch để nó ngừng tấn công thứ mà nó không nên làm. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại vaccine mRNA mã hóa một protein myelin với các hướng dẫn di truyền được chỉnh sửa một chút để ngăn nó kích thích các phản ứng miễn dịch. Thay vì kích hoạt các tế bào T bình thường làm tăng phản ứng miễn dịch, vaccine khiến cơ thể sản sinh ra các tế bào điều khiển T, có nhiệm vụ ức chế các tế bào T đang tấn công myelin.

Ứng dụng khác của công nghệ vaccine mới?

Ứng dụng cuối cùng thực sự là một trong những điều đầu tiên mà các nhà nghiên cứu nghĩ đến về việc sử dụng vaccine DNA và mRNA cho: liệu pháp gien. Một số người sinh ra đã thiếu một số gien nhất định. Mục tiêu của liệu pháp gien là cung cấp cho các tế bào những hướng dẫn còn thiếu mà chúng cần để tạo ra một loại protein quan trọng.

Một ví dụ tuyệt vời về điều này là bệnh xơ nang, một bệnh di truyền do đột biến ở một gien đơn lẻ. Sử dụng DNA hoặc vaccine mRNA, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu tính khả thi của việc thay thế gien bị thiếu và cho phép cơ thể của người đó sản xuất protein bị thiếu. Khi có protein, các triệu chứng có thể biến mất, ít nhất là tạm thời. mRNA sẽ không tồn tại lâu trong cơ thể con người, cũng như sẽ không tích hợp vào bộ gien của con người hoặc thay đổi bộ gien theo bất kỳ cách nào. Vì vậy, sẽ cần đến các mũi tiêm nhắc lại khi tác dụng giảm đi.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ Y tế cảnh báo 3 loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe không nên mua (29-03-2023)
    Thiếu kháng sinh hiếm cho bệnh nhân ngộ độc cá chép ủ muối nặng nhất (20-03-2023)
    5 bất thường khi ngủ ban đêm là dấu hiệu ung thư (20-03-2023)
    Sau khi truyền thuốc giải độc, 3 bệnh nhân ngộ độc cá chép muối ủ chua nặng nhất ra sao? (19-03-2023)
    Người đàn ông cầm theo đầu con rắn đến viện sau khi bị cắn vào tay (19-03-2023)
    Cảnh báo hiểm họa từ ấm siêu tốc (15-03-2023)
    Bệnh xá đảo Trường Sa Đông mổ cấp cứu một ngư dân bị viêm ruột thừa cấp (11-03-2023)
    Thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nang cứng Locobile-200 (Celecoxib 200mg) (11-03-2023)
    Bác sĩ cảnh báo 6 hành vi khiến buồng trứng tổn thương nhanh (11-03-2023)
    Trước khi đi ngủ uống 1 cốc nước này vừa tốt cho dạ dày vừa chống ung thư vô cùng hiệu quả (01-03-2023)
    Nam thanh niên gặp nạn vì dùng chuỗi bi kim loại 'tự sướng' (28-02-2023)
    Người đàn ông bị thủng trực tràng do dùng vòi xịt sai cách (28-02-2023)
    Indonesia tìm cách hóa giải 'cơn khát' bác sĩ chuyên khoa (27-02-2023)
    Tiêu thụ đồ uống phổ biến hàng ngày làm tăng 76% nguy cơ mỡ nội tạng (26-02-2023)
    Tưởng dấu hiệu đau dạ dày đơn giản, không ngờ mắc bệnh tim mạch nguy cơ tử vong cao (21-02-2023)
    WHO vẫn duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (16-02-2023)
    Ăn nấm hái ven đường, 5 người trong gia đình ngộ độc (15-02-2023)
    Nóng: Bộ Y tế gia hạn gần 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế (08-02-2023)
    Trường hợp hiếm gặp mắc Alzheimer dù mới 19 tuổi (06-02-2023)
    Thời tiết nồm ẩm dễ sinh bệnh, bác sĩ khuyến cáo cách phòng chống (05-02-2023)

Các bài viết cũ:
    Pfizer thử nghiệm lâm sàng vaccine chống biến chủng Omicron (25-01-2022)
    Omicron tiếp tục phơi bày tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế (24-01-2022)
    Lý do cặp đôi sống chung, ăn cùng nhưng không lây Covid-19 cho nhau (24-01-2022)
    Những câu hỏi cần giải đáp về dòng phụ của biến thể Omicron (23-01-2022)
    WHO: Omicron ít nghiêm trọng hơn nhưng không phải 'vaccine' tự nhiên (21-01-2022)
    Tại sao ở cùng nhà ca mắc COVID-19, có người lây, có người không lây? (21-01-2022)
    COVID-19 có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của người lớn tuổi (17-01-2022)
    Di chứng suốt đời có thể xuất hiện ở một số trẻ mắc Covid-19 (16-01-2022)
    Hội chứng hậu COVID-19 – Làm gì để vượt qua? (16-01-2022)
    Nga sẽ điều chế vaccine có thể cùng lúc ngừa nhiều biến thể của SARS-CoV-2 (16-01-2022)
    Nhà nghiên cứu Anh lo ngại việc rút ngắn thời gian cách ly của người mắc COVID-19 (14-01-2022)
    Pfizer cho biết vaccine COVID-19 nhắm mục tiêu Omicron sẽ sẵn sàng vào tháng 3 (14-01-2022)
    WHO phê duyệt thêm 2 phương pháp điều trị Covid-19 (14-01-2022)
    Phát hiện bất ngờ từ những người khó bị lây Covid-19: Triển vọng về 'siêu vắc-xin' (12-01-2022)
    Tiếp tục thu hồi thuốc trị đái tháo đường metformin do có chứa chất gây ung thư (12-01-2022)
    CDC Mỹ cập nhật thông tin cơ bản về triệu chứng nặng của COVID-19 (12-01-2022)
    Cảnh báo thuốc molnupiravir ảnh hưởng đến tinh trùng, xương sụn (12-01-2022)
    Chuyên gia WHO nói gì về việc tiêm tăng cường liên tiếp ngừa COVID-19? (12-01-2022)
    Sau tiêm vaccine phòng Covid-19 bao lâu được hiến máu? (10-01-2022)
    Nguyên nhân COVID-19 'lảng tránh' một số người (10-01-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146791387.