Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Ukraine thất bại cô lập Nga và hồi kết cho xung đột bị bỏ ngỏ
    Tin Việt Nam
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
G7 khởi động sáng kiến an ninh lương thực toàn cầu
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Quỳnh Kool nói gì khi bị chê phẫu thuật thẩm mỹ quá đà?
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Cái cớ để Nga-Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay rời bỏ đồng USD
Đồng nội tệ của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trở thành một trong những đồng tiền bị mất giá, bán tháo nhiều nhất.

 


Tờ CNN Money vừa điểm tên 5 quốc gia có đồng tiền đang bị mất giá nhiều nhất trên thế giới, trong đó gọi tên Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ( trong danh sách  gồm các nước: Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Nga, Brazil và Ấn Độ) . Khi đồng nội tệ của các nước này giảm giá, giới đầu tư sẽ rút vốn mạnh, đẩy nền kinh tế vào một vòng xoáy bất ổn nguy hiểm.


 


Theo CNN Money, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đang chịu áp lực lớn từ mâu thuẫn Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, những chính sách kinh tế gây hoang mang của Ankara, và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất. Từ tháng 1 đến nay, đồng tiền này đã mất giá hơn 40% so với đồng USD.


 


Trong những năm gần đây, nhiều công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách giảm chi phí vay vốn bằng cách vay những khoản vay ngoại tệ. Khi Mỹ nâng lãi suất, đồng Lira và đồng tiền của nhiều nền kinh tế mới nổi khác mất giá như một hệ quả tất yếu. Giới quan sát lo ngại rằng nhiều công ty Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào cảnh vỡ nợ vì đồng Lira mất giá quá nhanh.


 


Lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ đang leo thang từng ngày, nhưng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan lại phản đối những lời kêu gọi nâng lãi suất. Quyền lực lớn của ông Erdogan trong nhiệm kỳ Tổng thông mới khiến sự độc lập của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ bị nghi ngờ.


 


Tình hình xấu thêm khi Mỹ áp biện pháp trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ vì nhiều mâu thuẫn giữa hai nước, trong đó có việc Ankara bắt giữ một mục sư người Mỹ.


 











Cai co de Nga-Tho Nhi Ky bat tay roi bo dong USD
Từ tháng 1 đến nay, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất giá hơn 40% so với đồng USD.

 


 


Các nhà phân tích nói rằng thiệt hại đối với kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu được thể hiện qua các con số thống kê. Đồng nội tệ rớt giá chóng mặt khiến người dân và doanh nghiệp nước này bất ngờ cảm thấy mình nghèo đi, khiến tiêu dùng và đầu tư suy giảm.


 


"Không thể phủ nhận được sự thật rằng nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang rơi vào một sự suy giảm sâu", chuyên gia kinh tế cấp cao về thị trường mới nổi Jason Tuvey thuộc Capital Economics nhận định.


 


Trong khi đó, đồng Rúp Nga cũng mất giá mạnh trong những tháng gần đây trong bối cảnh phương Tây siết trừng phạt Moscow. Từ đầu năm, Rúp đã mất giá 15% so với USD.


 


Mỹ và châu Âu đã trừng phạt Nga từ năm 2014, sau khi Nga bị cho là dính líu đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea. Năm nay, các biện pháp trừng phạt đối với Nga được bổ sung sau khi phương Tây cho rằng Moscow đứng sau vụ mưu sat bất thành một cựu điệp viên hai mang người Nga đang sống tại Anh.


 


Ngoài ra, giống như nhiều quốc gia khác, Nga chịu ảnh hưởng bất lợi từ việc Mỹ áp thuế quan lên thép và nhôm nhập khẩu.


 


Các nhà đầu lo ngại Nga sẽ phải chịu thêm các biện pháp trừng phạt mới từ phương Tây trong thời gian tới, bao gồm các biện pháp nhằm vào các ngân hàng và công ty năng lượng của Nga. Những tháng gần đây, Nga đã bán tháo mạnh trái phiếu kho bạc Mỹ và tăng mua vàng dự trữ.


 


Tuy nhiên, một số nhà phân tích nói rằng việc giá dầu hồi phục năm nay sẽ giúp Nga bù đắp phần lớn thiệt hại do sự giảm giá của đồng Rúp.


 


Bởi sự đi xuống của đồng nội tệ nên Nga và Thổ Nhĩ Kỳ càng củng cố quyết tâm hạn chế, tiến tới từ bỏ đồng USD  trong giao dịch thương mại, đồng thời tăng cường sử dụng đồng nội tệ và tiền tệ quốc gia giữa các nước.


 


Mới đây nhất, phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp trong chuyến thăm Kyrgyzstan hôm 2/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán về giao dịch thương mại không sử dụng đồng USD.


 


Ông Erdogan nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải dần dần chấm dứt hẳn sự độc quyền của đồng USD bằng cách sử dụng đồng nội tệ và tiền tệ quốc gia giữa các nước chúng ta".


 


"Sử dụng đồng USD chỉ gây thiệt hại cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ từ bỏ và sẽ chiến thắng", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm.


 


Không chỉ có Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã lên kế hoạch tương tự trong quan hệ thương mại giữa nước này và Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác.


 


Tương tự, về phía Nga, vào giữa tháng 8 vừa qua, điện Kremlin cho biết Moskva vẫn mong muốn thông thương với Ankara bằng đồng Rúp của Nga và đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ.


 


Bộ trưởng Tài chính nước này - ông Anton Siluanov cũng cho biết thên, Moskva sẽ tiếp tục bán trái phiếu chính phủ Mỹ và chuyển qua giao thương quốc tế không dùng đồng USD nhằm trả đũa các lệnh cấm vận của Mỹ.


 


“Chúng tôi đã giảm đầu tư đáng kể vào tài sản Mỹ. Thực ra đồng USD, được xem là tiền tệ quốc tế, đã trở thành công cụ chi trả mạo hiểm”, ông Siluanov nói, đồng thời cho biết sẽ thúc đẩy giao thương bằng đồng ruble, euro và các tiền tệ khác.


 


Chỉ trong giai đoạn từ tháng 3-5/2018, Nga đã bán ròng 81 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, tương đương 84% tổng lượng trái phiếu Mỹ mà nước này nắm giữ.


 


Ngân hàng Trung ương Nga cũng quyết định không mua ngoại tệ, chủ yếu là đồng USD, trên thị trường nội địa từ ngày 23/8 cho đến cuối tháng 9/2018 như một phần của việc thực hiện quy định về cơ chế quản lý tài chính.


 


Theo Ngân hàng Trung ương Nga, “quyết định này được thực hiện là nhằm hỗ trợ khả năng điều hành của chính phủ trong chính sách tiền tệ, từ đó ngăn chặn những hiệu ứng tiêu cực trên thị trường tài chính của nước Nga”.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đề xuất đánh thuế hàng hóa giá trị nhỏ vận chuyển qua Shopee, TikTok (17-06-2024)
    Cổ phiếu lập đỉnh, cổ đông Cảng Đình Vũ sắp nhận tiền mặt hậu hĩnh (17-06-2024)
    Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (17-06-2024)
    Chính phủ Đức hỗ trợ thí điểm công nghệ xanh trong ngành dệt may Việt Nam (17-06-2024)
    Cổ phiếu cần quan tâm ngày 17/6 (16-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 17/6/2024, tăng giảm trái chiều, lực bán tại đỉnh khiến giới đầu cơ 'bung' hàng, đẩy thị trường giảm sâu (16-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 15/6/2024: Thế giới tăng vùn vụt, trong nước không nhúc nhích, giảm giá là cơ hội tốt để gom hàng (14-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 14/6/2024: Giá vàng giữ 'mốc an toàn', Fed sắp có động thái mới, vàng thế giới thế nào cũng tăng? (13-06-2024)
    Nhật Bản muốn đạt mục tiêu thặng dư ngân sách cơ bản (11-06-2024)
    Tiêu thụ ô tô nhập liên tục 'vượt mặt' xe lắp ráp trong nước (11-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 11/6/2024: Giá vàng nhẫn giảm, SJC không thuận chiều thế giới, có thể chứng kiến đợt bán tháo khủng khiếp (10-06-2024)
    Lãi suất cho vay mua nhà của ngân hàng nào cao nhất đầu tháng 6/2024? (08-06-2024)
    Rắc rối lớn với đồng yên Nhật mới sắp lưu hành (08-06-2024)
    Thủ tướng: Tránh tăng giá điện và giá xăng cùng lúc (08-06-2024)
    Vì sao cả chục thương nhân trả lại giấy phép phân phối xăng dầu? (07-06-2024)
    Rất ít khi phải dùng đến Quỹ Bình ổn để bình ổn giá xăng dầu 5 tháng qua (07-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 8/6/2024, tăng phi mã, vào 'cơn sốt' mới, giá xuất khẩu liên tục điều chỉnh, cao kỷ lục nhiều năm (07-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 6/6/2024, bất ngờ điều chỉnh giảm, tiêu Việt xuất khẩu tăng giá mạnh, thị trường khan hiếm nguồn cung (05-06-2024)
    Ngân hàng Nhà nước: Giá bán vàng có thể còn giảm, người dân cần thận trọng (04-06-2024)
    Ô tô Trung Quốc 'chấp' thuế quan cao của châu Âu (04-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Chiến tranh thương mại: Mỹ - Trung có thể thỏa hiệp nhờ “đậu nành” (02-09-2018)
    Giá vàng hôm nay 1/9: Sự thống trị của USD khiến vàng lao đao (31-08-2018)
    Từ Chaebol Hàn Quốc nhìn về tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam (31-08-2018)
    Đồng USD giảm giá phiên thứ 5 liên tiếp (30-08-2018)
    Vén màn sự thật về tài sản của các tỷ phú giàu bậc nhất làng tiền số (29-08-2018)
    Người TQ nghĩ gì về chiến tranh thương mại? (28-08-2018)
    Nghịch lý: Nước nông nghiệp, Việt Nam vẫn nhập gần 21.000 tấn ngô mỗi ngày (27-08-2018)
    Trung Quốc đẩy mạnh thâu tóm hàng loạt công ty Đức, Berlin 'lo sốt vó' (26-08-2018)
    Áp thuế chỉ là mở màn, chuỗi đòn tiếp theo của ông Trump lên TQ (25-08-2018)
    Mỹ và Trung Quốc đang sử dụng 'luật chơi' khác nhau trong cuộc chiến thương mại (23-08-2018)
    Mỹ phát động chiến tranh thương mại nhằm kìm tỏa Trung Quốc (22-08-2018)
    TQ đang kiểm soát đồng nhân dân tệ như thế nào? (21-08-2018)
    Giới đầu tư tiền ảo thế giới nếm trái đắng (21-08-2018)
    Tập Cận Bình yêu cầu quân đội tiếp tục chống tham nhũng (20-08-2018)
    Thương mại Nga - Đức tăng trưởng tới 22% năm (19-08-2018)
    Trung Quốc nhún mình trước chiến tranh thương mại với Mỹ (18-08-2018)
    Mỹ tố các nước Nam Mỹ bán đất cho Nga, Trung Quốc (17-08-2018)
    Trung Quốc nhún mình trước chiến tranh thương mại với Mỹ (17-08-2018)
    Trung Quốc lập phái đoàn sang Mỹ đàm phán thương mại (16-08-2018)
    Thổ Nhĩ Kỳ tẩy chay hàng hóa Mỹ (15-08-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153616427.