Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc
    Tin Thế Giới
Tổng thống Nga gặp cựu chỉ huy Wagner bàn về xung đột ở Ukraine
    Tin Việt Nam
Trao Kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Đánh bom ở Pakistan, hơn 100 người thương vong
    Tin Hoa Kỳ
Được trả tự do sau gần 30 năm ngồi tù oan ở California
    Văn Nghệ
'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu?
    Điện Ảnh
Hiệu trưởng Dumbledore của 'Harry Potter' qua đời
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Lớp học tiếng Anh cho trẻ em khó khăn tại chùa Diệu Pháp

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Giới trẻ Singapore tìm đến rượu để quên cuộc sống thật
Covid-19 và các đợt giãn cách xã hội khiến người trẻ Singapore gia tăng căng thẳng. Họ tìm đến rượu như cách để quên đi tất cả.

Vào tháng 4/2020, khi Singapore bước vào giai đoạn giãn cách xã hội nghiêm ngặt, Jolene (một YouTuber) cảm thấy tâm trạng mình bất ổn.

Ở độ tuổi 20, cô chuẩn bị tốt nghiệp đại học nhưng thị trường lao động chẳng còn rộng mở. Công việc kinh doanh của cha mẹ cô cũng bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19, có thời điểm họ chỉ kiếm được 2.000 đô la Singapore để nuôi sống gia đình 6 người.

“Dịch bệnh ập đến, tôi không có gì để làm. YouTube là một công cụ giúp tôi kiếm tiền nhưng không phải công việc thực sự. Tôi nghĩ đời mình sẽ không đi tới đâu”, Jolene nói trên CNA.

Để quên đi những vấn đề của mình, Jolene uống rượu vodka. Ban đầu, cô chỉ uống rượu ba lần một tuần, sau đó đã uống mỗi ngày ngay cả khi Singapore đã nới lỏng quy định giãn cách.

Mỗi lần ngồi một mình, cô thường uống hơn một nửa chai Vodka Absolut 750ml và cứ rót liên tục cho đến khi nằm gục.

Jolene cho biết cô đặt mua rượu về nhà khá thuận tiện nhờ ứng dụng giao đồ ăn. Mỗi tháng, cô tiêu tốn tới 500 đô la Singapore cho những chai rượu.

“Covid-19 khiến tôi thực sự cảm thấy như thế giới này đang kết thúc. Tôi chán nản, buồn bã và không có mục đích sống. Tôi không muốn tỉnh táo nữa và đã tìm đến rượu”, cô kể lại.

Vợ chồng bất hòa, uống rượu và đánh nhau

Jolene không phải người duy nhất uống rượu nhiều hơn trong bối cảnh dịch bệnh. Nghiên cứu cho thấy rất nhiều người trên thế giới đã uống rượu, bia để giải tỏa tâm lý khi họ lo lắng về việc làm, cảm thấy kiệt sức và bế tắc do đại dịch.

Tổ chức Dịch vụ cộng đồng We Care cho biết từ tháng 10/2020, số lượng người liên hệ với họ để đăng ký tư vấn và hỗ trợ cai nghiện rượu đã tăng đến 20%.

Tham Yuen Han, Giám đốc Điều hành và Giám đốc Lâm sàng của We Care, cho rằng các đợt giãn cách xã hội tại Singapore được áp dụng kể từ tháng 1/2020 đã dẫn đến sự gia tăng căng thẳng và chứng nghiện rượu ở một số người.

Điều này đặc biệt xảy ra ở nhóm người trẻ tuổi, những người đã từng uống rượu trước đại dịch và sau đó bắt đầu uống nhiều hơn khi gặp áp lực trong công việc và phải cô lập với xã hội.

“Họ uống nhiều đến mức gây ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe và các mối quan hệ của xung quanh”, bà nói.

Jothi, một công chức 32 tuổi, và chồng nhận thấy họ đã uống nhiều rượu hơn trong giai đoạn giãn cách.

Trước dịch, cô thường gặp gỡ bạn bè để uống rượu mỗi cuối tuần. Nhưng từ tháng 6 đến tháng 8/2020, hàng ngày, cô đều uống rượu đến say xỉn tại nhà.

Theo Jothi, đó là cách cô đánh lạc hướng bản thân khỏi các vấn đề tồi tệ của hôn nhân khi chồng cô bị mất thu nhập do dịch bệnh.

Chính chồng của Jothi là người đầu tiên uống rượu nhiều hơn, dẫn đến những cuộc đánh nhau giữa họ. Không thể tìm đến bạn bè để giải khuây, cô bắt đầu hình thành thói quen uống hai chai soju mỗi ngày để “xoa dịu cơn đau”.

“Điều tôi thích ở rượu soju là chỉ cần uống một chai, tôi đã thấy choáng váng. Đó là những gì tôi muốn: một loại rượu giúp tôi say tức thì để có thể ngủ và không cần nghĩ ngợi về điều gì khác”, cô nói.

Gia tăng doanh số bán rượu trong dịch

Đại dịch đã làm thay đổi thói quen uống bia, rượu tại Singapore. Trong khi một số mua rượu và ngồi uống tại lề đường, nhiều người khác lại thích uống một mình hoặc tụ tập theo nhóm nhỏ tại nhà.

Nhóm thứ hai có khả năng mua rượu dễ dàng hơn nhờ những nền tảng giao hàng trực tuyến, nơi mọc lên rất nhiều gian hàng bán rượu trong thời kỳ dịch bệnh.

Theo cửa hàng trực tuyến RedMart, doanh số bán rượu vang và champagne của họ đã tăng đến 15% so với trước dịch. Ngoài ra, lượng rượu soju bán ra đã tăng hơn gấp đôi và sake cũng là loại rượu được nhiều người yêu thích.

Thậm chí, doanh số bán bia không cồn cũng đã "tăng trưởng phi thường” đến 50% so với trước dịch.

‘Uống do đại dịch’ trên thế giới

Theo CNA, ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, câu chuyện “pandemic drinking” (tạm dịch: uống do đại dịch) khá phổ biến.

Tại Mỹ, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg và Đại học Maryland trên hơn 800 người trưởng thành cho thấy 60% uống rượu nhiều hơn trong thời kỳ đại dịch.

Ba lý do hàng đầu được họ đưa ra là: Căng thẳng gia tăng, cảm giác buồn chán và thấy thích uống rượu, bia hơn.

Một nghiên cứu khác do Hiệp hội Tâm lý Mỹ và Công ty phân tích The Harris Poll thực hiện vào tháng 2/2021 trên 3.000 người cũng cho thấy gần 25% uống nhiều rượu hơn để đối phó với căng thẳng.

Giám đốc điều hành của Hiệp hội, Tiến sĩ Arthur Evans, cho biết: “Trong suốt giai đoạn đại dịch, chúng tôi nhận thấy con người có mức độ căng thẳng kéo dài và trầm trọng hơn bởi nỗi đau buồn, chấn thương và sự cô lập. Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy đại dịch có khả năng gây ra những hậu quả dai dẳng, nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người trong nhiều năm tới”.

Ngoài ra, theo kết quả từ nghiên cứu được thực hiện bởi Global Drug Survey (có trụ sở tại Anh) vào tháng 5,6/2020, những phát hiện tương tự cũng xuất hiện tại một số quốc gia khác.

Qua khảo sát trên hơn 55.000 người từ Úc, Áo, Brazil, Pháp, Đức, Ireland, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ, kết quả cho thấy 36% gia tăng mức tiêu thụ rượu.

Trong một nghiên cứu khác trên 691 người trưởng thành ở Anh, 17% cho biết đã uống nhiều rượu hơn sau giai đoạn giãn cách vào tháng 3/2020, trong đó tỷ lệ uống rượu cao nằm ở nhóm người từ 18 đến 34 tuổi.

Bà Tham (We Care) cho rằng xu hướng “uống do đại dịch” phát sinh do tác động của cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với sức khỏe tâm thần của con người.

Những tác động này bao gồm cảm giác bị cô lập, ranh giới mờ nhạt giữa công việc và cuộc sống cá nhân khi làm việc tại nhà cũng như nỗi bất an trong công việc, thu nhập.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình 4 người xét nghiệm ADN tại nhà, phát hiện sự thật bàng hoàng (23-09-2023)
    Vì sao người xưa cứ đào giếng xong liền thả cá, rùa xuống? (19-09-2023)
    Bị thanh tạ nặng 100kg đè lên cổ, chàng trai 25 tuổi chết tại phòng gym (18-09-2023)
    Mẹ tôi đang sống hạnh phúc với dượng thì bỗng nhiên bố tôi trở về và muốn chen ngang (11-09-2023)
    Hãi hùng vụ án giết người giấu xác có tới 4 nạn nhân (10-09-2023)
    Phụ nữ khi ngủ có 4 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang lão hóa rất nhanh (07-09-2023)
    Hai mẹ con cùng lập mưu sát hại 'phi công trẻ' (04-09-2023)
    Gặp lại Phổ Nghi khi không còn thân phận Hoàng đế, các thái giám quỳ xuống gọi to 3 chữ khiến ông bật khóc (04-09-2023)
    Tiếp viên hàng không tiết lộ sự thật khi phục vụ giới siêu giàu (30-08-2023)
    Cổ nhân có câu '40 không lấy vợ, 50 không may quần áo', sự thật thế nào? (27-08-2023)
    Tâm sự của 2 người phụ nữ đổ vỡ và 'cảnh giới' không phải ai cũng có được (13-08-2023)
    Bí quyết chăm sóc để có đôi môi mềm trong mùa hè này (13-08-2023)
    Vợ trẻ không chăm con chồng bị bại não, người đàn ông tức giận gây tội ác (06-08-2023)
    Cô gái Ukraine theo chồng về Thanh Hóa sinh sống, làm clip hút triệu like (03-08-2023)
    Vợ sốc nặng khi thấy hộp bao cao su đã dùng dở trong cặp của chồng (02-08-2023)
    2 điều phụ nữ thông minh luôn tự hỏi bản thân trước khi tái hôn (31-07-2023)
    Chồng đưa nhân tình về nhà, tôi làm việc này khiến cô ả lập tức bỏ đi (29-07-2023)
    Vợ chồng xưng hô theo 5 kiểu này đến già vẫn yêu mặn nồng, đố kẻ thứ 3 chen chân vào nổi (22-07-2023)
    Gặp lại người yêu cũ sau 20 năm, tôi khóc vì xót xa (12-07-2023)
    Quán cơm chan chứa nụ cười! (09-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Phát hiện 5 thi thể trong lúc truy tìm nghi phạm sát hại hotgirl Instagram (21-10-2021)
    Kỳ lạ chiếc ô tô đậu lơ lửng trên nóc nhà chờ xe buýt (18-10-2021)
    Phụ nữ Ấn Độ: Nhiều người ngậm đắng vì bị chồng bỏ rơi ở nước ngoài (16-10-2021)
    Singapore: Giúp việc trộm 200 triệu đồng của gia chủ để mua hàng hiệu, iPhone 12 (06-10-2021)
    Ở nhà trông con, ông bố Singapore rơi vào trầm cảm (05-10-2021)
    Người phụ nữ gãy xương đùi, mất khả năng đi vì tập yoga sai tư thế (04-10-2021)
    Không có chuyện cổ tích dành cho công chúa Nhật Bản (04-10-2021)
    Quốc gia có chiều cao 'khủng' nhất thế giới đang thấp đi (19-09-2021)
    Áo: Con trai 66 tuổi ướp xác mẹ, giấu trong tầng hầm để nhận tiền trợ cấp (10-09-2021)
    Người phụ nữ bị cấm đến sở thú vì có quan hệ tình cảm với tinh tinh (24-08-2021)
    Báo chí Anh: Nữ hoàng sẵn sàng cho 'cuộc chiến pháp lý' về cuốn hồi ký của Hoàng tử Harry (22-08-2021)
    Cô gái Pakistan bị quấy rối tập thể khi quay video TikTok (19-08-2021)
    Hình ảnh mới nhất của Kim Ngân ở Mỹ: Đói lả, ngủ bên vệ đường (18-08-2021)
    Những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục bởi chính người thân (17-08-2021)
    Phụ nữ Ấn Độ bị chỉ trích, đánh chết vì mặc quần jeans (12-08-2021)
    Môi giới mại dâm, Seungri của nhóm Big Bang bị kết án 3 năm tù (12-08-2021)
    Thống đốc New York: Từ người hùng chống COVID-19 đến bê bối quấy rối tình dục (11-08-2021)
    Thảm dệt: 'Kho báu' trong nền văn hóa Azerbaijan (10-08-2021)
    Ấn Độ: Bé gái 9 tuổi 'bị cưỡng hiếp tập thể và thiêu xác' (05-08-2021)
    Hoàng gia Anh tập trung xây dựng hình ảnh: Thông báo tuyển người, cho biết cả mức lương (30-07-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Nhà mưa


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149137585.