Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Ông Trump cảnh báo Thế chiến III bùng nổ vì chính quyền Tổng thống Biden
    Tin Việt Nam
Trao văn kiện thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Nổ súng gây thương vong gần trường đại học ở Tennessee (Mỹ)
    Văn Nghệ
Hồng Nhung, Ngọc Hân xem tranh của các họa sĩ Hồng Kông
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Quán quân Olympia 2024: Ấp ủ giấc mơ chinh phục vòng nguyệt quế từ lớp 1

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Mùa này, ra Tiên Hải
Tháng Tám, mùa du lịch. Chúng tôi ra xã đảo Tiên Hải của thị xã biên giới Hà Tiên bằng tàu cao tốc. Vốn người Kiên Giang nhưng Tiên Hải còn khá lạ lẫm với chúng tôi, lâu rồi mới quay lại. Tiên Hải giống nhiều địa danh du lịch biển đảo khác ở Kiên Giang được du khách biết đến gần đây. Tôi tò mò vì điều đó.

 


Chiếc tàu cao tốc rời trung tâm thị xã Hà Tiên khi nắng lên. Biển hiền quá! Ai đó đã hào hứng! Nhưng chỉ hôm nay! Mấy hôm trước còn mưa dầm, biển Tây Nam có gió giật trên cấp 5, ngành chức năng “cấm” tàu khách xuất bến. Từ đầu mùa mưa năm nay một số tàu cá, tàu hàng của ngư dân gặp nạn. Biển là như thế!

 

Thông lệ, mỗi ngày có hai chuyến tàu khách xuất phát từ thị xã Hà Tiên, cập cảng Hòn Tre sau một giờ nếu là tàu cao tốc và gấp rưỡi thời gian nếu là tàu sắt. Giờ xuất bến trong tuần có sự khác nhau, những ngày cuối tàu rời Tiên Hải muộn hơn. Đồng hành cùng chúng tôi trong chuyến biển có nhiều du khách đến từ các tỉnh Tây Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ. Chị Nguyễn Thị Huyền Trân, ngoài 40 tuổi, đến từ tỉnh Đồng Nai nhận xét: Đây là lần đầu tiên tôi đến Tiên Hải. Tiên Hải gây ấn tượng đối với tôi bởi không khí trong lành, cảnh hoang thiên nhiên đẹp, kỳ thú.

 





Cầu cảng Hòn Tre.

 

Theo chị Huyền Trân và khách đồng hành, mùa hè tiết trời nóng nực, xa rời đô thị ồn ào, khói bụi, chọn những địa điểm có biển đảo rong chơi là phù hợp. Mọi người không chỉ thích thú với cảnh vật ở Tiên Hải mà còn khen nhiều địa danh biển đảo của Kiên Giang như: Ba Hòn Đầm thuộc quần đảo Bà Lụa (xã đảo Sơn Hải, huyện Kiên Lương), Hòn Củ Tron và một số đảo nằm trong quần đảo Nam Du (huyện Kiên Hải), đặc biệt là đảo Phú Quốc và các đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc. “Muốn du lịch sinh thái biển đảo đến Kiên Giang là nhất! Ở Kiên Giang không chỉ có cảnh đẹp: biển xanh, cát trắng, hòn nối hòn mà còn có hải sản tươi sống, khí hậu mát mẻ, môi trường sạch sẽ…” - một du khách nhận xét.

 

Trước khi đến Tiên Hải, tôi có dịp trò chuyện cùng Lê Hữu Trí, nhân viên Công ty du lịch Côn Đảo, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Trí vừa cùng đoàn khách đi tour Hà Tiên - Phú Quốc, có một ngày thăm thú xã đảo Tiên Hải. Trí khen: “Khách của tôi ai cũng thích thú khi đến Tiên Hải. Ở Tiên Hải bãi tắm sạch sẽ, không khí trong lành, được thưởng thức các món hải sản tươi sống, còn được nghe những câu chuyện mang chất hư cấu. Các tour du lịch sắp tới, chúng tôi sẽ không quên xã đảo Tiên Hải”.

 


 

Du khách tham quan quanh đảo Hòn Tre.

 

Theo Bách khoa toàn thư mở, quần đảo Hà Tiên, còn có tên khác là quần đảo Hải Tặc, nằm trong vịnh Thái-lan, gồm một số đảo như: Hòn Kèo Ngựa, Hòn Kiến Vàng, Hòn Tre, Hòn Tre Vinh, Hòn Gùi, Hòn Ụ, Hòn Giang, Hòn Chơ Rơ, Hòn Đước, Hòn Bồ Dập, Hòn Đồi Mồi… Theo một vài tài liệu viết gần đây, số lượng đảo trong quần đảo Hà Tiên không khớp nhau. Nhà văn Anh Động, tác giả cuốn Địa chí Kiên Giang viết, "Quần đảo Hải Tặc là cụm hòn gồm 24 đảo lớn nhỏ”, một số quyển sách chỉ ghi nhận có 16 đảo. Năm 1983, chính quyền tỉnh Kiên Giang lập xã Hòa Đốc, sau đó đổi thành Tiên Hải, thuộc huyện đảo Kiên Hải, đến năm 1988 đơn vị hành chính này giao về huyện Hà Tiên, nay là thị xã Hà Tiên.

 

Tên gọi Hải Tặc xuất phát từ yếu tố lịch sử. Theo nhà sử học Trương Minh Đạt, do quần đảo có địa hình hiểm trở, lại nằm trên tuyến đường thông thương quan trọng, nên bọn cướp biển đồn trú, ẩn nấp, mai phục trong một thời gian dài để tấn công các tàu buôn qua lại.

 


 

Nuôi cá lồng bè ở Tiên Hải.

 

Khi xã đảo Tiên Hải thuộc Hà Tiên, dân số hơn 1.000 người nhưng nay đã tăng hơn gấp đôi, trên 500 nóc nhà nằm rải rác ở các đảo Hòn Tre Lớn, Hòn Giang, Hòn Ụ, Hòn Đồi Mồi, tập trung đông ở đảo Hòn Tre, còn gọi là Hòn Đốc. Cuộc sống của người dân đất đảo bình lặng như các xóm biển, làng chài khác. Đàn ông đi biển giăng lưới, thả câu bắt tôm, cá, mực, cua, ghẹ. Phụ nữ lo nội trợ, chăm con, còn thời gian đan vá lưới, xẻ cá mực làm khô. Gần đây, ở Tiên Hải còn phát triển mô hình nuôi cá lồng bè, nguồn thu của những người làm nghề này khá cao. Người dân nơi đầu sóng ngọn gió tựu chung cơ cực nhưng thu nhập bình quân cao hơn nhiều so với làng quê chuyên lúa, màu. Đặc biệt ở xã đảo không có nhà xiêu vẹo dột nát, hộ nghèo rất ít, chỉ gia đình neo đơn hay gặp nạn.

 

Chủ tịch UBND xã đảo Tiên Hải, Tăng Hồng Phước hào hứng: Dân đảo đã biết tận dụng điều kiện, cảnh quan thiên nhiên làm kinh tế nên khấm khá hơn trước, hưởng thụ cao hơn. Một số hộ đầu tư xây dựng phòng nghỉ, mua xe đưa khách thăm quan, mua áo phao phục vụ du khách tắm biển. Quán xá mọc lên nhiều đầy đủ các loại hải sản xứ biển. Ở Tiên Hải không có khách sạn, chỉ phòng nghỉ, nhà trọ. Nguồn điện sinh hoạt còn phụ thuộc vào máy phát nên các thiết bị sử dụng điện hiện đại hạn chế. Nhưng điều này sẽ được khắc phục, theo lộ trình trong năm 2018, tại Tiên Hải và một số xã đảo khác của Kiên Giang điện lưới quốc gia sẻ phủ khắp.

 


 

Phụ nữ Tiên Hải vá lưới.

 

Ông Trần Chỏl, ngụ tổ nhân dân tự quản số 2, ấp Hòn Tre được mọi người ngợi khen năng động trong phát triển kinh tế. Ông Trần Chỏl đón đầu đầu tư tiền xây dựng quán ăn, mua sắm dụng cu, thiết bị làm du lịch. Ông Trần Chỏl cho rằng, bao đời dân đảo sống phụ thuộc nghề biển, nhưng nghèo, khả năng chỉ đủ mua ghe nhỏ làm nghề câu, nghề lưới gần bờ. Dân đông, người khai thác nhiều, tài nguyên biển cạn kiệt, không có cơ hội làm giàu. Trong khi thời gian dài mọi người lãng quên, bỏ phí một nguồn tài nguyên rất tiềm năng phát triển kinh tế, đó là sự độc đáo, sự tươi đẹp của cảnh quan thiên nhiên vùng biển đảo Tây Nam. Ông Trần Chỏl bảo: Chúng tôi mới tập tành làm du lịch, vừa học vừa làm nhưng bám phương châm ăn chắc, mặt bền. Chứ làm ăn kiểu “chặt”, “chém” sẽ không tồn tại.

 

Ở đảo Hòn Giang, còn gọi đảo Hải Tặc có chị Thị Hoàng, người dân tộc Khmer cũng được nhiều người xứ đảo ngợi khen vì làm đẹp bãi biển. Hằng ngày khi mặt trời chưa nhú đằng Đông, chị Giang đã có mặt ở bãi biển để nhặt rác. Việc làm của chị xuất phát từ suy nghĩ, tạo ấn tượng đẹp với du khách. Chị nói: Du khách mỗi khi đến Tiên Hải sẽ đến đảo Hải Tặc. Biển thì nước trong xanh nhưng đầy rác ai dám tắm! Cho dù không tắm nhưng khi thấy môi trường sạch sẽ, du khách sẽ thoải mái.

 


 

Chị Thị Hoàng hằng ngày ra bãi thu gom rác, với suy nghĩ tạo ấn tượng đẹp cho du khách mỗi khi đến đảo Hải Tặc.

 

Còn nhiều điều tôi muốn tìm hiểu nhưng đã đến giờ lên tàu. Tự trả lời câu hỏi, những gì đọng lại sau chuyến đi, tôi miên man: Tiên Hải có bước chuyển dịch mạnh sang dịch vụ, du lịch và đã là ngành kinh tế mũi nhọn của xã đảo. Đảo Hải Tặc ngày càng được biết đến rộng rãi, du khách đến ngày một nhiều, điều này không chỉ đem lại cơm no, áo ấm, cuộc sống sung túc cho cư dân, mà còn làm phong phú thêm các địa danh tham quan du lịch của Hà Tiên - một thị xã du lịch miền viễn biên đã có lịch sử hơn 300 năm.

 

Tàu rời xa bến. Mặt trời di chuyển nhanh về sau. Ráng chiều đỏ rực một góc trời. Cảnh này, tôi đã chiêm ngưỡng trong các bức ảnh. Hôm nay là thực.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 (11-10-2024)
    Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 hướng tới sự kết nối và công nghiệp văn hóa (11-10-2024)
    Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam (26-08-2024)
    Các hoạt động tại triển lãm Vietfood & Beverage - Propack Vietnam (06-08-2024)
    Hồi sinh Bồ Bát - 'tổ nghề' của làng gốm Bát Tràng (31-07-2024)
    Chùa Cầu sau trùng tu đảm bảo giá trị cốt lõi, hài hòa và chân xác (29-07-2024)
    Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo (28-06-2024)
    Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng (16-06-2024)
    Thừa Thiên Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển (07-06-2024)
    Sức hút của những cửa hiệu lâu đời tại địa phương (05-06-2024)
    Hàng loạt sự kiện văn hóa, du lịch tại Lễ hội 'Tận hưởng Đà Nẵng 2024' (03-06-2024)
    Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (18-05-2024)
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)

Các bài viết cũ:
    Khắc khoải phà Vàm Cống (21-08-2017)
    Về Đồng Châu xem cào ngao, ngắm hoàng hôn (14-08-2017)
    "Xóm âm dương" kì lạ giữa Thủ đô (12-08-2017)
    Sắc hoa Đà Lạt (29-07-2017)
    Về Cù Lao Chàm nghe hát hội bài chòi (21-07-2017)
    Ẩm thực Rubk: Ăn kiểu Hội An (19-07-2017)
    Độc, lạ sỏi mầm Hậu Giang (14-07-2017)
    Dập dìu hồ Tơ Nưng (11-07-2017)
    Xôi quê (08-07-2017)
    Khi bầy chim sẻ trở về (05-07-2017)
    Mê mẩn vườn hoa mười giờ rực rỡ ven sông  (01-07-2017)
    Thưởng thức “Giọt đắng” Buôn Mê (27-06-2017)
    Vẻ đẹp của hồ Núi Cốc (22-06-2017)
    Ngược xứ Lạng thưởng thức món ngon khó cưỡng (19-06-2017)
    Cốm làng Vòng - tinh hoa đất kinh kỳ (15-06-2017)
    Say đắm cung đường chữ S huyền thoại ở Mộc Châu (12-06-2017)
    Homestay ở Việt Nam (10-06-2017)
    Sắc màu dim sum (08-06-2017)
    Chè thốt nốt – đặc sản An Giang (06-06-2017)
    Góc phố Venice giữa lòng Hà Nội (25-05-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 156017828.