Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
TTXVN tham dự Hội nghị Cấp cao Truyền thông Thế giới lần thứ 6 tại Trung Quốc
    Tin Việt Nam
Mâu thuẫn gia đình, con trai 'xuống tay' khiến cha mẹ thương vong
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Nổ súng gây thương vong gần trường đại học ở Tennessee (Mỹ)
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Cụ Phan Bội Châu nói gì về vấn đề mê tín dị đoan?
“Lại cầu sao cho thăng quan tiến chức, trọn đời thảnh thơi. Đến sau trăm tuổi, được chết dưới cửa sổ, cái phúc dầy của các ngươi đã đầy đủ vậy. Các ngươi đem thứ hạnh phúc ấy mà cầu xin ở Phật. Trông mong ở Phật, nịnh hót ở Phật…”.

 



Nhà chí sĩ Phan Bội Châu (1867-1940) trong suốt cả cuộc đời phải bôn ba tứ xứ cũng như khi bị kẻ thù giam lỏng làm “ông già Bến Ngự” ở Huế đều đau đáu một nỗi niềm khai sáng dân trí để hy vọng nhờ thế mà đất nước sẽ thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, giành lại độc lập. Vừa là một chiến sĩ cách mạng với nhiều hoạt động thực tế, Phan Bội Châu còn là một nhà tư tưởng dân chủ lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc để đời. Trong bài báo nhỏ này, chúng tôi chỉ muốn đề cập tới một số trích đoạn di thảo (chữ Hán viết tay) của Phan Bội Châu viết về những cái hại của thói mê tín dị đoan. Tập di thảo này đã được bà Nguyễn Thị Phúc, vợ hai của ông Phan Nghi Huynh (con trai cả của Phan Bội Châu) trao cho các nhà nghiên cứu năm 1961 và học giả Chương Thâu đã dịch ra tiếng Việt.

 

Phan Bội Châu là một người Nho học sâu sắc. Trong nhận thức của ông, đạo trời thực ra là đạo của thiên nhiên, tự nhiên. Ông viết: “Trời cũng không bao giờ có ý riêng cả… Cái gọi là trời làm ra chẳng qua là lẽ phải mà thôi; làm phúc cho người lành, gieo vạ chi kẻ ác, lẽ phải vốn có như thế…”. Phan Bội Châu cũng không phủ nhận quỷ thần vì ông cho là “cái gọi là quỷ thần chẳng qua là khí thiêng ở giữa không trung mà thôi”. Và với tư cách kẻ sĩ Nho học, ông hết sức bài bác, thậm chí căm ghét những hành vi lợi dụng tâm lý sùng tín của con người để gieo rắc những tục lệ, thói sùng bái tôn giáo quá đà trong xã hội đương thời, dẫu biết rằng, “kẻ sĩ sinh ra đời có thể làm được trăm việc, chỉ không sửa đổi được phong tục…”.

 

Theo Phan Bội Châu, những phong tục tầm thường “là tên giặc vô lại của nhà Nho”. Ông lý giải: “Nếu đánh nó thì sức mình không đủ để thắng nó một mình, mà phục tùng nó thì sẽ bị nó làm cho khốn đốn. Tuân Tử nói: Khom lưng làm tôi mọi suốt đời, mà không có dám chi khác, đó là kẻ tục Nho. Kẻ hào kiệt nên sửa tục, chớ không nên theo tục, nên nhổ tục đi mà không chịu sức ép về tục. Nếu tục mà hay thì theo cũng được, nhưng nếu tục dở mà theo tục thì không bị tục làm hỏng cũng rất ít.

 

Nước ta mọi việc đều hết sức làm theo tục. Phàm những tục tình, tục hiếu, bỉ tục, đồi tục, mọi người nước ta đều mang một bị tục sau lưng, để đứng trên thế giới, un đúc ngấm ngầm, do đó mà đúc nên vô số người tục, có mặt tục, tai tục, xương tục, ruột tục. Nếu trong đó có ai muốn thoát ra ngoài tục, thì mọi miệng xôn xao như bầy kiến bám lấy thịt thối, trăm mũi tên nhằm vào bia đích, làm cho người đó nhiễm tục mới thôi…”.

 

Trong “tạp ký”, Phan Bội Châu cho rằng, tục ma quỷ ở Việt Nam rất thịnh hành, cũng giống như tục sùng Phật ở Ấn Độ, tục thờ thần ở Trung Hoa… Một người Nho học, theo Phan Bội Châu thì cần phải rất thận trọng đối với đạo Phật vì như người xưa đã chỉ rõ: “Đạo Phật và đạo Khổng rất mâu thuẫn với nhau, cho nên có người bảo đạo Phật là kẻ thù của đạo Khổng…”.

 

Trong cách nhìn nhận của Phan Bội Châu, làm chùa, nuôi sư, in kinh, xây tháp, khắc chuông, đúc tượng, hiến quả, dâng hương… để cầu những cái mà người đương thời cho là hạnh phúc thực ra chỉ là việc vô bổ mà thôi. Đó là vì làm sao? Phan Bội Châu viết: “Các người sở dĩ làm như thế, chẳng qua là để cầu hạnh phúc mà thôi. Nhưng cái mà các ngươi bảo là hạnh phúc, người ngoài người ta bảo là tai họa đấy. Những thứ mà các ngươi cầu xin là: sống lâu, nhiều con cái, nhiều vàng bạc, nhiều hầu non trẻ đẹp, xe sang ngựa tốt, vóc nhiễu đầy nhà, đời này lưu truyền qua đời khác, không bao giờ hết. Đấy là mục đích của hạnh phúc của các ngươi đấy. Thế nhưng, các người đã nhầm, các ngươi đã nhầm to rồi đấy!..”.

 

Nói một cách công bằng, với khẩu khí của một nhà Nho tiết tháo và rất đỗi thẳng thắn, ông “Đầu xứ Nghệ” đã hạ bút rất quyết liệt để mắng mỏ những kẻ lợi dụng phong tục và tôn giáo chỉ đều mong cầu vinh thân phì gia mà quên đi bao nghĩa vụ làm con dân một đất nước đang phải rên xiết dưới ách áp bức bóc lộc của ngoại bang:

 

“Tạo một cái túi đựng cơm có vỏ thịt bền rắn, ngày thì ăn no, đêm thì ngủ kỹ, lúc trẻ nhỏ thì bất tín bất trung, vô liêm vô sỉ, đến khi già cả, râu tóc bạc phơ thì chống gậy trúc, mang đẫy trầu, hễ gặp ai thì tự xưng: Ta năm nay đã 70 tuổi rồi, 80 tuổi rồi, hễ có ai xúc phạm đến thì liền vuốt râu mà nói rằng, râu tóc như thế này, ta là bậc ông, bậc chú các ngươi, bọn trẻ ranh như chúng mày mà dám hỗn xược với chúng tao ư? Đến khi hỏi ruột gan tâm sự thì chỉ là một khối thối tha mà thôi. Khổng Tử nói rằng: Lúc trẻ nhỏ mà không biết khiêm nhường, từ tốn, lớn lên thì không có cái gì lưu truyền về sau được, già rồi mà không chết đi, ấy là đồ ăn hại. Đấy những thứ các ngươi gọi là hạnh phúc “đa thọ” là như thế.

 

Sản sinh ra được vô số những thứ xương tục tanh hôi. Giáp là ruột chó, Ất là tinh heo, Bính thì hại nước, Đinh thì tàn dân, nhan nhản những phường da thối thịt hôi, ma nhác lừ đừ, suốt ngày say khướt, chỉ biết cúi đầu nạp đủ sưu thuế cho quân thù mà thôi. Đấy là cái mà các ngươi gọi là phúc “đa nam” như thế!

 

Đầu đội mũ dát vàng, mình mặc áo màu lục, nghênh ngang trên đời gọi là trượng phu. Thân các ngươi sang đấy, danh các ngươi đẹp đấy. Nay hỏi những công việc các ngươi đã làm, thì rõ thịt dân để béo bụng mình, rút máu dân no ruột mình, rách ruột nát gan, không ăn không ngủ, làm sao cho mọi việc được cẩn thận, làm sao cho hết lòng trung thành để được quân thù bắt tay khen tốt! Tốt! đấy là hết việc hay của các ngươi rồi.

 

Lại cầu sao cho thăng quan tiến chức, trọn đời thảnh thơi. Đến sau trăm tuổi, được chết dưới cửa sổ, cái phúc dầy của các ngươi đã đầy đủ vậy.

 

Các ngươi đem thứ hạnh phúc ấy mà cầu xin ở Phật. Trông mong ở Phật, nịnh hót ở Phật, sự dụng tâm của các ngươi cũng đã khổ sở lắm, sự cầu khẩn của các ngươi cũng đã vất vả lắm.

 

Nhưng mà các ngươi không có hồn thì thôi, nếu các ngươi còn có hồn thì sao các ngươi không nghĩ đến cái phúc của Vũ Đế nhà Lương ở Đài Thành xưa? Cái phúc của tên Vương Khâm Nhược ở Thiên Hùng ngày xưa vậy?

 

Các ngươi không có con mắt thì thôi, nếu còn có con mắt thì sao không trông thấy cái phúc chết đói ở trước mắt và cái phúc mất nòi giống sau này đấy ư?!

 

Nay người Pháp bảo vệ ta, các chùa chiền ở hương thôn đều phát tiền bạc cho để sửa sang lại cả. Chúng làm như thế là rất khôn khéo và rất hiểm độc. Một là theo lòng ham thích của các ngươi; hai là làm cho các ngươi thêm ngu. Người xưa thích canh chim cắt, ý muốn tuyệt diệt giống nó, không phải lấy nó làm canh mà thôi, chính cũng giống như thế đấy. Nay người Pháp làm như thế mà các ngươi cho là nhân đạo ư? Các ngươi còn trông làm phúc đức ư?”.

 

Thật ra, Phan Bội Châu là một người rất có tín ngưỡng. Ông không báng bổ thần linh vì ông thấy rất rõ rằng, “Người Việt Nam mọi việc đều cầu ở thần, bẩm ở thần, nghe ở thần, phẩm lễ ở thần, thật là trọng hậu, thật là cẩn thận…“. Thế nhưng, ông luôn đinh ninh: “Nhưng trọng lắm thì đắm đuối nhiều, cầu quá thì mê hoặc sâu. Đạo quỷ thần, kính mà xa ra, không nên đắm đuối, không nên mê hoặc…“.

 

Phan Bội Châu rất biết tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt và tấm lòng tri ân những tiền nhân có công với nước có nghĩa với dân: “Non sông chung đúc, sinh ra thánh triết, vì thế giới mà lập công, vì sinh dân mà thỉnh mệnh. Người sau nhớ đến công đức, dựng bia lập đài kỷ niệm, làm đền thờ cúng, thì rất là đáng…”. Nhưng ông cũng cảnh bảo: “Nhưng chính ít tà nhiều, thật ít giả nhiều. Thậm chí có khi đến cả những khối đá quái gở, gốc cây cổ thụ, rừng hoang mả vắng, cũng liệt vào hàng thần cứu thế độ dân, tôn sùng lạy lục, ngày cầu ở thần, bước bước trông vào thần. Hôm nay thần truyền thế này, ngày mai thần phán thế kia, chết trước mắt mà còn trông thần cứu mình, chờ thần giúp mình, quanh năm suốt tháng chôn đầu vào đấy, đắm lòng vào đấy, thì còn mong gì nảy nở ra tư tưởng được…”.

 

Với Phan Bội Châu, “lòng mình là thần. Suy tấm lòng ấy ra để làm tấm lòng. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, cứu nhân dân, giết kẻ thù, các ngươi mà biết giữ tấm lòng ấy thì các ngươi đã là thần rồi. Cần gì phải cầu thần ở ngoài đến. Thần ư! Thần ư! Chẳng qua cũng là cầu ở tấm lòng ta mà thôi. Tự xưa đến nay đã ai thấy được Yên, Lộc, Thụ, Lược (tên các vị thần, vị tiên người xưa thờ ở đền miếu để cầu phúc) ở đâu…”.

 

Phan Bội Châu cực kỳ đả phá những kẻ buôn thần bán thánh, thời nào cũng có nhưng đặc biệt nảy nòi như nấm sau mưa trong những giai đoạn nhiễu nhương của lịch sử: “Thậm chí lại có hạng tướng số, bói toán, vận hạn niên mệnh, đoán nhắng nói nhít. Như nói: năm nay gặp hạn bạch hổ, gặp mệnh tang môn. Phải cẩn thận đi xa, phải đề phòng lội nước. Những tụi ngu tục lưu manh, không nghề không nghiệp mượn đấy kiếm ăn dắt người khác xuống ngục tối. Nhưng bọn ngu ngốc không biết gì, cho đấy là lời nói của thần, lo âu, sợ sệt, một bước không dám ra khỏi cửa, thì còn dám nói gì đến việc đi Nam Hồ, Bắc Việt. Đấy là thủ đoạn làm ngu người ta, độc ác thứ nhất“.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hành trình 'nhường cơm sẻ áo': Sẵn sàng hướng về khúc ruột' miền Trung (20-09-2024)
    'Nghiên bút còn thơm': 'Bản giao hưởng' của thư pháp và ánh sáng (10-09-2024)
    Phát huy giá trị bảo vật quốc gia đàn đá Khánh Sơn (10-09-2024)
    Bốn Bảo vật Quốc gia lên tem bưu chính (28-07-2024)
    Hàng trăm tổ chức nhân dân toàn thế giới thương xót, chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần (26-07-2024)
    Truyền thông quốc tế: 'Lời tri ân' của bạn bè thế giới gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Các hãng thông tấn quốc tế đưa tin về lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Khắc sâu tư tưởng 'văn hóa là hồn cốt của dân tộc' (25-07-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 'Kiến trúc sư trưởng' của nền ngoại giao 'gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển' (24-07-2024)
    Nhà lãnh đạo suốt cuộc đời phụng sự cho những tư tưởng và đất nước của mình (23-07-2024)
    Sắp diễn ra hội thảo quốc tế về danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (21-07-2024)
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Vụ án phạm thượng chấn động dưới triều vua Minh Mạng (03-11-2018)
    Võ sư nổi danh nước Việt có hai học trò là hoàng đế (02-11-2018)
    Bài viết 100 năm trước: Chữ Nho, nên để hay là nên bỏ? (30-10-2018)
    Khúc tráng ca của Hải đội Hoàng Sa (30-10-2018)
    Chiến lược của Trần hưng Đạo khi đối phó với kẻ thù hùng mạnh hơn (28-10-2018)
    Một góc nhìn khác về thời đại Hai bà Trưng (28-10-2018)
    Vị trí và vai trò của các chúa Trịnh trong lịch sử, văn hóa dân tộc (26-10-2018)
    Ẩn số về chuyện lên ngôi của vua Lê Đại Hành (25-10-2018)
    Một giả thuyết phong thủy về kinh thành Huế của nhà Nguyễn  (24-10-2018)
    Vì sao nói vua Lê Tương Dực là phiên bản lỗi của vua Lê Thánh Tông? (23-10-2018)
    Những cuộc hôn nhân cùng huyết thống trong hoàng tộc nhà Nguyễn (22-10-2018)
    Về những ngôi mộ đất sơ sài của các vị vua nhà Lý (20-10-2018)
    Một góc nhìn khác về thủy tổ của người Việt (19-10-2018)
    8 tuyên thệ lưu truyền sử sách của đế vương nước Việt (16-10-2018)
    ‘Đòn ngoại giao’ của cha ông khiến ngoại bang nể sợ (15-10-2018)
    Ba lần chọn đất lập đô của Hoàng đế Quang Trung (13-10-2018)
    Chuyện một người Việt làm vua Chiêm Thành (11-10-2018)
    Sấm Trạng Trình và sự sụp đổ của nhà Tây Sơn (09-10-2018)
    Tầm vóc lịch sử của An Nam đại quốc họa đồ (08-10-2018)
    Những bản án kỳ cục dưới thời Gia Long – Minh Mạng (07-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156033178.