Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc
    Tin Thế Giới
Lãnh đạo lâm thời Hạ viện đòi bà Pelosi nhường văn phòng, ông Trump được đề cử
    Tin Việt Nam
Trao Kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Du khách Việt mệt lả tháo chạy khỏi vụ xả súng giữa trung tâm Bangkok
    Tin Hoa Kỳ
Vụ bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Nội bộ Cộng hòa rối loạn, ông Trump lên tiếng
    Văn Nghệ
'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu?
    Điện Ảnh
Nam diễn viên Trịnh Tuyển Hy bị bắt
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Ông Tạ Minh Tuấn làm Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Sài Gòn có quán cà phê Biệt động Sài Gòn
TP.HCM sẽ có chuỗi quán cà phê ngay tại các di tích của Biệt động Sài Gòn năm xưa để khách vừa thưởng thức cà phê vừa tìm hiểu văn hóa, lịch sử.

 


Suốt 10 năm qua, anh Trần Kiến Xương (tên thường gọi là Trần Vũ Bình), Phó Chánh Văn phòng - Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan VKSND Tối cao tại TP.HCM, vẫn âm thầm tìm kiếm, sưu tầm những kỷ vật của cha, của lực lượng Biệt động Sài Gòn.


 


 

 


Anh Trần Vũ Bình là con trai của chiến sĩ biệt động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức ông Năm Lai, hay còn gọi là Mai Hồng Quế, Năm U.SOM).


Anh Trần Vũ Bình (trái) đang kể về câu chuyện mình phục dựng điểm di tích cùng một số đồ vật trong căn nhà.


Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn ngay tại căn nhà số 113A Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM vừa chính thức khai trương, mở đầu cho chuỗi quán cà phê ngay tại di tích của lực lượng Biệt động Sài Gòn.


Nơi đây vốn là di tích lịch sử Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn. Thời kỳ cách mạng, ông Năm Lai dưới vỏ bọc là một nhà tư sản, chuyên đi trang trí nội thất đã mua lại căn nhà ở địa chỉ này để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Ông giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn, người thợ làm cùng ông quản lý.


Bên ngoài quán cà phê ngay tại điểm di tích Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn.


Bề ngoài, ông Đỗ Miễn cùng vợ bán cơm tấm nhưng căn nhà thực chất là để nuôi giấu cán bộ; cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật, tiền vàng và cả thuốc Tây ra chiến khu và qua các nước bạn như Lào, Campuchia...


Nói về quán cà phê này, anh Trần Vũ Bình nói rằng điều đó xuất phát từ tình yêu thương với gia đình, với người cha, với những người lính Biệt động Sài Gòn mà anh đã may mắn được trò chuyện cùng họ. Vì thế, nhiều năm sau ngày thống nhất đất nước, anh Bình tìm mọi cách để chuộc lại những căn nhà vốn là nơi hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn, tự mày mò để phục dựng nguyên bản từng căn hầm bí mật, từng hiện vật để làm di tích lịch sử cho mọi người đến tham quan.


Hai vợ chồng ông bà Đỗ Miễn-Nguyễn Thị Sự là chủ nhân của căn nhà này, được ông Trần Văn Lai giao lại để làm hầm bí mật...


Sau quán cà phê này, những quán cà phê khác cũng sẽ dần ra đời ở các điểm di tích còn lại. Anh còn ấp ủ thực hiện kế hoạch xây dựng một “tour” du lịch độc đáo, chở khách đi khắp Sài Gòn bằng những chiếc xe cổ của cha, đưa du khách đến các điểm di tích lịch sử, xem những kỷ vật, hình ảnh và hiểu tường tận những câu chuyện về Biệt động Sài Gòn huyền thoại.


Dưới đây là những hình ảnh bên trong của quán cà phê:



Chiếc máy may từng được vợ chồng ông bà Đỗ Miễn sử dụng.



Chiếc máy ảnh cũ hiệu Vashica 635.



Quán cà phê theo phong cách của một Sài Gòn xưa, được bài trí từ những chiếc ghế, tấm khăn trải bàn... đều mang đậm dấu ấn Sài Gòn xưa.



Chiếc tivi cũ bên ánh đèn vàng theo hơi hướng hoài niệm.



Máy chiếu phim nhựa xưa hiệu Manon Cabimat.



Một không gian khác trên gác nhỏ của căn nhà.



Một thỏi vàng lá mà anh Bình cất công tìm kiếm...



Một tờ tiền bị xé mất phân nửa, đây là dấu mật khi các chiến sĩ hoạt động ngầm trao đổi với nhau. Mảnh còn lại khớp với phần này thì đúng là người cần gặp...



Hầm nổi, nơi những chiếc hộp thiếc cất giấu thư mật được giấu kín bên dưới 1 tấm ván. Dây thừng được móc vào miếng ván và chiếc hộp để kéo lên lấy mật thư khi cần...



Hộp thư bí mật ngay góc chân tường trong bếp của căn nhà. Bên trên là đồ dùng sinh hoạt hằng ngày nên đối phương khó mà phát hiện được.



Không gian của quán cà phê nhỏ nhưng ấm cúng, lại có thể cung cấp thêm nhiều góc nhìn cho khách khi đến đây uống cà phê và tham quan. Anh Trần Vũ Bình tâm sự anh không chú trọng đến kinh doanh mà chỉ muốn tạo điều kiện để mọi người đến đây có cơ hội hiểu thêm lát cắt lịch sử về những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn lừng lẫy một thời. Sau quán cà phê này, anh còn ấp ủ mở thêm nhiều quán cà phê ở các điểm di tích khác.



Con gái ông Đỗ Miễn đứng bán cơm như xưa



Bà Hai Mão, con gái lớn của ông bà Đỗ Miễn - Nguyễn Thị Sự, chủ nhân căn nhà, sẽ lại đứng bếp, nấu cơm tấm như bố mẹ bà từng bán. Bà cũng sẽ làm món kim chi Đại Hàn ăn kèm (vốn là yêu cầu của lính Hàn ngày xưa khi đóng quân tại đây).


 


 

 


Bà Hai Mão, con gái lớn của ông bà Đỗ Miễn sẽ giúp anh Bình bán cơm tấm với món kim chi như ngày xưa gia đình bà từng bán... Hình chụp lại khi bà Hai mão còn trẻ, giờ bà đã ngoài 80 tuổi.


Tại đây, khách cũng sẽ được uống cà phê vợt, ngắm hiện vật, hình ảnh xưa để nhớ về những người thợ thuyền làm nên Dinh Độc Lập, cũng là những chiến sĩ Biệt Động Sài Gòn một thời làm rúng động chính quyền Sài Gòn.




 


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)
    Từ hành trình xuyên Việt đến hành trình xuyên quốc gia của cậu bé 10 tuổi xứ Lạng (07-07-2023)
    Về Tây Ninh, ghé thăm vườn Di sản ASEAN duy nhất tại Đông Nam Bộ (27-06-2023)
    Việt Nam bất ngờ dẫn đầu top điểm đến 'vừa đẹp vừa rẻ' cho kỳ nghỉ hè (19-06-2023)
    Khắp nơi nắng nóng, du khách rủ nhau tới Fansipan giải nhiệt (08-06-2023)
    10 địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch đảo Phú Quý (25-05-2023)
    Xuất hiện đàn cá heo khoảng 20 con bơi gần bờ biển Phú Yên (14-05-2023)
    Hội An 'chốt' phương án bán vé tham quan phố cổ (08-05-2023)
    Đảo Lý Sơn ở đâu? Tại sao ai cũng ao ước một lần đặt chân đến? (03-05-2023)
    Độc đáo làng hoa giữa đại ngàn Măng Đen (01-05-2023)
    Chùa Thầy, Quốc Oai - điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt (22-04-2023)
    The Travel: Việt Nam là một trong 10 điểm đến tuyệt vời nhất của khu vực châu Á (19-04-2023)

Các bài viết cũ:
    6 điểm ăn khuya hấp dẫn ở Sài Gòn (08-06-2018)
    Hình ảnh Hà Nội xưa cũ xuất hiện trên báo Mỹ (05-06-2018)
    Nghèo thì rau mắm lại càng thấm lâu... (11-02-2018)
    Rộn rã làng hoa Sa Đéc đón xuân về (14-01-2018)
    Ninh Bình, top những điểm du lịch hấp dẫn nhất 2018 (05-12-2017)
    Lễ hội mùa Đông rực rỡ trên đỉnh Bà Nà (29-11-2017)
    Tuần lễ ẩm thực Pháp tại Sài Gòn (13-11-2017)
    Khách quốc tế bất ngờ về vẻ đẹp Văn Miếu qua triển lãm ảnh độc đáo (08-11-2017)
    Đến làng Vạn Phúc xem quy trình sản xuất lụa (31-10-2017)
    Bên trong Ngườm Ngao, một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam (09-10-2017)
    Những món đặc sản ngon nhất định phải thử khi đến Phú Quốc (28-09-2017)
    Cốm xanh và mùa thu miền Bắc (15-09-2017)
    Mùa này, ra Tiên Hải (26-08-2017)
    Khắc khoải phà Vàm Cống (21-08-2017)
    Về Đồng Châu xem cào ngao, ngắm hoàng hôn (14-08-2017)
    "Xóm âm dương" kì lạ giữa Thủ đô (12-08-2017)
    Sắc hoa Đà Lạt (29-07-2017)
    Về Cù Lao Chàm nghe hát hội bài chòi (21-07-2017)
    Ẩm thực Rubk: Ăn kiểu Hội An (19-07-2017)
    Độc, lạ sỏi mầm Hậu Giang (14-07-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bên Sông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149209561.