Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống Yoon
    Tin Việt Nam
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực
    Tin Cộng Đồng
NATIONAL ASIAN PACIFIC CENTER ON AGING
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Ứng xử của vua chúa Việt khi việc đụng đến lợi ích dân
Vua chúa Việt xưa có quyền lực tuyệt đối nhưng các vua anh minh khi làm việc đụng chạm lợi ích dân chúng thường lắng nghe và đặt lợi ích dân chúng lên trên.

 



Phải sòng phẳng với dân


Trong thời vua Minh Mạng, nhà vua này đã nhiều lần chỉ dụ cho quan lại phải sòng phẳng với dân mỗi khi có việc cần huy động sức dân. Theo sách “Đại Nam thực lục” (tập 2), năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà vua cho đào sông Vĩnh Định ở Quảng Trị để thông đường cho thuyền bè.


Để làm việc này, vua sai quan Phó đô thống chế Phan Văn Thúy trông coi việc đào sông và cấp cho cờ khâm sai cùng lệnh bài phụng chỉ. 3.700 người dân của Thừa Thiên và Quảng Trị được huy động đến đào và được cấp tiền gạo (mỗi người mỗi tháng cấp tiền 5 quan gạo 2 phương 15 uyển). Vật liệu cần dùng thì quan phải mua, không được lấy ở dân.


Nhà vua dụ cho Phan Văn Thuý rằng: “Gần đây ít mưa, giá gạo hơi cao, trẫm thực chẳng muốn làm nhọc sức dân ; duy con sông ấy công tư đều lợi, mà người đến làm lại cấp tiền gạo, chẳng chút ngại phí, ấy cũng là cái ý lấy công thay chẩn. Ngươi nên lấy ý ấy bảo rõ cho dân biết. Còn tiền gạo chi phát không nên uỷ riêng cho lại dịch, mà chúng bớt xén, để cho dân ta nhờ được của kho mà vui lòng đến làm việc”.


Trong câu chuyện này có điều đáng nói là những vật liệu cần dùng cho công việc thì quan phải mua chứ không được viện cớ phục vụ công việc mà lấy lạm của dân. Mặt thứ hai là ngay trong chỉ dụ của mình, vua Minh Mạng cũng nói rõ rằng lúc bấy giờ giá gạo cao (tức là đời sống đang khó khăn), ông không muốn làm nhọc sức dân vào việc phu phen tạp dịch nhưng việc đào con sông này để thông thuyền bè buôn bán, lợi cả cho nhà nước lẫn cho dân. Bởi vậy ông chẳng ngại phí của công quỹ mà đầu tư tiền gạo để đào.


Có điều đặc biệt là người dân đi làm việc thì được phát gạo phát tiền. Điều này là đặc biệt bởi vì thời phong kiến, một năm mỗi suất đinh phải đi phu vài tháng. Đi phu tức là đi lao động công ích không có thù lao. Nhưng ở đây vua Minh Mạng huy động dân đi đào sông và vẫn phát tiền gạo vừa là để cứu tế tình trạng khó khăn cho dân mà vừa làm việc thổ mộc nên ông mới nói rằng: “ấy cũng là cái ý lấy công thay chẩn”.


Một lần khác, cũng liên quan đến việc phải huy động dân chúng, vua Minh Mạng lại thể hiện rõ quan điểm sòng phẳng với dân. Vẫn theo sách Đại Nam thực lục, năm 1825, dinh Quảng Nam muốn xây cầu đá trên đường quan nên tâu lên vua xin bắt dân làm việc. Trong dụ phê trả lời vua viết rằng : “Trẫm mỗi khi dùng nhân công, tất sai thuê mướn, vốn muốn lợi cho dân ; bọn ngươi lại muốn chia việc cho dân là sao vậy ? Nếu người lấy sự thuê mướn làm khó thì trẫm sai người khác làm thay, sau khi xong việc, thử nghĩ xem bọn ngươi còn mặt mũi nào làm châu mục nữa ?”. Bởi vậy, sau đó các quan ở dinh Quảng Nam bèn tâu xin thuê làm. Vua ra lệnh hằng ngày phải phát tiền gạo hậu cấp cho người làm.


Vua Tự Đức yêu cầu phải hỏi ý kiến dân


Thời Nguyễn, đê sông Hồng nhiều lần bị vỡ. Cũng trong thời gian đó, trong triều đình tồn tại 3 quan điểm là giữ đê, phá đê và đào thêm sông. Theo sách Đại Nam thực lục (tập 7), năm 1847, năm đầu tiên vua Tự Đức nối ngôi, quan Khoa đạo là Phạm Xuân Quế tâu lên rằng: “Đê điều thuộc tỉnh Hà Nội, sửa đắp nhiều chỗ không hợp, xin đem sự nghi trù tính cho sau này được tốt mà thi hành”.


Trả lời cho tờ tâu này vua Tự Đức thận trọng yêu cầu phải xem xét kỹ và hỏi ý kiến người dân để tìm ra một phương án thích hợp nhất mà làm. Vua nói : “Đắp đê để chống nhau với nước sông, cố nhiên là người xưa đã thất sách. Nhưng sau khi đã có đê rồi, lại không thể nhất khái bác bỏ đi được, cần nên xét kỹ tình hình, châm chước theo sự thuận tiện của dân, mà phân biệt những chỗ đê nào nên bỏ, đê nào nên đắp cho xác đáng, mới là thoả thiện.


Tức như một hạt Hà Nội, 4 mặt giáp sông, những huyện ở thượng lưu hạ lưu, thế nước chảy xiết, cố nhiên không thể không đắp đê để phòng nước to tràn vào để giữ cho dân ; còn các huyện ở giữa, thì thế đất rất thấp, nên cho tuỳ theo từng nơi sở tại, đắp qua con đê nhỏ, để giữ lúa chiêm, còn đến mùa nước to, để cho nước tràn qua dễ vào cũng không hại gì, vì nước vào dễ thì lại rút ra sớm, thế phải như vậy. Từ trước tới nay vẫn làm như thế, nước không phí uổng, dân khỏi khó nhọc công không, mà cũng không có hại về việc đê vỡ.


Thế mà gần đây tỉnh thần lại đem những đê đã bỏ xin sửa đắp lại, thành ra bị vỡ lở. Nay chuẩn cho viên Tổng đốc tỉnh ấy là Tôn Thất Bật hội đồng với các viên Bố, án là bọn Vương Hữu Quang, Nguyễn Xuân Bảng đem các điều trong tập của khoa đạo tâu bày xét kỹ và khám lại, dò hỏi tình dân về việc các đoạn đê bỏ ấy nên để lại hay nên bỏ đi như thế nào, làm bản tâu lên chờ Chỉ tuân hành”.


Qua hai câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng mặc dù thời phong kiến vua quan và triều đình chuyên quyền nhưng họ cũng không phải luôn luôn làm mọi việc theo ý mình. Nhất là khi những việc đó có can hệ đến cuộc sống của hàng ngàn hàng vạn người dân. Bởi lẽ người xưa thấm nhuần câu nói rằng: “Bần cùng sinh đạo tặc”, nếu rất đông đảo dân chúng bị đẩy vào tình cảnh bần cùng thì sẽ phát sinh bất bình và từ đó xã hội mất ổn định.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quốc hội đồng tình quy định mới về mua, đưa cổ vật và bảo vật về Việt Nam (23-11-2024)
    Tăng cường bảo tồn tại các khu di sản thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ (15-11-2024)
    Hành trình 'nhường cơm sẻ áo': Sẵn sàng hướng về khúc ruột' miền Trung (20-09-2024)
    'Nghiên bút còn thơm': 'Bản giao hưởng' của thư pháp và ánh sáng (10-09-2024)
    Phát huy giá trị bảo vật quốc gia đàn đá Khánh Sơn (10-09-2024)
    Bốn Bảo vật Quốc gia lên tem bưu chính (28-07-2024)
    Hàng trăm tổ chức nhân dân toàn thế giới thương xót, chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần (26-07-2024)
    Truyền thông quốc tế: 'Lời tri ân' của bạn bè thế giới gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Các hãng thông tấn quốc tế đưa tin về lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Khắc sâu tư tưởng 'văn hóa là hồn cốt của dân tộc' (25-07-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 'Kiến trúc sư trưởng' của nền ngoại giao 'gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển' (24-07-2024)
    Nhà lãnh đạo suốt cuộc đời phụng sự cho những tư tưởng và đất nước của mình (23-07-2024)
    Sắp diễn ra hội thảo quốc tế về danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (21-07-2024)
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)

Các bài viết cũ:
    10 điều giáo huấn của vua Lê Thánh Tông (07-09-2018)
    Thái độ nghiêm khắc của người viết sử trong Đại Việt sử ký toàn thư (07-09-2018)
    9 câu nói lưu danh muôn đời của đế vương, danh thần nước Việt (05-09-2018)
    Tranh Hàng Trống – sự tinh tế của văn hóa Hà Thành xưa (04-09-2018)
    Những ngôi chùa cổ nổi tiếng đã biến mất ở Việt Nam (03-09-2018)
    Bài thi chống tham nhũng của trạng nguyên nổi danh sử Việt (31-08-2018)
    Tài ngoại giao của Thái sư Trần Quang Khải (31-08-2018)
    Cuộc gặp gỡ chấn động lịch sử của ba vị vua Việt Nam (30-08-2018)
    Vai trò của cướp biển trong cuộc chiến chống nhà Thanh của vua Quang Trung (28-08-2018)
    Nghệ thuật ‘vây thành, diệt viện’ trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (27-08-2018)
    Một cái nhìn về tộc Bách Việt thời cổ đại (26-08-2018)
    Cần minh oan cho con trai Hưng Đạo vương bị vu tội phản nghịch (17-08-2018)
    Trần Quốc Tuấn được phong vương muộn là ‘đúng quy trình’? (13-08-2018)
    Trọng dụng Trần Quốc Tuấn là sự dũng cảm đáng ngạc nhiên của vua Trần (08-08-2018)
    Trần Hưng Đạo chịu sống cảnh ‘con tin’ thời niên thiếu? (04-08-2018)
    Vua Lý đảo càn khôn khiến anh em vua Trần oán hận nhau đến chết (29-07-2018)
    Trần Tự Khánh mới là tay đội trời đạp đất, dọn đường cho Trần Thủ Độ (26-07-2018)
    Trần Tự Khánh mới là tay đội trời đạp đất, dọn đường cho Trần Thủ Độ (23-07-2018)
    Câu chuyện lịch sử đẫm máu của miếu Âm Hồn ở kinh thành Huế (20-07-2018)
    Anh em nhà Trần lật kèo nhau trước đêm đoạt ngôi nhà Lý (18-07-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Á Đại Gia


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 157105173.