Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
    Tin Thế Giới
Nga xác nhận Tổng thống Syria từ chức, ra nước ngoài sau khi đàm phán với phe đối lập
    Tin Việt Nam
Việt - Nhật hợp tác phát triển nguồn nhân lực
    Tin Cộng Đồng
NATIONAL ASIAN PACIFIC CENTER ON AGING
    Tin Hoa Kỳ
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
    Văn Nghệ
Độc đáo 2 vợ chồng trẻ từ Hà Nội vào Đà Lạt chinh phục đường chạy 155 km
    Điện Ảnh
Đại diện Việt Nam trở thành nam vương nhỏ tuổi nhất thế giới
    Âm Nhạc
Phản ứng của Hòa Minzy về thông tin mang thai lần 2
    Văn Học
Quỳnh Dao - 'mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách' tự chấm dứt cuộc sống, đăng di thư lên mạng xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Cuộc gặp gỡ chấn động lịch sử của ba vị vua Việt Nam
Cuộc gặp gỡ của vua Chiêu Thống, Thái Đức và Nguyễn Huệ (vua Quang Trung sau này) đã diễn ra tại kinh thành Thăng Long một ngày mùa thu năm 1786.

 


 

 

 

Đó là cuộc gặp gỡ giữa vua cuối cùng của nhà Lê là Lê Mẫn Đế (thường gọi là vua Chiêu Thống), vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc (Thái Đức) và em ông, Nguyễn Huệ, người sẽ trở thành vua Quang Trung chỉ mấy năm sau. Cuộc hội kiến dùng lễ “hai vua gặp nhau”, hai bên không ai phải lạy ai.

 

Cuộc gặp đặc biệt

 

Sự kiện diễn ra sau chuyến ra Bắc lần thứ nhất của Nguyễn Huệ. Với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, quân Tây Sơn đánh tan quân của chúa Trịnh Khải. Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân và phong làm Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công.

 

Tuy nhiên, khi đó, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc có lòng nghi kỵ Nguyễn Huệ có ý định chiếm giữ miền Bắc, đã tức tốc dẫn 500 quân từ Tây Sơn (Bình Định) ra Phú Xuân (Huế), rồi điểm thêm 2.000 quân đi gấp ra Thăng Long.

 

Các sự kiện này đều có chép trong chính sử. Tuy nhiên, đến đời sau, nhà Nguyễn coi nhà Tây Sơn là kẻ thù nên cũng chỉ chép sơ sài. Chỉ có trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, tuy không viết theo lối chép sử, thể hiện các sự việc này một cách rất sinh động.

 

Hoàng Lê nhất thống chí cho biết khi biết tin Nguyễn Nhạc ra Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh khuyên vua Chiêu Thống sắp ngọc tỷ ra hàng, lại giục quan trong triều thảo gấp tờ biểu xin hàng. Tuy nhiên, triều thần bàn bạc mấy ngày không ai dám hạ bút trước.

 

Đến khi vua Thái Đức ra đến nơi, vua Lê thân hành ra đón ở cửa Nam. Nhà vua đứng bên trong cửa ô, sai hoàng thân là Thanh Nguyên hầu quỳ ở bên trái đường để chào và nói thay. Vua Thái Đức cứ thế đi qua cửa ô không đáp lễ, giục ngựa đi thẳng và cho một người quay lại nói rằng:

 

– Quả nhân thấy nhà vua lễ độ quá, sợ rằng nếu xa giá ở lại chậm trễ, hoặc giả làm phiền cho quý thể, phải quỳ lạy mệt nhọc, rồi quả nhân phải mang tiếng là thất lễ. Bởi thế, quả nhân phải vội vã đi ngay. Xin ngự giá hãy cứ về cung, ngày khác thong thả sẽ cùng gặp nhau.

 

Vua Lê nghe vậy, biết là vua Tây Sơn còn ưu đãi mình, mới không bàn đến việc đầu hàng nữa.

 

Ngày hôm sau, mùng sáu tháng tám âm lịch, vua Thái Đức sai bày ở phủ đường của Nguyễn Huệ ba chỗ ngồi. Chính giữa kê sập của vua Thái Đức, bên trái là ghế của vua Chiêu Thống, bên phải là ghế của Nguyễn Huệ.

 

Khi ngự giá của vua Lê đến cửa phủ, vua Tây Sơn sai viên quan hầu ra đón. Vua Lê đi bộ vào thềm, vua Tây Sơn đang ngồi vội bước xuống đất và đứng sang bên cạnh sập để tỏ ý kính lễ, rồi sai Nguyễn Huệ xuống dưới thềm đón tiếp và mời vua Lê ngồi vào ghế. Khi đã yên vị, vua Tây Sơn hỏi thăm:

 

– Hoàng thượng năm nay xuân thu độ bao nhiêu?

 

Viên quan đi theo đáp lời thay vua Lê. Năm đó, vua Chiêu Thống 21 tuổi. Nguyễn Huệ khi đó mới 33 tuổi, còn Nguyễn Nhạc khoảng 40 tuổi (sử không ghi chính xác năm sinh của Nguyễn Nhạc).

 

Sau khi hỏi han xã giao, viên quan hầu của vua Lê ngỏ ý muốn vua Thái Đức thu nhận một vài quận ấp để làm quà khao quân, nhưng Nguyễn Nhạc từ chối, bày tỏ mong muốn “kết nghĩa láng giềng”.

 

Sau đó, hai vua cùng quốc công Nguyễn Huệ uống trà, rồi vua Chiêu Thống ung dung ra về, vua Thái Đức đứng dậy từ biệt. Nguyễn Huệ tiễn vua Lê xuống thềm, còn vua Thái Đức đi theo một quãng, rồi né mình giật lùi về chỗ, sai viên quan hầu hộ vệ vua Lê ra khỏi phủ, lên kiệu về cung.

 

Vua Lê về đến cung, sai các quan trong triều tới ra mắt vua Tây Sơn. Vua Thái Đức lần lượt hỏi hết quan chức, họ tên từng người. Các quan ca tụng công đức của vua Thái Đức, xong nói: “Thánh thượng nếu như đã giúp cho nước tôi được còn, xin hãy tạm lưu tại đây, để vua nước chúng tôi nhờ cậy vào oai linh của thánh thượng. Bao giờ bốn phương đều yên, giường mối đã dựng lại, bấy giờ ngự giá hãy về cũng chưa muộn”.

 

Cuộc chia tay trước thời khắc biến động

 

Đến canh hai đêm 17 tháng tám, vua Thái Đức cho người vào gõ cửa điện, chào từ biệt vua Lê, rồi sáng sớm hôm sau cùng Nguyễn Huệ bất ngờ rút toàn quân về Nam.

 

Sau chuyến về Nam này của anh em vua Tây Sơn, lịch sử Việt Nam bước vào một giai đoạn hết sức bất ổn. Trong Nam, vua Thái Đức đánh nhau với Nguyễn Huệ. Ngoài Bắc, thế lực Trịnh Bồng nổi lên, vua Chiêu Thống phải nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An ra đánh dẹp.

 

Khi biết tin Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền ở ngoài Bắc, Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm ra trừng trị, vua Chiêu Thống sợ hãi chạy sang Trung Quốc. Rồi sau đó đến lượt Nhậm cũng theo chân Chỉnh lộng quyền, Nguyễn Huệ lại ra quân giết luôn Vũ Văn Nhậm.

 

Cuối năm 1788, khi vua Chiêu Thống dẫn quân Thanh về nước, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung, xuất quân ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân xâm lược nhà Thanh trong trận chiến mùa Xuân Kỷ Dậu. Vua Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc lưu vong đến khi chết, nhà Lê chấm dứt, nhà Thanh chính thức công nhận Nguyễn Huệ là vua của nước ta.

 

Nước ta lúc đó chia làm hai vùng cai trị của vua Quang Trung (từ Phú Xuân ra Bắc) và vua Thái Đức (từ Quảng Nam đến hết vùng Nam trung bộ hiện nay). Vùng đất Nam Bộ lúc đó đang là nơi hoạt động của quân chúa Nguyễn Ánh, là người sẽ thống nhất đất nước và lên ngôi với niên hiệu Gia Long chỉ hơn 10 năm sau đó.


 


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quốc hội đồng tình quy định mới về mua, đưa cổ vật và bảo vật về Việt Nam (23-11-2024)
    Tăng cường bảo tồn tại các khu di sản thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ (15-11-2024)
    Hành trình 'nhường cơm sẻ áo': Sẵn sàng hướng về khúc ruột' miền Trung (20-09-2024)
    'Nghiên bút còn thơm': 'Bản giao hưởng' của thư pháp và ánh sáng (10-09-2024)
    Phát huy giá trị bảo vật quốc gia đàn đá Khánh Sơn (10-09-2024)
    Bốn Bảo vật Quốc gia lên tem bưu chính (28-07-2024)
    Hàng trăm tổ chức nhân dân toàn thế giới thương xót, chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần (26-07-2024)
    Truyền thông quốc tế: 'Lời tri ân' của bạn bè thế giới gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Các hãng thông tấn quốc tế đưa tin về lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Khắc sâu tư tưởng 'văn hóa là hồn cốt của dân tộc' (25-07-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 'Kiến trúc sư trưởng' của nền ngoại giao 'gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển' (24-07-2024)
    Nhà lãnh đạo suốt cuộc đời phụng sự cho những tư tưởng và đất nước của mình (23-07-2024)
    Sắp diễn ra hội thảo quốc tế về danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (21-07-2024)
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Vai trò của cướp biển trong cuộc chiến chống nhà Thanh của vua Quang Trung (28-08-2018)
    Nghệ thuật ‘vây thành, diệt viện’ trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (27-08-2018)
    Một cái nhìn về tộc Bách Việt thời cổ đại (26-08-2018)
    Cần minh oan cho con trai Hưng Đạo vương bị vu tội phản nghịch (17-08-2018)
    Trần Quốc Tuấn được phong vương muộn là ‘đúng quy trình’? (13-08-2018)
    Trọng dụng Trần Quốc Tuấn là sự dũng cảm đáng ngạc nhiên của vua Trần (08-08-2018)
    Trần Hưng Đạo chịu sống cảnh ‘con tin’ thời niên thiếu? (04-08-2018)
    Vua Lý đảo càn khôn khiến anh em vua Trần oán hận nhau đến chết (29-07-2018)
    Trần Tự Khánh mới là tay đội trời đạp đất, dọn đường cho Trần Thủ Độ (26-07-2018)
    Trần Tự Khánh mới là tay đội trời đạp đất, dọn đường cho Trần Thủ Độ (23-07-2018)
    Câu chuyện lịch sử đẫm máu của miếu Âm Hồn ở kinh thành Huế (20-07-2018)
    Anh em nhà Trần lật kèo nhau trước đêm đoạt ngôi nhà Lý (18-07-2018)
    Nước Việt suýt tan nát nếu không có Trần Tự Khánh quyết đoán (14-07-2018)
    Các vua Trần cưới chị em họ để hóa giải mối oan tình (05-07-2018)
    Các vua Trần cưới chị em họ để hóa giải mối oan tình (02-07-2018)
    Số phận buồn đau của 2 hoàng hậu ngoại tộc khiến nhà Trần mất ngôi (29-06-2018)
    Nhà Trần chống ngoại thích bằng hôn nhân cận huyết mà vẫn sơ hở (26-06-2018)
    Trần Thủ Độ chấp nhận mang tiếng ác vì cơ nghiệp nhà Trần (24-06-2018)
    Nhà Lý mất nước vì nạn thái hậu tham nhũng quyền lực (22-06-2018)
    Trần Thủ Độ dẹp nạn thái hậu tham nhũng quyền lực (19-06-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
16 Mét Vuông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 157085239.