Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện nhiều hang động nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới
    Tin Việt Nam
Tuyên bố báo chí chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Malaysia
    Tin Cộng Đồng
Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch chó dại
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Mỹ nhân Hàn phải hủy show vì đứt dây chằng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Chuyên gia WHO nói gì về việc tiêm tăng cường liên tiếp ngừa COVID-19?
Cơ quan tư vấn về vắc xin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ quan ngại về việc sử dụng loại vắc xin ngừa COVID-19 hiện tại để tiêm nhắc lại nhiều lần.

Phát biểu hôm 11/1, nhóm Cố vấn Kỹ thuật về Chế phẩm vắc xin COVID-19 (TAG-Co-VAC) cho biết việc sử dụng loại vắc xin nguyên bản làm mũi tăng cường là cách làm sai lầm. “Việc sử dụng các loại vắc xin cơ bản làm mũi tăng cường liên tiếp là không phù hợp và không mang lại tác dụng bền vững”, đại diện TAG-Co-VAC nói.

Trong khi các loại vắc xin hiện có “tập trung vào khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nặng/tử vong và giảm gánh nặng lên hệ thống y tế”, thì “chúng ta vẫn cần những loại vắc xin đạt hiệu quả cao trong việc “ngăn ngừa nhiễm trùng và lây truyền”.

“Cho đến khi những loại vắc xin mới ra đời, thì chúng ta có thể sẽ cần phải cập nhật những loại vắc xin hiện có để đối phó tốt hơn với các biến thể mới như Omicron”, nhóm này tuyên bố.

Theo TAG-Co-VAC, các hãng dược nên phát triển các loại vắc xin “có thể tạo ra phản ứng miễn dịch rộng rãi, mạnh mẽ và lâu dài để giảm thiểu việc phải tiêm liều tăng cường liên tiếp”.

Cũng trong ngày 11/1, Marco Cavaleri - một quan chức EMA (cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh Châu Âu EU) cho biết hiện cơ quan này chưa có đủ dữ liệu để đề xuất tiêm mũi tăng cường thứ 2 ngay cả khi một số quốc gia đã thúc đẩy việc tiêm mũi vắc xin thứ 4.

Theo Cavaleri, EMA “khá quan ngại về chiến lược tiêm lặp lại liên tục trong một thời gian ngắn”. “Chúng ta không thể tiêm liều tăng cường sau mỗi 3 - 4 tháng”, vì việc này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến mọi người mệt mỏi.

Thay vào đó, các quốc gia nên kéo dài thời gian giữa các mũi tăng cường, và gắn việc này với những thời điểm nhất định ví dụ như khi bắt đầu mùa đông ở mỗi bán cầu, giống chiến lược tiêm phòng cúm.

Lời khuyên được các chuyên gia đưa ra khi ngày càng có nhiều quốc gia xem xét khả năng triển khai tiêm vắc xin liều 4. Đầu tháng này, Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên bắt đầu thực hiện mũi tiêm mũi tăng cường thứ 2 cho những người trên 60 tuổi.

Trong khi đó, cơ quan y tế Anh tuyên bố vắc xin mũi 3 hiện vẫn phát huy hiệu quả và những số liệu hiện tại cho thấy chưa cần phải tiêm mũi vắc xin thứ tư.
DanQuyen.com (Theo tienphong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ Y tế cảnh báo 3 loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe không nên mua (29-03-2023)
    Thiếu kháng sinh hiếm cho bệnh nhân ngộ độc cá chép ủ muối nặng nhất (20-03-2023)
    5 bất thường khi ngủ ban đêm là dấu hiệu ung thư (20-03-2023)
    Sau khi truyền thuốc giải độc, 3 bệnh nhân ngộ độc cá chép muối ủ chua nặng nhất ra sao? (19-03-2023)
    Người đàn ông cầm theo đầu con rắn đến viện sau khi bị cắn vào tay (19-03-2023)
    Cảnh báo hiểm họa từ ấm siêu tốc (15-03-2023)
    Bệnh xá đảo Trường Sa Đông mổ cấp cứu một ngư dân bị viêm ruột thừa cấp (11-03-2023)
    Thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nang cứng Locobile-200 (Celecoxib 200mg) (11-03-2023)
    Bác sĩ cảnh báo 6 hành vi khiến buồng trứng tổn thương nhanh (11-03-2023)
    Trước khi đi ngủ uống 1 cốc nước này vừa tốt cho dạ dày vừa chống ung thư vô cùng hiệu quả (01-03-2023)
    Nam thanh niên gặp nạn vì dùng chuỗi bi kim loại 'tự sướng' (28-02-2023)
    Người đàn ông bị thủng trực tràng do dùng vòi xịt sai cách (28-02-2023)
    Indonesia tìm cách hóa giải 'cơn khát' bác sĩ chuyên khoa (27-02-2023)
    Tiêu thụ đồ uống phổ biến hàng ngày làm tăng 76% nguy cơ mỡ nội tạng (26-02-2023)
    Tưởng dấu hiệu đau dạ dày đơn giản, không ngờ mắc bệnh tim mạch nguy cơ tử vong cao (21-02-2023)
    WHO vẫn duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (16-02-2023)
    Ăn nấm hái ven đường, 5 người trong gia đình ngộ độc (15-02-2023)
    Nóng: Bộ Y tế gia hạn gần 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế (08-02-2023)
    Trường hợp hiếm gặp mắc Alzheimer dù mới 19 tuổi (06-02-2023)
    Thời tiết nồm ẩm dễ sinh bệnh, bác sĩ khuyến cáo cách phòng chống (05-02-2023)

Các bài viết cũ:
    Sau tiêm vaccine phòng Covid-19 bao lâu được hiến máu? (10-01-2022)
    Nguyên nhân COVID-19 'lảng tránh' một số người (10-01-2022)
    Đánh giá nguy cơ tử vong ở người chưa tiêm vaccine COVID-19 (10-01-2022)
    Món quà vaccine Corbevax cho thế giới (09-01-2022)
    Bộ Y tế: Có thể sử dụng vaccine AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm Vero Cell (07-01-2022)
    Hướng dẫn mới nhất tiêm mũi bổ sung cho người đã tiêm vắc-xin Vero Cell (07-01-2022)
    CEO Moderna để ngỏ khả năng cần thêm mũi vaccine tăng cường thứ 4 (07-01-2022)
    Truyền hơn 2 lít chế phẩm máu cứu sống bé trai mắc sốt xuất huyết (04-01-2022)
    Dùng màng ngoài tim bò cứu bệnh nhân bị viêm thủng động mạch chủ (04-01-2022)
    Biến thể Omicron có thể là 'liều vaccine tự nhiên' giúp chấm dứt COVID-19 (04-01-2022)
    Biến thể Omicron và những quan ngại với trẻ em (03-01-2022)
    Phát hiện người đầu tiên mắc cúm và COVID-19 cùng lúc (02-01-2022)
    Nhật Bản nghiên cứu vaccine COVID-19 bảo vệ người tiêm trọn đời (02-01-2022)
    Tiêm mũi ba vaccine Pfizer giúp tăng kháng thể gấp 45 lần (31-12-2021)
    Australia đưa ra định nghĩa mới về người tiếp xúc gần với ca bệnh (30-12-2021)
    TGĐ WHO: Delta và Omicron sẽ hợp sức tạo 'cơn sóng thần ca nhiễm' (30-12-2021)
    Omicron tiếp tục lây lan mạnh, WHO cảnh báo nguy cơ (29-12-2021)
    Gia tăng nguy cơ nhập viện ở trẻ em khi nhiễm biến thể Omicron (29-12-2021)
    Nhà khoa học Anh: Omicron 'không cùng một bệnh' với các đợt dịch COVID trước (29-12-2021)
    Kháng thể trong cá mập có thể ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 và biến thể (28-12-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146785613.