Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Nga bác bỏ thông tin Tổng thống Putin điện đàm với ông Donald Trump
    Tin Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến công du nước ngoài đầu tiên
    Tin Cộng Đồng
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
    Tin Hoa Kỳ
Xả súng ở trường đại học Mỹ, 1 người chết
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Nghệ sĩ trẻ Lê Phương qua đời vì tai nạn giao thông
    Văn Học
Ba thay đổi lớn trong đề thi tham khảo môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2025

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Ba lần chọn đất lập đô của Hoàng đế Quang Trung
Vua Quang Trung rất coi trọng việc chọn đất cát tường để lập kinh đô mới nên đã nhiều lần tha thiết nhờ đến cụ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là danh sĩ giỏi về dịch lý phong thủy đương thời tìm kiếm thế đất tốt tại Nghệ An.

 



Đền thờ vua Quang Trung ở Vinh, Nghệ An.

 

Ba lần chọn đất lập đô

 

Lần đầu vào tháng 4 năm Mậu Thân 1788, khi Nguyễn Huệ kéo kỵ binh thần tốc ra Bắc để trừng phạt Vũ Văn Nhậm, đã dừng quân để nhờ La Sơn phu tử “giúp coi địa lý để định lập đô ở đất quê quán mình là xứ Nghệ An”.

 

Nhưng một tháng sau, khi xong việc, Nguyễn Huệ từ Thăng Long quay về vẫn chưa thấy La Sơn phu tử xem đất cho, nên Nguyễn Huệ đã tự tay viết một bức thư bằng mực son tàu, trách: “Trước đây đã nhờ Phu tử về Nghệ An để coi đất đóng đô, sao tới nay ta quay về thấy việc đó chưa làm?

 

Vì thế ta phải thẳng về Phú Xuân để binh sĩ dưỡng sức và viết chiếu này ban xuống để Phu tử hãy cùng với quan trấn thủ Thận bàn bạc, xem xét đất đai để đóng đô tại Phù Thạch (trên bờ sông Lam, dưới chân núi Nghĩa Liệt). Hành cung hãy dựng dựa lưng vào sát núi. Cuộc đất được chọn tùy nơi Phu tử dùng con mắt tinh tường mà sớm định. Hãy mau mau chọn gấp, giao cho trấn thủ Thận xây dựng cung điện thật nhanh sao cho trong vòng 3 tháng phải xong”. Nhận thư, La Sơn phu tử viện dẫn địa thế ở Phù Thạch vừa hẹp, vừa không hợp phong thủy.

 

Nguyễn Huệ lại có chiếu gởi trả lời đại ý tiếp nhận những ý kiến của La Sơn phu tử, không lấy Phù Thạch làm đất đóng đô nữa, nhưng vẫn giữ ý định dứt khoát chọn đặt kinh đô tại Nghệ An và nhờ La Sơn phu tử chọn đất khác:

 

“Nay kinh thành Phú Xuân địa thế cách trở, lại ở xa Bắc Hà nên rất khó xử lý công việc. Chính vì thế, các đình thần có quyết nghị rằng đóng đô ở Nghệ An thì sẽ khống chế được thế lực trong Nam ngoài Bắc, vả lại người trong bốn phương có việc gì cần kíp kêu kiện cũng tiện việc đi lại (…) nhiều lần ta đã nhờ tiên sinh xem đất tìm những chỗ núi non kết phát ở đất Nghệ An mà tiên sinh đã từng chú tâm xem xét địa thế. Nhưng lâu nay vẫn chưa thấy trả lời (…) ta đã từng mở xem địa đồ hình thế vùng Nghệ An thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, đất đai rộng rãi, thông thoáng, khí sắc tươi nhuần, xem ra có thể chọn làm nơi xây kinh đô mới(…) tiên sinh gắng suy nghĩ giúp cho việc ấy”.

 

Đó là chiếu ngày 3/9 năm Mậu Thân 1788, tỏ rõ mong muốn được La Sơn phu tử coi đất lập đô, nhưng La Sơn phu tử vẫn tìm cách trì hoãn. Đó là lần thứ hai La Sơn phu tử ngầm ý từ chối cuộc đất mà Nguyễn Huệ đề nghị xây kinh đô.

 

Nhưng đến lần thứ ba, thì La Sơn phu tử đồng ý với địa điểm mới là Phượng Hoàng: “Ngày nay, khoảng giữa núi Quyết và núi Mèo, còn thấy dấu tích một thành cũ hình gần tam giác. Dấu thành và hào đương còn rõ, nhất là trong bức ảnh chụp từ cao. Cửa tiền ở phía Nam. Núi Mèo (núi Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chắp vào núi ấy. Mặt Đông Bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành.

 

Ở giữa thành, còn dấu thành trong và nền nhà. Nhấtlà có nền cao ba bậc ở phần Bắc, mà ngày sau đời Nguyễn dùng làm nền xã tắc. Chắc đó là chỗ Quang Trung, ngự triều trong khi tạm nghỉ ở Nghệ An. Tuy gọi là Trung Đô, nhưng thành Phượng Hoàng nhỏ, thành Nam chỉ dài chừng 300 mét, bức thành Tây dài 450 mét, và cái nền cao thì ngang dọc cũng chỉ có chừng 20 mét mà thôi. Ấy vì Quang Trung mất sớm, chưa kịp đổi hành cung ra cung điện. Về sau kinh đô của Quang Toản vẫn ở Phú Xuân”.

 

Những trích dẫn trên đây nằm trong cuốn sách giá trị: La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp của GS. Hoàng Xuân Hãn với lời tóm lược về ba lần chọn chỗ đóng đô: Lần đầu ở núi Lam Thành Sơn, lần thứ hai ở Yên Trường (cách Lam Thành Sơn chừng mười cây số ở phía Bắc), lần thứ ba ở Dũng Quyết (cách Yên Trường chừng hai cây số ở phía Đông Nam và cách Lam Thành Sơn chừng tám cây số).




Phong thủy Phượng Hoàng Trung Đô

 

Cuối năm 2011 hội thảo về Phượng Hoàng trung đô mở tại thành phố Vinh (Nghệ An), nhà khảo cổ học và nghiên cứu phong thủy lão thành Đỗ Đình Truật được mời từ TP. HCM ra Vinh để tham dự và ông đã viết một tham luận đề cập đến phong thủy của Phượng Hoàng trung đô trích dưới đây:

 

“Thị trấn Thanh Nghệ xưa kia chỉ là một cuộc đất từ sông Mã chạy xuống Nam đến hết sông Lam, là cuộc đất rất thịnh dễ sinh ra những vị anh hùng cho đất nước. Căn cứ vào tấu thư của Cao Biền đời Đường và “Hoàng Phúc cố chuyện” của thời Minh thì hai nhân vật này tuy sống ở thời đại khác nhau nhưng cùng chung một ý đồ đi yểm trời đất sông núi Việt Nam. May thay Lê Lợi đã bắt được tướng Hoàng Phúc, thấy trong hành trang của Hoàng Phúc có cả bản đồ của đất Nghệ Tĩnh và tài liệu về việc Hoàng Phúc đã dựng 5 ngọn cờ ở đất Hà Tĩnh cách núi Quyết độ 10km để yểm trừ vùng đất thiêng này – gọi là “cờ 5 yểm”.

 

Và Hoàng Phúc dự kiến đến khoảng thiên niên kỷ III thì vùng này sẽ là trung tâm chống Bắc Triều. Nguyễn Thiếp giỏi về dịch học và khoa phong thủy đã dày công đọc hết những tài liệu đó và đi thăm dò thực hư. Quả nhiên là Tổ Sơn của vùng này xuất phát từ (khe Bò Đái) nằm trong 99 ngọn núi Hồng Lĩnh sơn và được mạch khí chạy lòng vòng xuống núi Quyết rồi quay lại về Tổ Sơn; làm cho núi Quyết trở thành âm phù dương trợ, quần phong tụ khí, nên vô cùng đắc địa. Do đó mới có tên là núi Phượng Hoàng, vì ta đứng bên dòng sông Lam quay mặt ra bể thì ta thấy bên tả Thanh Long: là con Rồng Xanh (sông Lam), bên hữu là Bạch Hổ (có dãy núi của Hà Tĩnh) cũng đưa khí về núi Quyết. Còn ở mặt trước phía Đông núi Quyết là Chu Tước – vật báo hiệu Minh Đường rất phát triển và phía sau là Huyền Vũ (sao của người giữ nhà, giữ cửa, giữ nước) làm hậu phương.

 

Sau khi có chiếu chỉ của vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đi rà soát lại thì thấy Phượng Hoàng trung đô là nơi đắc địa hiếm có trong trời đất. Điểm này ông hoàn toàn nhất trí với tướng Hoàng Phúc (nhà Minh bạo tàn). Vì vậy ông và Trần Quang Diệu quyết tâm để lăng mộ của chủ tướng mình ở đây là hợp lý và việc xây cất trở thành việc làm vô cùng bí mật. Đứng bên ngoài mà nhìn là việc xây thành đắp lũy, bên trong thì ngấm ngầm làm việc trọng đại ấy. Tôi cũng đi rà soát lại lần nữa với hai đồng nghiệp là nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Đức và nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tâm thì thấy Nguyễn Thiếp miêu tả cảnh quan phong thủy của cuộc đất Phượng Hoàng như thế là rất đúng, nên đều nhất trí là di mộ của vua Quang Trung có khả năng để ở đây”.

 

Qua phân tích và nhận định của GS. Hoàng Xuân Hãn, cụ Đỗ Đình Truật và các tài liệu lịch sử khác như: Đại Nam chính biên liệt truyện, Hoàng Lê nhất thống chí cho chúng ta biết Phượng Hoàng trung đô đã được bắt tay xây dựng ở khoảng giữa núi Mèo và núi Quyết với lầu gác ba tầng có bố trí đồn binh bảo vệ vòng quanh đó. Xa xa về phía núi có kho lúa dự trữ. Dấu tích của thành và các đường hào đến thế kỷ 20 vẫn còn khá rõ.

 

Các nhà nghiên cứu kết luận địa thế của thành rất dễ giữ, vì phía trước có con sông Cồn Mộc và sông Lam, phía bên có núi Quyết, vốn là hào và thành thiên nhiên kề cận để che chắn bảo bọc. Tiếc rằng vua Quang Trung mất sớm nên việc xây dựng cung điện nguy nga để định đô ở Nghệ An chưa kịp hoàn thành. Vậy là, cuộc đất tuy đại lợi về mặt phong thủy nhưng giống như con phượng hoàng đang bất ngờ lâm bệnh nên không đủ sức khỏe để cất cánh bay cao khỏi số mệnh nghiệt ngã của mình.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hành trình 'nhường cơm sẻ áo': Sẵn sàng hướng về khúc ruột' miền Trung (20-09-2024)
    'Nghiên bút còn thơm': 'Bản giao hưởng' của thư pháp và ánh sáng (10-09-2024)
    Phát huy giá trị bảo vật quốc gia đàn đá Khánh Sơn (10-09-2024)
    Bốn Bảo vật Quốc gia lên tem bưu chính (28-07-2024)
    Hàng trăm tổ chức nhân dân toàn thế giới thương xót, chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần (26-07-2024)
    Truyền thông quốc tế: 'Lời tri ân' của bạn bè thế giới gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Các hãng thông tấn quốc tế đưa tin về lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Khắc sâu tư tưởng 'văn hóa là hồn cốt của dân tộc' (25-07-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 'Kiến trúc sư trưởng' của nền ngoại giao 'gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển' (24-07-2024)
    Nhà lãnh đạo suốt cuộc đời phụng sự cho những tư tưởng và đất nước của mình (23-07-2024)
    Sắp diễn ra hội thảo quốc tế về danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (21-07-2024)
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Chuyện một người Việt làm vua Chiêm Thành (11-10-2018)
    Sấm Trạng Trình và sự sụp đổ của nhà Tây Sơn (09-10-2018)
    Tầm vóc lịch sử của An Nam đại quốc họa đồ (08-10-2018)
    Những bản án kỳ cục dưới thời Gia Long – Minh Mạng (07-10-2018)
    Tại sao xã hội trong hai triều đại Lý – Trần lại đạt được sự thịnh vượng? (04-10-2018)
    Chuyện ít biết về hai nữ tướng dân tộc thiểu số dưới trướng Nguyễn Nhạc (04-10-2018)
    Nghệ thuật ngoại giao tôn giáo trong lịch sử Việt Nam (03-10-2018)
    Những kỳ án Cung đình trong lịch sử Việt Nam (30-09-2018)
    Những lần đem quân tấn công đất Trung Hoa của quân đội Đại Việt (28-09-2018)
    Trần Nhân Tông – người cầm quyền lý tưởng hiếm hoi của lịch sử (25-09-2018)
    Lễ tứ tuần đại khánh của vua Khải Định (20-09-2018)
    Trận Vân Đồn – bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần III (18-09-2018)
    Chùm ảnh: Lăng Hiệp Hòa – lăng mộ ít người biết của một ông vua nhà Nguyễn (18-09-2018)
    Nước ta có mấy ngàn năm văn hiến? (16-09-2018)
    Chuyện vua Gia Long trả thù nhà Tây Sơn qua lời kể giáo sĩ Pháp (14-09-2018)
    Chuyện tình duyên kỳ lạ của Hồ Quý Ly (13-09-2018)
    Đôi nét về tổ chức quân đội thời Hùng Vương (11-09-2018)
    Cuộc chiến thương mại của các chúa Nguyễn trong công cuộc Nam Tiến (10-09-2018)
    Ứng xử của vua chúa Việt khi việc đụng đến lợi ích dân (08-09-2018)
    10 điều giáo huấn của vua Lê Thánh Tông (07-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156532494.