Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện nhiều hang động nguyên sơ ở Quảng Bình
    Tin Thế Giới
Mỹ - Nga thêm căng thẳng mới
    Tin Việt Nam
Tuyên bố báo chí chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Malaysia
    Tin Cộng Đồng
Cà Mau đã ghi nhận 7 ổ dịch chó dại
    Tin Hoa Kỳ
Rapper Mỹ bị đánh đập dã man ở phòng gym
    Văn Nghệ
Mỹ nhân Hàn phải hủy show vì đứt dây chằng
    Điện Ảnh
Đằng sau vết sẹo trên mặt Xa Thi Mạn
    Âm Nhạc
Công an triệu tập nhưng ca sĩ Vy Oanh không đến và vấn đề pháp lý
    Văn Học
Giải thưởng Toán học Abel năm 2023 đã có chủ

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
“Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!”
Tôi đang ở mùa nào của cuộc đời mình? Chắc là quá nửa mùa thu. Vì khi đã sang mùa đông, thì đời buồn lắm. Mùa thu còn cho ta những hy vọng mơ hồ nào đó, mùa đông thì không.

 



Tôi là người thường tiết kiệm hy vọng, tiết kiệm cả những ước mơ, dù nhiều người hay nói: mơ thì đâu có mất đồng nào, tội gì không mơ ước? Nhưng khi anh xài miễn phí một cái gì, mà xài nhiều, sớm muộn gì anh cũng phải trả giá. Đừng nghĩ mơ ước là miễn phí, thì muốn ước mơ bao nhiêu cũng được. Với lại, trong hoàn cảnh của đất nước mình, tiết kiệm được cái gì tốt cái ấy, dù là tiết kiệm những ước mơ. Kể cả những ước mơ chính đáng, những ước mơ tốt đẹp, vì khả năng để thực hiện được chúng là rất thấp, nếu không muốn nói là không thể.

 

Tôi không phải người bi quan, cũng không phải người lạc quan. Tôi chỉ là người không viển vông. Cứ lặng lẽ làm việc, rồi mùa hạ trôi qua lúc nào không biết. Tới khi mùa thu nhè nhẹ đi ngang cuộc đời mình, mới giật thót. Đây là mùa đẹp nhất nếu anh ở bên ngoài nhìn vào, còn nếu anh đang trong lòng nó, thì chưa chắc. Bởi đây là mùa “đặc biệt nhạy cảm” nói theo ngôn ngữ chính trị của Việt Nam bây giờ, mà những linh cảm nhoi nhói kiểu như “Mùa lá rụng” - tên một bài thơ của Olga Berggoltz - thì trong nhiều bản dịch bài thơ tuyệt hay này, Bằng Việt là người có ý thức nhất khi dịch câu “Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!” (nguyên văn tiếng Nga là: “Осторожно, листопад!”). Theo bản dịch nghĩa, thì câu này chỉ dịch đơn giản là: “Coi chừng lá rụng!”. Nhưng nếu chỉ dịch như thế, thì “chủ thể cây” ẩn giấu phía sau câu thơ sẽ biến mất. Mà nó mới là “khổ chủ” ta nên tránh đụng vào khi mùa lá rụng, vì mỗi cú đụng chạm vô tình vào thân thể cây như thế sẽ làm cây rất đau. “Cây” ở đây, khi tuổi đã ở độ vào thu, rất dễ bị tổn thương dù vẫn còn đầy khao khát:

 

Ôi trái tim, trái tim một mình tôi

Đập hồi hộp giữa phố phường xa lạ

Buổi chiều kéo lang thang mưa và giá

Khẽ rung lên bên khung cửa sáng đèn

Ở đây tôi cần ai khi xuôi ngược một mình?

Tôi có thể yêu ai? Ai làm tôi vui sướng?

“Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!”

Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!

Nếu không có gì ao ước nữa trong tôi

Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất”

(Bản dịch của Bằng Việt)

 

Cần và không cần, thèm sẻ chia nhưng rất cô đơn, dễ tổn thương mà chưa dứt được niềm khao khát, muốn thiền định mà tâm còn động, đó là mùa thu của cuộc đời mỗi con người. Lá đang rụng, những chiếc lá xanh sống nay đã chuyển màu vàng, rồi tự động đứt cuống. Tránh đừng động vào cây thời điểm ấy, chứ không phải “coi chừng lá rụng”, vì lá rụng theo quy luật tự nhiên, chẳng có gì phải “coi chừng” cả. Cứ theo bài thơ này mà suy, thì “mùa lá rụng” cũng đáng ngại thật đấy. Nhưng vì không thể tránh, nếu đang còn sống, đang còn những mơ ước, những khát khao dù dè sẻn, nên chẳng ai dại gì đi đường vòng để tránh mùa thu cả. Vui vẻ, mở lòng ra đón nó, dù thế nào, đó là cách sống khiến mình gần với thiên nhiên hơn, gần với “quy luật muôn đời” hơn.

 

Tôi cần gì ư? Một giọt sữa

Một mẩu bánh mì

Và cả trời ấy

Và mây ấy

 

Bài thơ này của một nhà thơ Nga tôi không nhớ tên, không nhớ quyển sách đã trích dẫn bài thơ, nhưng nhớ là sách do nhà văn Cao Xuân Hạo dịch từ tiếng Nga. Không nhớ cả quyển sách, nhưng bài thơ ngắn thì nhớ. Đủ biết, làm thơ ngắn lợi hại thế nào.

 

Tôi đã viết rất nhiều bài thơ ngắn, nhưng cũng viết nhiều trường ca, và không biết giữa những bài thơ ngắn và những trường ca mình viết, thì cái nào “thọ” hơn? Nhưng thơ ngắn thường dễ nhớ dễ thuộc, nếu quả thực nó là thơ hay. Những năm tháng đi qua đời mình rất nhanh, những bài thơ ngắn cũng hình thành trong đầu và hiển hiện trên trang giấy (hay trang word vi tính) rất nhanh. Với những trường ca, thì ngược lại. Để hình thành một cấu trúc trường ca, cần nhiều sự đầu tư, cần cả thời gian. Viết ra nó cũng mất rất nhiều công sức và thời giờ. Nhưng khả năng còn lại, thì nó hoàn toàn không hơn một bài thơ ngắn.

 

Nguyễn Vỹ chỉ có hai bài thơ được Hoài Thanh đưa vào “Thi nhân Việt Nam” là bài Sương rơi và bài Gửi Trương Tửu. Cả Nguyễn Vỹ và Trương Tửu đều bị nghi ngại trong một thời gian rất dài ở miền Bắc. Vậy mà hai bài thơ ngắn của Nguyễn Vỹ sống tươi vui cho tới tận ngày nay. Nhất là bài thơ Gửi Trương Tửu rất ngông ngạo mà tuyệt chân thành, nó khiến nhiều thế hệ yêu thơ Việt Nam nắc nỏm và… sướng khi đọc lên. “Nhà văn An Nam khổ như chó” là câu thơ được nhớ trong bài thơ này, dù cái số khổ của chó là gắn với số khổ của chủ nó. Bây giờ nhiều bạn chó rất được cưng chiều vì chủ của nó đã khá giả, hơn thế, chủ đã ý thức được chó quan trọng với mình như thế nào. Tôi nhớ Việt Phương có câu thơ, ý là đừng ví người tệ như chó, vì chó hơn người rất nhiều điểm. Đúng là như vậy. Tôi tuổi Tuất, và tôi yêu thương những con chó tôi nuôi. Cũng vì gần gũi với chó, tôi thấy mình tốt hơn thuở chưa nuôi chó rất nhiều.

 

Trở lại với bài thơ ngắn đã trích dẫn ở trên. Thực ra, con người cũng không cần nhiều lắm. Những nhu cầu để sống thực ra cũng đơn giản. Nhưng con người lại cần rất nhiều “không gian” để sống. “Là cả trời ấy/Và mây ấy”. Một nhu cầu gần như vô tận, nhu cầu tự do. Bây giờ, giữa mùa thu cuộc đời, tôi càng thấm thía điều này: những nhu cầu tinh thần bao giờ cũng rộng hơn những nhu cầu vật chất gấp nhiều lần. Tính tôi hay hài hước, hay nhìn những khía cạnh buồn cười từ những sự việc nghiêm túc. Như thế có khi cũng không ổn lắm, nhưng biết làm sao? Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cam kết với công ty không mang thai, nay lỡ có bầu thì phải làm sao? (30-03-2023)
    Cụ bà 71 tuổi bị đánh tử vong vì nhầm nhà dân là nhà nghỉ (30-03-2023)
    Đi đám cưới bạn thân, tôi tái mặt khi nhìn thấy chú rể (24-03-2023)
    Phát hiện con cá sấu dài 2,4m trốn trên gác mái nhà (23-03-2023)
    Ung thư di căn, người phụ nữ không chữa vì điều xúc động này (22-03-2023)
    Hàn Quốc: Ngày càng có nhiều phụ nữ ngoài 40 tuổi mới kết hôn lần đầu (20-03-2023)
    Tôi nghẹn ngào khi chồng nói lý do muốn được chăm sóc mẹ vợ (19-03-2023)
    Nợ 200 triệu sau một năm nghỉ việc văn phòng lương 30 triệu/ tháng (11-03-2023)
    Không phải ăn uống hay môi trường, đây mới là lý do khiến người Phần Lan luôn hạnh phúc hơn cả (11-03-2023)
    Chồng cựu công chúa Nhật Bản chính thức thành luật sư ở Mỹ (01-03-2023)
    Siêu lừa Elizabeth Holmes lấy cớ sinh con để hoãn án tù (01-03-2023)
    HLV Park Hang Seo tiết lộ 'sốc' vụ suýt bị bắt cóc cùng vợ (27-02-2023)
    Chỉ vì chiếc điện thoại, 2 học sinh tử vong vì bị đâm thấu ngực tại trường (27-02-2023)
    Ngược đãi chồng, người phụ nữ Anh bật cười sau khi tòa tuyên án (27-02-2023)
    Tìm thấy đầu của người mẫu Hồng Kông bị phân xác (26-02-2023)
    Người phụ nữ Pháp cắn đứt lưỡi nghi phạm hiếp dâm để làm bằng chứng (26-02-2023)
    Bản án cho cô giáo trộn thuốc xịt muỗi vào thức ăn của trẻ ở Hàn Quốc (22-02-2023)
    Phi công đột tử giữa chuyến bay, cơ trưởng tưởng trò đùa (22-02-2023)
    Vì sao ngày càng nhiều người Hàn Quốc tìm đến cái chết (21-02-2023)
    Đến nhà bạn trai, tôi nấu bữa cơm 3 triệu nhưng xấu hổ không dám động đũa (18-02-2023)

Các bài viết cũ:
    Những mái nhà xưa (20-11-2018)
    Kính trọng, thương mến thầy cô giáo (19-11-2018)
    Về sự im lặng đau đớn của những ‘người tốt’ (17-11-2018)
    Ruộng đồng sót lại (14-11-2018)
    Ký ức xe thổ mộ (12-11-2018)
    Bài học từ tình yêu thiên nhiên của những đứa trẻ (11-11-2018)
    Một cái nhìn về tính tự giác của người Nhật Bản (10-11-2018)
    Những ô cửa sổ (07-11-2018)
    Cần lắm một cơ chế “xin từ chức” (06-11-2018)
    Vì sao cây xanh là tri kỷ của chúng ta? (30-10-2018)
    Rong chơi với tuổi già (30-10-2018)
    Lênh đênh trên đỉnh đại vực (28-10-2018)
    Khu vườn tuổi nhỏ (25-10-2018)
    Nhân chi sơ tính bản… gian (24-10-2018)
    DJ nữ: Thời thượng và cạm bẫy (23-10-2018)
    17 lời khuyên của thiền sư Kodo Sawaki (22-10-2018)
    Chuyện về cái chết của những con chó (20-10-2018)
    Ngày mai thần Chết gọi tên ai… (19-10-2018)
    Một mình thì không làm được gì… (19-10-2018)
    Thuốc "trách nhiệm" (17-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Chị em gái


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 146792752.