Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nhà vua Vương quốc Bỉ và Hoàng hậu đi du thuyền ngắm quần đảo Cát Bà
    Tin Thế Giới
Động thái mới của Mỹ khiến Trung Quốc phản ứng quyết liệt
    Tin Việt Nam
Nhìn lại Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thúc đẩy hợp tác toàn diện trong chuyển đổi xanh
    Tin Cộng Đồng
Cộng đồng người Việt mong muốn khôi phục lại Đại sứ quán Việt Nam tại Uzbekistan
    Tin Hoa Kỳ
'Thảm họa bảo mật' ở Nhà Trắng tiếp diễn
    Văn Nghệ
Tóc Tiên giành ngôi quán quân Chị đẹp đạp gió mùa 2
    Điện Ảnh
Khó nhận ra Triệu Vy
    Âm Nhạc
12 năm thân thiết như anh em, Ngô Kiến Huy bất ngờ thể hiện sự bức xúc với quản lý vì chuyện tiền bạc
    Văn Học
Một học sinh Việt Nam đạt điểm toán cao nhất thế giới

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Nguyễn Duy Hiệu
Nguyễn Duy Hiệu người làng Thanh Hà, phủĐiện Bàn (nay thuộc phường Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam).Ông sinh năm 1847, đậu Phó bảng, ra làm quan được phong hàm Hồng lô Tựkhanh, nên địa phương thường gọi ông là Hường Hiệu hoặc Hường Thanh Hà.Cái chết đại nghĩa của ông đã đi vào bất tử.

Năm1885, khi đang làm Dưỡng tập tại Dưỡng Thiện Đường (nơi dạy các hoàngtử), Nguyễn Duy Hiệu lấy cớ phải phụng dưỡng mẹ già trên 80 tuổi nêncáo quan về quê. Sau đó, ông tham gia và trở thành lãnh tụ của Nghĩahội Quảng Nam. Cũng năm này, Phan Bá Phiến từ quan về quê lãnh chiếuCần Vương, giữ chức Án Sát sứ, cùng Nguyễn Duy Hiệu tổ chức và lãnh đạoNghĩa hội. Phan Bá Phiến ngườilàng Kỳ Lộc, huyện Hà Đông, đậu Cử nhân khoa Canh Ngọ (1882), từng làmTri huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tham gia Nghĩa hội, họ Phan là cánhtay mặt của Nguyễn Duy Hiệu, phụ trách toàn bộ giấy tờ, sổ sách.

Cuối năm 1887, triềuđình Đồng Khánh và thực dân Pháp quyết chí tiêu diệt phong trào CầnVương, nên dồn lực lượng bao vây nghĩa quân và xâm nhập vào tận sàohuyệt của Nghĩa hội ở căn cứ Trung Lộc. Cả gia đình bị giặc bắt, NguyễnDuy Hiệu và Phan Bá Phiến chạy xuống vùng biển An Hòa (phía Đông NamTam Kỳ).

Nhận thấy Nghĩa hội đãbước vào giai đoạn suy tàn, lãnh tụ Nguyễn Duy Hiệu bàn với Phan BáPhiến: “Nghĩa hội ba tỉnh ông với tôi thật chủ trương. Việc đã khôngthể làm thì chỉ có chết mà thôi. Nhưng hai ta cùng chết một lúc là vôích. Ông hãy chết trước. Phần tôi, tôi sẽ giải tán Hội rồi đem thân mặccho Pháp bắt. Người Pháp tra hỏi, tôi sẽ cực lực giải thoát cho Hội.Một mình tôi chết không đáng tiếc, còn Hội ta sau này có kẻ làm thànhchí ta, tức là ta sống đó”.

Đối với Phan Bá Phiến,câu nói “ông hãy chết trước” là mệnh lệnh của chủ soái, là sự phân côngcủa tổ chức và cũng là lời trao gởi chí tình của người đồng chí.

Trước mặt ba quân, PhanBá Phiến đem tất cả hồ sơ sổ sách của Nghĩa hội ra đốt, mang tất cả bímật của Nghĩa hội theo mình. Xong đâu đấy, ông mang đai, đội mão hướngvề phía Bắc lạy năm lạy, quay sang Nguyễn Duy Hiệu lạy một lạy và nói“ông gắng sức, tôi xin đi”, rồi bình thản nâng chén thuốc độc lên uốngcạn (gói thuốc này Phan Bá Phiến luôn mang theo bên mình, từ ngày thamgia Nghĩa hội).

Còn Nguyễn Duy Hiệu thìsau đó về lại quê nhà, thọ tang mẹ, xong ra miếu thờ Quan Công ở giữabãi cát Thanh Hà, mặc áo dài đen, vấn khăn nhiễu, ngồi xếp bằng tự tạitrước tượng Quan Vân Trường, rồi cho người báo tin để Nguyễn Thân đếnbắt. Ông không muốn bị bắt ở nhà sợ sẽ làm kinh động đến vong linh mẹ.

Trước đó, ngày 6-9-1887(20-7 Đinh Hợi), thầy của Nguyễn Duy Hiệu là Cử nhân Lê Tấn Toán bị bắtđưa về Tỉnh đường Quảng Nam và bị buộc tội làm quân sư cho “ngụy hội”,phải thọ hình “tam ban triều điển”, ông khảng khái nhận chén thuốc độcđể giữ tròn nghĩa khí. Học trò góp tiền mua lụa phong kín thi thể thầy,đưa về quê thầy ở làng Hà Lộc. Gia phả tộc Lê Tấn ghi rằng có một đêmHường Hiệu cải trang lẻn về lạy thầy. Lúc bị bắt, Hường Hiệu yêu cầuNguyễn Thân cho mình được ra viếng mộ thầy lần cuối. Thân không cho,Hường Hiệu đành quỳ trong cũi quay mặt về làng Hà Lộc lạy vĩnh biệtthầy. Cảnh tượng đau lòng ấy khiến lính áp giải ông cũng phải rơi lệ!

Khi bị giải ra đến ViệnCơ mật ở Huế, ông vẫn ung dung tự tại và bảo: “Nghĩa hội Quảng Nam ở batỉnh không dưới vài trăm, đều là người có tên tuổi, nhưng cam tâm làmgiặc duy chỉ có mình Hiệu mà thôi. Kỳ dư đều bị ép theo. Họ sợ bị thiêuhủy nhà cửa, không dám không theo, ngoài ra không có bụng gì khác. Vậychém một mình Hiệu cũng đủ, chớ nhọc lòng hỏi tội những kẻ khác làm gì”.

Ngày rằm tháng tám nămĐinh Hợi (1-10-1887), Nguyễn Duy Hiệu mình trần, tóc quấn ngược lênđầu, vận một quần lụa, thắt lưng màu đỏ, ung dung ra pháp trường vớimột nụ cười, không mảy may xúc động. Trước khi chết, ông có để lại haibài thơ nổi tiếng, trong bài thứ hai có câu: “Hàn sơn kỷ đắc cô tùngcán/ Đại hạ yên năng nhất mộc chi/ Hảo bả đan tâm triều liệt thánh/Trung thu minh nguyệt bạn ngô qui”. Huỳnh Thúc Kháng dịch thơ: “Núilạnh tùng côi xơ xác đứng/ Nhà to cột một khó ngăn ngừa/ Về chầu liệtthánh lòng son đấy/ Tháng tám trăng rằm sẵn dịp đưa”.

Pháp và Nam triều cho ngựa trạm đặc biệt hỏa tốc đưa thủ cấp của ông về Điện Bàn, quê của ông, bêu lên nhằm răn đe dân chúng.

Chưa đầy 60 năm saungày Nghĩa hội Quảng Nam tan rã, chí hướng của Nghĩa hội đã được toàndân ta thực hiện thành công qua cuộc Cách mạng Tháng Tám. Hẳn NguyễnDuy Hiệu, Phan Bá Phiến và tất cả những nghĩa sĩ tham gia Nghĩa hộiQuảng Nam một thời đã mỉm cười mãn nguyện ở thế giới bên kia...

LÊ THÍ

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tôn vinh tiếng Việt: Dấu ấn thiêng liêng nhắc nhở về cội nguồn (11-03-2025)
    Quốc hội đồng tình quy định mới về mua, đưa cổ vật và bảo vật về Việt Nam (23-11-2024)
    Tăng cường bảo tồn tại các khu di sản thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ (15-11-2024)
    Hành trình 'nhường cơm sẻ áo': Sẵn sàng hướng về khúc ruột' miền Trung (20-09-2024)
    'Nghiên bút còn thơm': 'Bản giao hưởng' của thư pháp và ánh sáng (10-09-2024)
    Phát huy giá trị bảo vật quốc gia đàn đá Khánh Sơn (10-09-2024)
    Bốn Bảo vật Quốc gia lên tem bưu chính (28-07-2024)
    Hàng trăm tổ chức nhân dân toàn thế giới thương xót, chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần (26-07-2024)
    Truyền thông quốc tế: 'Lời tri ân' của bạn bè thế giới gửi tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Các hãng thông tấn quốc tế đưa tin về lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (26-07-2024)
    Khắc sâu tư tưởng 'văn hóa là hồn cốt của dân tộc' (25-07-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 'Kiến trúc sư trưởng' của nền ngoại giao 'gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển' (24-07-2024)
    Nhà lãnh đạo suốt cuộc đời phụng sự cho những tư tưởng và đất nước của mình (23-07-2024)
    Sắp diễn ra hội thảo quốc tế về danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (21-07-2024)
    Bản đúc nổi trên đỉnh đồng ở Huế được ghi danh di sản tư liệu thế giới (08-05-2024)
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)

Các bài viết cũ:
    Ông Ích Khiêm (30-08-2010)
    Trần Cao Vân (30-08-2010)
    HOÀNG HOA THÁM (30-08-2010)
    Phan Bội Châu (30-08-2010)
    Phan Châu Trinh (30-08-2010)
    Tiểu sử đại thi hào Nguyễn Du  (30-08-2010)
    Nguyễn Bỉnh Khiêm  (30-08-2010)
    Nguyễn Trãi, ngôi sao Khuê của văn hóa Việt Nam (30-08-2010)
    Huỳnh Thúc Kháng - Khí tiết người làm báo (30-08-2010)
    Nguyễn Đình Chiểu (30-08-2010)
    Phó thủ tướng: 'GS Ngô Bảo Châu ở tầm đỉnh cao thế giới' (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bến Hoa Hồng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 161451762.