Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Khủng hoảng Ukraine: NATO nhắc nhở Nga về UAV 'đi lạc'
    Tin Việt Nam
Việt Nam-Mozambique nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
    Tin Cộng Đồng
Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi
    Tin Hoa Kỳ
Sóng bầu cử Mỹ có dạt đến Đông Bắc Á?
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Chạm nhẹ vào Sài Gòn một thuở xa xưa
Sài Gòn, những biểu tượng là cuốn sách xoay quanh văn hóa Sài Gòn, làm sống lại hình thức báo chí - giai phẩm vốn rất phổ biến tại Sài Gòn trước 1975 trong một không gian, điều kiện hiện đại, mới mẻ, phù hợp với nhu cầu đọc chậm của độc giả hôm nay.

 


Đó cũng là cách tiếp chạm nhỏ nhẹ, bặt thiệp và truyền cảm hứng với một vấn đề lớn lao của đô thị mà những người làm sách muốn gửi gắm. Người đọc sẽ thấy tâm hồn của mình bỗng nhiên nhẹ nhàng hơn khi khẽ chạm vào Sài Gòn trong quá khứ xa xưa hay trong hiện tại gần gũi.



Bìa sách Sài Gòn những biểu tượng


Chạm vào Sài Gòn qua những biểu tượng có thể là ý tưởng không mới, thế nhưng cứ một lần nhắc đến Sài Gòn, có lẽ người ta luôn nghĩ đến hình ảnh quen thuộc gắn bó với người Sài Gòn hàng trăm năm nay như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, chùa Vĩnh Nghiêm, tòa nhà Tổng giám mục... Những địa danh này đến nay có cái đã mất đi, có cái vẫn còn lưu giữ và được nhắc mãi.



Toà Thị chính hay Toà Đốc lý tại trung tâm Sài Gòn đầu thế kỷ 20


"Sài Gòn, những biểu tượng" dù là tiếng nói nghiêm cẩn của khoa học hay là những xúc cảm bay bổng, dù nói về con người hay cửa nhà, di sản hay môi trường… thì đều hàm chứa những tâm tình và nỗ lực tìm tòi hiểu biết.


Lấy cảm hứng từ bài viết trong phần biên khảo của nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng về biểu tượng kiến trúc và điêu khắc trên các công trình mang hình thái Đông Dương, Phanbooks đã đặt tựa cho tập sách là Sài Gòn, những biểu tượng. Đó không phải là cách giải quyết vấn đề, mà là gợi mở, mời gọi những cuộc tìm tòi, khảo cứu, khai quật, khám phá và ghi nhận về hệ giá trị Sài Gòn hôm qua và hôm nay.



Cổng trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, nơi một thời in bóng những chiếc áo dài tha thướt đi qua


Góp vào ý hướng chủ đạo đó, còn có bài nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp – “Thương mại người Việt đầu thế kỷ 20 ở Sài Gòn và Chợ Lớn”. Bài viết điểm lại những đóng góp của làn sóng thương nghiệp, sự trỗi vượt của một số thương hiệu đầu tiên trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn, bước đầu xác lập vị thế kinh tế cho một đô thị, mà về sau, chúng ta gọi là “đầu tàu kinh tế”, “trung tâm kinh tế” quan trọng của đất nước.



Khánh Ly, Lệ Thu và Thái Thanh - những danh ca một thời của Sài Gòn - quyền quý trong tà áo dài


Biểu tượng, từ đây không dừng lại ở khía cạnh vật thể, mà triển khai rộng hơn những gì phóng chiếu từ nội hàm lịch sử, văn hóa thị dân; là khởi sinh, tiếp biến cho đến tổng hòa những dấu chỉ nội tại để nhận diện/nhận biết Sài Gòn. Đó là những tiêu điểm văn hóa, nhân văn, bao gồm những chuyển động trong giáo dục, văn chương, nghệ thuật mang tính đặc thù Sài Gòn, theo đó, là sự tỏa sáng của những nhân vật, cả nổi tiếng và vô danh, phát lộ những gì được xem là biểu trưng cho linh hồn của nơi chốn.



Hình ảnh ca sĩ Thanh Thúy trong phần bài viết của nhà thơ Du Tử Lê


Độc giả lần lượt đọc thấy chân dung nhà giáo, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, không gian giáo dục Đại học Văn Khoa thời vàng son qua hồi ức của Huỳnh Như Phương, tìm lại những phòng trà quen của Sài Gòn hoa lệ, thấp thoáng là Phạm Đình Chương, ban Hợp ca Thăng Long và bao khách phong lưu hào hoa của văn nghệ Sài Gòn một thưở.



Ban hợp ca Thăng Long lẫy lừng của Sài Gòn và nhạc sĩ Phạm Duy


Cảnh quan tinh thần và vật chất trong đời sống con người Sài Gòn ở thì quá khứ cho đến các cảm nhận, thao thức về cuộc chuyển dời hôm nay của các tác giả, là thị dân Sài Gòn nhiều thế hệ: Lưu Vĩ Lân, Phạm Công Luận, Nguyễn Quốc Việt, Phan Triều Hải, Nam Thụ, Bảo Uyên, Trần Lê Sơn Ý… đặt trong cảm thức không gian biểu tượng, phần nào gợi mở hứng thú cho những cuộc kiếm tìm dấu chỉ văn hóa đô thị Sài Gòn trong tương lai.



Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Nguyễn Xuân Hoàng, thầy giáo dạy Văn ở Trường trung học Trường Sơn, Sài Gòn.


Hiểu và yêu Sài Gòn, trong chiều kích đó, là sự chưng cất giá trị hôm qua nối liền với hôm nay; gửi gắm giấc mơ chung về một đô thị phát triển bền vững, sung túc kinh tế và nhân văn.



Cảnh tấp nập tại phi trường Tân Sơn Nhất hồi thế kỷ trước


Cuốn sách là những chăm chút từ hình thức đến nội dung; mong ước người đọc có một giai phẩm chủ đề văn hóa Sài Gòn đáng để theo dõi và đặt kỳ vọng trong đời sống xuất bản hôm nay.


Một số hình ảnh hiếm về Sài Gòn trong quá khứ:



Tòa Thị chính



Cà phê vỉa hè Sài Gòn



Ca sĩ Kiều Loan tại phòng trà Tự Do Sài Gòn trước 1975


Nhà văn Đỗ Phương Khanh đang giới thiệu báo Thiếu Nhi với độc giả nhỏ tuổi



Một góc phố Sài Gòn xưa



Danh ca Khánh Ly hát bên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Quán Văn, Đại học Văn khoa Sài Gòn vào năm 1967



Một nữ tiếp viên hàng không của hãng Air Viet Nam



Trẻ em đọc báo Thiếu Nhi bên một sạp sách báo ở Sài Gòn


Một số hình ảnh thân quen của Sài Gòn xưa:



 














 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam (26-08-2024)
    Các hoạt động tại triển lãm Vietfood & Beverage - Propack Vietnam (06-08-2024)
    Hồi sinh Bồ Bát - 'tổ nghề' của làng gốm Bát Tràng (31-07-2024)
    Chùa Cầu sau trùng tu đảm bảo giá trị cốt lõi, hài hòa và chân xác (29-07-2024)
    Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo (28-06-2024)
    Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng (16-06-2024)
    Thừa Thiên Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển (07-06-2024)
    Sức hút của những cửa hiệu lâu đời tại địa phương (05-06-2024)
    Hàng loạt sự kiện văn hóa, du lịch tại Lễ hội 'Tận hưởng Đà Nẵng 2024' (03-06-2024)
    Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (18-05-2024)
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)

Các bài viết cũ:
    Hội An, một ngày đến, cả đời nhớ thương (17-07-2018)
    Bởi chúng ta chưa già (07-07-2018)
    Báo nước ngoài gợi ý du khách khám phá ẩm thực đường phố Hà Nội (01-07-2018)
    Huyền nương, loại quả ở Việt Nam rất nhiều nhưng ở Anh được yêu quý  (30-06-2018)
    Muôn kiểu tàu hủ ở Sài Gòn (23-06-2018)
    Mùa Hè đầu tiên trên đảo Phú Quốc (21-06-2018)
    Sài Gòn có quán cà phê Biệt động Sài Gòn (11-06-2018)
    6 điểm ăn khuya hấp dẫn ở Sài Gòn (08-06-2018)
    Hình ảnh Hà Nội xưa cũ xuất hiện trên báo Mỹ (05-06-2018)
    Nghèo thì rau mắm lại càng thấm lâu... (11-02-2018)
    Rộn rã làng hoa Sa Đéc đón xuân về (14-01-2018)
    Ninh Bình, top những điểm du lịch hấp dẫn nhất 2018 (05-12-2017)
    Lễ hội mùa Đông rực rỡ trên đỉnh Bà Nà (29-11-2017)
    Tuần lễ ẩm thực Pháp tại Sài Gòn (13-11-2017)
    Khách quốc tế bất ngờ về vẻ đẹp Văn Miếu qua triển lãm ảnh độc đáo (08-11-2017)
    Đến làng Vạn Phúc xem quy trình sản xuất lụa (31-10-2017)
    Bên trong Ngườm Ngao, một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam (09-10-2017)
    Những món đặc sản ngon nhất định phải thử khi đến Phú Quốc (28-09-2017)
    Cốm xanh và mùa thu miền Bắc (15-09-2017)
    Mùa này, ra Tiên Hải (26-08-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155438914.