Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Thừa Thiên Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển
    Tin Thế Giới
Phó Tổng thống Malawi và 9 người khác thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
    Tin Việt Nam
Việt Nam đề xuất BRICS thúc đẩy 3 trọng tâm
    Tin Cộng Đồng
Cháy trung tâm thương mại người Việt tại Czech
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Nhà văn Lý Lan trở thành nữ 'Hiệp sĩ Dế Mèn' đầu tiên

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Chuyên gia môi trường nói gì về vấn đề ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - Đáy?
Cần phải làm rõ trách nhiệm của cá nhân và tổ chức liên quan đến tình trạng ô nhiễm trầm trọng tại lưu vực sông Đáy, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, sức khoẻ của người dân 6 tỉnh thành...Trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, PGS. TS Bùi Thị An – nguyên Đại biểu Quốc Hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, khẳng định vấn đề ô nhiễm tại lưu vực sông Đáy đã đến giai đoạn “báo động đỏ”. Theo bà An, cốt lõi của vấn đề nằm ở việc các cơ quan chức năng chưa xử lý triệt để các nguồn xả thải hai bên bờ sông.

“Thực tế, việc ô nhiễm tại lưu vực sông Đáy đã được Chính phủ quan tâm từ rất lâu, bởi đây là một vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân 6 tỉnh thành”, bà Bùi Thị An nhấn mạnh.

Theo bà Bùi Thị An, từ năm 1997, Chính phủ đã thành lập một ban chỉ đạo để giải quyết vấn đề này. Nhưng cho đến nay, cac giải pháp vẫn chưa thực sự hiệu quả bởi cách thức tổ chức thực hiện còn chưa tốt, hay thậm chí nói thẳng là yếu kém.

Bà An cho rằng nên có một lãnh đạo trực tiếp đứng ra chỉ đạo, đôn đốc, phân rõ trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là các địa phương ở đầu nguồn: “Cần phải có phương thức chỉ đạo, giám sát cụ thể, thậm chí đưa nội dung cụ thể vào kế hoạch kinh tế hàng năm của từng địa phương, giao chỉ tiêu rõ ràng. Theo tôi cốt lõi vẫn là phải thu gom, xử lý triệt để các nguồn xả thải, nếu tổ chức, doanh nghiệp nào không tuân thủ thì sẽ có hình thức xử phạt".

Cùng nói về vấn đề này, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) cho biết vấn đề ô nhiễm tại lưu vực sông Đáy đã có từ rất lâu. Theo ông Tùng, các cơ quan chức năng đã lập ra Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy. Qua nhiều cuộc họp, các tác nhân gây ô nhiễm đều đã được nêu ra, chủ yếu do nước thải sinh hoạt của Hà Nội, cũng như các cơ sở công nghiệp, làng nghề xả thẳng xuống dòng sông.

Những tác nhân trên đã biến lưu vực sông Nhuệ - Đáy trở thành dòng sông “chết”: “Nước bẩn quá làm cá chết, người dân vẫn phải lấy nước đó để tưới tiêu, thậm chí để sinh hoạt vì chẳng còn cách nào khác ”, ông Tùng cho biết.

Theo ông Tùng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã họp rất nhiều với các địa phương nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp nào thực sự mạnh để giải quyết nguồn thải. Một vấn đề nữa là quy hoạch sử dụng nước của hai dòng sông này cũng chưa rõ. Phân tích thêm, theo ông Tùng cho biết theo thống kê, tác nhân gây ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - Đáy chiếm 60% là do nước thải sinh hoạt. Đây không chỉ là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp & PTNT và còn có trách nhiệm của Thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.

Được biết, năm 2010, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 4927 phê duyệt “Dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP Hà Nội”, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Đến nay, ngoài những vướng mắc do điều kiện khách quan trong quá trình thi công, thì nhiều hạng mục công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Do để, để “cứu” sông Đáy, đơn vị thi công là Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh đã có văn bản đề xuất cho mở thông nước từ sông Đà vào sông Tích tiếp cho sông Đáy để phục vụ TP Hà Nội, tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Liên quan đến đề xuất này, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 1048 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND TP Hà Nội “khẩn trương nghiên cứu, giải quyết kiến nghị” của đơn vị thi công, đồng thời “xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện “Dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP Hà Nội” đảm bảo đúng pháp luật và đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư dự án, góp phần cải thiện môi trường nước sông Tích, sông Đáy…

Mặc dù Phó Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo như vậy, nhưng thực tế, các vướng mắc của dự án hiện nay vẫn chưa được tháo gỡ. Vì thiếu sự quyết liệt, phối hợp của các đơn vị liên quan nên nhiều hạng mục công trình bị đình trệ, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, chậm tiến độ thông dòng mà người dân có quyền được hưởng nguồn nước sạch và môi trường sạch. Trong khi đó, do nguồn nước sông Đáy vẫn ngày một ô nhiễm nghiêm trọng nên người dân tại Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình hàng ngày vẫn phải sống chung với dòng nước đục bẩn, bốc mùi hôi thối, đối diện với nguy cơ bệnh tật và tương lai có thể sẽ xuất hiện những “làng ung thư” hai bên dòng sông này.

PGS, TS Bùi Thị An khẳng định, có thể nhận thấy việc thực thi chỉ đạo của Chính phủ là chưa đạt hiệu quả khi mà tình trạng ô nhiễm lại theo chiều hướng nghiêm trọng hơn. “Người dân ở hạ nguồn ở các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình đang phải gánh chịu từng ngày, từng giờ. Nước bẩn, ô nhiễm sẽ dẫn đến bệnh tật, không chỉ những bệnh ngoài da thông thường và còn cả những căn bệnh nghiêm trọng khác. Nguồn nước ô nhiễm khi tưới tiêu cho cây trồng cũng dẫn đến việc mất mùa, canh tác kém hiệu quả… Hơn nữa, việc ô nhiễm cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc quy hoạch, phát triển hạ tầng dọc sông… Như vậy có thể thấy, tình trạng ô nhiễm sông Đáy dẫn đến những hậu quả khôn lường và rất nghiêm trọng”, bà An cho biết.

Theo bà An, để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm của sông Đáy thì cần phải coi đây là vấn đề “nóng”, vô cùng cấp bách. Cần xem xét trách nhiệm cá nhân và Chính phủ phải chỉ đạo quyết liệt các địa phương có biện pháp xử lý, chế tài xử lý cụ thể.

UBND TP Hà Nội cũng cần phải quyết liệt vào cuộc làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan, đặc biệt là trách nhiệm của chủ đầu tư. Nếu có sai phạm thì phải xử lý nghiêm minh người đứng đầu để làm gương, nhanh chóng đưa nước sông Đà “hoà” vào sông Đáy để giảm thiểu nguồn nước ô nhiễm, sớm đem lại cuộc sống trong lành và bình an cho người dân sống quanh dòng sông hiền hoà này.
DanQuyen.com (Theo doisongphapluat.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Việt Nam đề xuất BRICS thúc đẩy 3 trọng tâm (11-06-2024)
    Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam nhận Huy chương Vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (10-06-2024)
    Việt Nam, Nhật Bản phát huy tiềm năng FTA song phương và đa phương (09-06-2024)
    Học sinh Việt Nam giành 8 Huy chương tại Olympic Vật lý châu Á (09-06-2024)
    Nước Nga luôn có một vị trí rất quan trọng trong trái tim nhiều thế hệ người Việt Nam (07-06-2024)
    Tổng thống Biden đề cử tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam (07-06-2024)
    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen (05-06-2024)
    Sớm kết nối đường bay thẳng Việt Nam - New Zealand, mở cơ hội đạt kim ngạch 3 tỷ USD (05-06-2024)
    Việt Nam và Vương quốc Anh hợp tác trao đổi chuyên môn về gìn giữ hòa bình (05-06-2024)
    Thái Lan luôn coi trọng mối quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường với Việt Nam (05-06-2024)
    Việt Nam - Lào: Tăng cường hợp tác về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng (03-06-2024)
    Dư địa hợp tác Việt Nam-Đức còn lớn! (03-06-2024)
    Việt Nam là một trong những hãng hàng không tốt nhất thế giới năm 2024 (03-06-2024)
    Việt Nam giành 7 Huy chương tại Olympic Tin học Châu Á 2024 (31-05-2024)
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Giám đốc vận hành Tập đoàn LEGO (30-05-2024)
    Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam (29-05-2024)
    Bước tiến dài của Việt Nam trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (27-05-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (27-05-2024)
    Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á (16-05-2024)
    Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn (14-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Ông Phùng Xuân Nhạ rời 'ghế nóng' Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (12-04-2021)
    Phát huy vai trò đội ngũ trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước (11-04-2021)
    Ông Phạm Minh Chính – Chính khách mang đến nhiều kỳ vọng trên chính trường Việt Nam. (04-04-2021)
    Đại tướng Tô Lâm: Lần đầu tiên “an ninh con người” thành mục tiêu phát triển (29-03-2021)
    Nhân sự tái cử và lần đầu tham gia Bộ Chính trị khóa XIII (31-01-2021)
    Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư khóa XIII (31-01-2021)
    Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, bổ sung kinh phí để phòng, chống Covid-19 (11-08-2020)
    Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ muốn quan hệ Việt - Mỹ mạnh mẽ và tiến xa hơn nữa (12-07-2020)
    ASEAN 36 sẽ họp trực tuyến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì (22-06-2020)
    Vì sao phải công bố dịch trên toàn quốc? (01-04-2020)
    Financial Times đánh giá cao mô hình chống COVID-19 chi phí thấp ở Việt Nam (24-03-2020)
    TP.HCM đóng cửa nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc... đến hết tháng 3 (24-03-2020)
    Khuyến nghị toàn dân dùng app khai báo y tế phòng chống COVID-19 (10-03-2020)
    Thủ tướng yêu cầu hoãn công tác nước ngoài để tập trung phòng chống COVID-19 (08-03-2020)
    Trung Quốc xả đập thủy điện trên sông Mekong, nước không tới được ĐBSCL (21-02-2020)
    Dừng các chuyến bay giữa Việt Nam và Vũ Hán (24-01-2020)
    Đang theo sát 2 người Trung Quốc bị sốt nhập cảnh vào Đà Nẵng (15-01-2020)
    Samsung có kế hoạch tuyển 3.000 kỹ sư Việt Nam (28-11-2019)
    Việt Nam nói về việc Mỹ chuyển giao thêm tàu tuần tra (21-11-2019)
    Bộ Ngoại giao hoàn toàn bác bỏ nhận định Việt Nam không có tự do Internet (07-11-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153519477.