Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Ông Trump cảnh báo Thế chiến III bùng nổ vì chính quyền Tổng thống Biden
    Tin Việt Nam
Trao văn kiện thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Nổ súng gây thương vong gần trường đại học ở Tennessee (Mỹ)
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trung Đông ngày một 'cháy', nước hết, hồ cạn
Những khoang phà từng một thời đón đưa khách du lịch bên hồ Urmia giờ 'đắp chiếu'. Nước cạn, bờ hồ ngày một bỏ xa đống khoang phà rỉ sét vì bám muối.

Mới chưa đầy 2 thập niên trước, Urmia còn là hồ lớn nhất cả vùng Trung Đông, nhộn nhịp khách du lịch đi kèm dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Ahad Ahmed, một nhà báo ở thị trấn ven hồ Sharafkhaneh vẫn khoe với CNN các bức ảnh người dân nô giỡn tắm hồ chụp năm 1995.

Chuyện 26 năm trước giờ như quá khứ xa xôi. Hồi đó, hồ có diện tích 5.400km2, giờ chỉ còn khoảng 2.500km2, theo Ủy ban Bảo vệ môi trường tỉnh Tây Azerbaijan của Cộng hòa Iran. Tốc độ khô cạn quá nhanh khiến ai cũng lo chẳng mấy chốc hàng nghìn km2 đó sẽ chỉ còn là bãi đất nhiễm mặn.

Vấn nạn liên vùng

Hồ cạn, sông cạn không còn là câu chuyện riêng lẻ của một quốc gia. Nó đã phổ biến cả vùng Trung Đông này. Hạn hán, mưa ít, nền nhiệt trung bình tăng... là những nguyên nhân đến từ tự nhiên. Con người cũng góp phần không nhỏ và phổ quát không kém. Đi khắp Iran, sang Iraq hay Jordan, nước được hút từ nguồn mở chưa đủ mà còn bơm từ nguồn ngầm để thỏa mãn nhu cầu tức thì về sản xuất nông nghiệp.

“Họ có nhu cầu lớn hơn từ tự nhiên cung cấp, vây nên bơm từ nguồn nước ngầm là giải pháp duy nhất và nhiều đến mức mưa không tài nào bủ đắp nổi”, Charles Iceland từ Viện Tài nguyên thế giới (WRI) cho hay.

Như tại Iran hệ thống đập rộng khắp cả nước phải dành 90% lượng nước cho ngành nông nghiệp. Nhưng năm nay họ đang trải qua một trong những chu kỳ khô hạn trầm trọng nhất trong 5 thập niên qua.

“Mưa giảm trong khi nhu cầu tăng không ngừng ở những nước trong khu vực đang làm nhiều hồ, sông và vùng ngập nước khô kiệt dần”, vẫn theo Iceland.

Hệ quả không chỉ là ở nhu cầu dùng nước, các vùng khô cằn không sinh sống được ngày một mở rộng, căng thẳng về việc chia sẻ nguồn nước liên vùng ngày một bị khoét sâu và cả những bất ổn an ninh tiềm ẩn.

Mùa đông ở Trung Đông được dự báo sẽ khô hơn trong xu thế trái đất ấm lên, và trong khi mùa hè ẩm ướt hơn thì sức nóng lại hút nước mạnh hơn, theo dự báo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về khí hậu của Liên hợp quốc vừa công bố hồi tháng 7.

“Vấn đề nằm ở chỗ, nền nhiệt phổ quát tăng lên sẽ làm cho mưa bao nhiêu cũng không bù đủ lượng nước bốc hơi”, Mansour Almazroui từ Đại học Quốc vương Abdulaziz ở Ảrập Xêút nhận xét.

Bộ Năng lượng Iran gần đây có hoàn thành một nghiên cứu chỉ ra rằng, nguồn nước tự nhiên cạn kiệt có 30% do biến đổi khí hậu. Nguyên nhân này không chỉ tác động đến lượng nước mà còn cả chất lượng nước. Như ở hồ Urmia, vì nước có tính siêu kiềm, rất mặn, nên khi cạn dần nông độ muối lại tăng dần, không thể sử dụng cho tưới tiêu được, trở thành “hồ chết” một phần nào đó.

Anh Kiomars Poujebeli bao năm nay vẫn trồng cà chua, hoa hướng dương, cử cải đường, cà tím và quả óc chó gần hồ than thở nước mặn là thảm họa cho sinh kế của anh. “Ngày mà đất ở đây không cây lương thực nào mọc lên nổi chẳng còn bao xa”, giọng Poujebel trĩu tâm trạng.

Chu kỳ luẩn quẩn

Tại Jordan, một trong những quốc gia khan hiếm nước ngọt nhất thế giới, người dân đã quen với việc dung kiệm nước như một nét truyền thống. Ấy mà dự báo của Viện Khoa học quốc gia còn cho thấy đến cuối thế kỷ này, lượng nước bình quân chỉ còn đủ một nửa so với hiện tại. Khi đó, nước cho mọi nhu cầu ăn uống, tắm giặt... chỉ còn 40 lít/ngày. Để so sánh, một người Mỹ có khoảng 400 lít/ngày.

“Jordan đã rơi vào thời gian thiếu nước rõ rệt. Ngay tại thủ đô Amman, thường thì nước cấp đến hộ dân chỉ là 2 lần/tuần, có khu chỉ có 1 lần”, giáo sư Daniel Rosenfeld từ Đại học Hebrew ở Jerusalem (Israel) cho hay.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học quốc gia, mỗi năm, mực nước ngầm ở Jordan tụt thêm tối thiểu 1m. Năm ngoái, lượng mưa cũng giảm mạnh trong khi năm 2019 đã giảm, dẫn đến 1/4 nguồn cung cấp nước bị đe dọa, đồng thời nguồn nước uống giảm một nửa.

Tổng thư ký Bashar Batayneh của Cơ quan Nước sạch Jordan phàn nàn, làn sóng tỵ nạn từ các điểm xung đột trong khu vực đến Jordan càng gây thêm áp lực về nước. “Vì có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, Jordan đã đón người tỵ nạn Syria, nhưng số lượng người hiện nay làm ngân sách bù chi tới 600 triệu USD mỗi năm cho tiền nước”, Batayneh cho biết cộng đồng quốc tế chia sẻ rất hạn hẹp nguồn chi cho việc này.

Lý do thì không phải chỉ do mỗi biến đổi khí hậu. Nguồn nước ở Jordan phụ thuộc chính yếu vào hệ thống sông Jordan, vốn chảy qua cả Israel, Bờ Tây, Syria, Lebanon. Hệ thống đập chằng chịt dọc tuyến đã lấy đi phần lớn nguồn nước khi nó chảy đến lãnh thổ Jordan. Tất nhiên là Jordan cũng chẳng kém khi “chích” mạch dòng sông vô số chỗ để trữ và điều tuyến nước. Và khu vực này đã không ít lần xảy ra xung đột chỉ vì nguồn nước.

Căng thẳng trên các hệ thống sông lớn khác trong khu vực như Euphrates và Tigris cũng không hiếm lần xảy ra.

Hiện tại thì các nước đã có cơ chế hợp tác, nhưng giới chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng tình trạng nhanh hơn khiến cơ chế đó sẽ lỗi thời, và rõ rang là biến đổi khí hậu cũng là căn cớ cho các mối xung đột tiềm ẩn trong tương lai.

Hàng năm, Jordan đang mua một lượng lớn nước ngọt từ Israel, nước cũng thiếu nước ngọt tự nhiên chẳng kém họ. Tuy nhiên, do Israel sở hữu công nghệ tách muối nên “tha hồ” hút nước biển lên làm nước ngọt để bán. Từ đây lại sinh ra mặt trái. Sản xuất nước đòi hỏi điện năng, càng xuất nhiều điện càng tác động thêm vào biến đổi khí hậu.

Raad al-Tamami là sống bên bờ sông Diyal ở tỉnh cùng tên, cận kề thủ đô Baghdad, Iraq. Gia đình ông làm nông nghiệp đã nhiều đời ở đây. Vài năm gần đây, nước sông thiếu hụt làm năm nào sản lượng nông nghiệp ở 3 trang trại cập bờ sông của ông cũng giảm một nửa. Để giải quyết tình hình, ông và láng giềng lập ra cơ chế lấy nước luân phiên. Có khi phải sau 1 tháng mới đến lượt gia đình ông cho nước cạn.

Không rõ cách luân phiên lấy nước có bền vững không, vì ông vẫn dự cảm “đời con, đời cháu tôi không khéo chúng sẽ bỏ truyền thống từ thời cụ, kỵ để kiếm việc khác có tương lai hơn”.
DanQuyen.com (Theo nongnghiep.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Trump cảnh báo Thế chiến III bùng nổ vì chính quyền Tổng thống Biden (13-10-2024)
    Iran sẵn sàng cho tình trạng chiến tranh, tuyên bố 'không có lằn ranh đỏ' trong bảo vệ đất nước (13-10-2024)
    Giá vàng hôm nay 14/10/2024: Giá vàng tăng thách thức mọi dự đoán; Fed tiếp tục hạ lãi suất, kỷ lục mới lại được thiết lập (13-10-2024)
    Iraq cấm Israel dùng không phận để tấn công Iran (13-10-2024)
    Iran cấm sử dụng máy nhắn tin và bộ đàm trên các chuyến bay (12-10-2024)
    Israel chưa trả đũa, Mỹ đã tung đòn vào Iran (12-10-2024)
    Trung Quốc bắt giữ nhân viên nhà máy iPhone: Lý do là gì? (12-10-2024)
    Lý do Nga 'buông' mặt trận Kursk trong khi Ukraine quyết bám trụ đến cùng (12-10-2024)
    Israel chưa trả đũa, Mỹ đã tung đòn vào Iran (12-10-2024)
    Mỹ không kích nhiều nơi ẩn náu của IS tại Syria (12-10-2024)
    Nỗ lực ngoại giao khẩn cấp của Iran trước cuộc tấn công tiềm tàng từ Israel (12-10-2024)
    Ukraine yêu cầu quốc gia châu Á bắt giữ Tổng thống Putin (11-10-2024)
    Tổng thống Ukraine bàn với các đồng minh châu Âu kế hoạch chấm dứt xung đột (11-10-2024)
    Tiền tuyến Ukraine có suy cơ sụp đổ, Nga cắm cờ nhiều nơi ở Donetsk (10-10-2024)
    Nga có thể đòi Ukraine bồi thường thiệt hại do xung đột quân sự (09-10-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky có thể nới quan điểm trong đàm phán với Nga (09-10-2024)
    Hungary hoãn thông qua thỏa thuận về khoản vay khẩn cấp cho Ukraine (08-10-2024)
    Con trai của Osama bin Laden bi trục xuất khỏi Pháp vì ủng hộ khủng bố (08-10-2024)
    Nghi ngờ về chiến lược Donbass của Ukraine: Rút lui chậm, tối đa hóa tổn thất của Nga (08-10-2024)
    Thành viên NATO chúc mừng sinh nhật ông Putin, xác nhận đến Nga họp Thượng đỉnh BRICS+, cơ hội gia nhập đã tới rất gần? (08-10-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc tái phân phối của cải giới siêu giàu? (23-08-2021)
    Lễ Khai mạc Diễn dàn Army 2021 và Army Games 2021 tại Nga (23-08-2021)
    Thủ đô Indonesia tuyên bố đạt miễn dịch cộng đồng trước COVID-19 (23-08-2021)
    Taliban tuyên bố ân xá cho cựu Tổng thống Afghanistan (23-08-2021)
    Trung Quốc hy vọng tân Đại sứ Mỹ 'thúc đẩy hợp tác hữu nghị' giữa 2 nước (23-08-2021)
    Taliban chỉ định quyền Thống đốc Ngân hàng trung ương (23-08-2021)
    Phó Tổng thống Mỹ khẳng định cam kết với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (23-08-2021)
    Nguy cơ xuất hiện 'chợ đen vũ khí Mỹ' ở Afghanistan (23-08-2021)
    Hải quân Nga sẽ được trang bị bến cảng di động (22-08-2021)
    Sản phụ Afghanistan sinh con ngay trên chuyến bay giải cứu của Mỹ (22-08-2021)
    Chuyên gia Nga: Đừng vội tin những gì đang xảy ra ở Afghanistan (22-08-2021)
    Hà Nam (Trung Quốc) phát đi báo động đỏ vì mưa lớn (22-08-2021)
    7 người thiệt mạng ở sân bay Kabul - Pakistan hủy các chuyến bay sơ tán công dân (22-08-2021)
    Miền trung Trung Quốc nâng cảnh báo lũ lụt lên kịch thang (22-08-2021)
    Đông Nam Á giữa vòng vây của đại dịch Covid-19 (20-08-2021)
    Hồ nước Colombia hút du khách nhờ cá heo hồng quý hiếm (20-08-2021)
    Malaysia có thủ tướng mới (20-08-2021)
    Trung Quốc lên kế hoạch mỗi năm trồng mới 36.000km2 rừng (20-08-2021)
    Mỹ biện minh 'chỉ chống khủng bố' ở Afghanistan liệu có thuyết phục? (20-08-2021)
    Không còn công cụ quân sự, Mỹ vẫn có đòn bẩy để gây sức ép với Taliban (20-08-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156017953.