Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Nước thành viên NATO nêu cách Ukraine có thể 'chiến thắng'
    Tin Việt Nam
Việt Nam giành 7 Huy chương tại Olympic Tin học Châu Á 2024
    Tin Cộng Đồng
Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Nhà văn Lý Lan trở thành nữ 'Hiệp sĩ Dế Mèn' đầu tiên

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Iraq loay hoay lấp đầy túi rỗng
Một số quan chức Iraq gọi cuộc khủng hoảng rỗng ruột ngân khố này bằng mỹ từ "khoảng trống".

 


iraq-loay-hoay


Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi. Ảnh: AP

 

Theo Washington Post, mỗi tháng, chính phủ Iraq phải chi ra gần 4 tỷ USD cho quân đội và bộ máy công chức ngày càng phình to. Có đến 90% ngân sách Iraq đến từ dầu mỏ, vì thế, khi giá dầu tụt thảm hại, tiền thu về chỉ bằng nửa so với trước kia, ngân khố nước này lâm vào cảnh khó khăn.

 

Mỹ đang cố gắng can thiệp để đảm bảo Iraq có thể tiếp tục chi tiêu quân sự trong khi tìm kiếm những khoản vay quốc tế và bắt tay thực hiện kế hoạch "thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, một số quan chức và các nhà phân tích cho rằng Iraq năm nay sẽ phải vật lộn để có đủ tiền trả lương cho khoảng 7 triệu người thuộc biên chế công, nếu không sẽ có nguy cơ bất ổn diện rộng.

 

Với việc giá dầu dao động quanh mức 30 USD một thùng, toàn bộ các nước ở khu vực Trung Đông đang phải cắt giảm ngân sách, giảm chi tiêu công và thực hiện nhiều điều chỉnh khác. Nhưng đối với Iraq, điều này lại xảy ra ngay khi nước này đang lâm vào tình trạng chiến tranh. Chính phủ cần phải trả những khoản tiền cho việc tái xây dựng cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá và hỗ trợ tiền cho khoảng 3,3 triệu người dân phải di tản trong vòng hai năm qua.

 

Đối mặt với viễn cảnh phá sản, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đang cố gắng giải quyết vấn đề tham nhũng và tìm cách tăng nguồn thu nhập của chính phủ, đôi khi bằng cả cách không được lòng dân.

 

"Chúng ta phải lấp đầy khoảng cách", Mudher Salih, một cố vấn kinh tế cho thủ tướng nói. "Tình hình đang rất khó khăn, dòng tiền đang rất thấp, những "con bò đẻ ra tiền" ngày trước giờ đã cạn sữa".

 

Trong những tuần gần đây, giáo sĩ dòng Shiite Moqtada al-Sadr huy động hàng chục nghìn người biểu tình ở trung tâm Baghdad để đòi cải cách, gây áp lực lên ông Abadi.

 

Cuộc biểu tình này cũng tương tự hồi hè năm ngoái, khi hàng nghìn người Iraq xuống đường để phản đối nạn tham nhũng, thiếu điện và các dịch vụ khác. Năm nay, họ bị yêu cầu phải trả thêm tiền để mua các dịch vụ thiết yếu, trong khi lương công chức đã bị giảm 3%.

 

"Chính phủ tham nhũng này đang yêu cầu người dân thắt lưng buộc bụng, bởi họ đã tiêu hàng nghìn tỷ không rõ đi đâu", giáo sĩ Sadr nói với đám đông hôm 4/3. Ông còn nói thêm rằng các cuộc biểu tình là một nỗ lực để "cứu Iraq khỏi những kẻ trộm cắp".

 

Iraq đang đối mặt với nhiều vấn đề hơn mỗi ngày. Các bệnh viện, trước kia điều trị miễn phí, giờ đây đưa ra thêm những khoản phí dịch vụ khác, ngay cả đối với những người ghé thăm người thân bị ốm. Giá điện dự kiến tăng. Tại thành phố Basra, thương nhân đã phản đối phí hải quan mới.

 

"Khi có chiến tranh, tăng giá điện nước hay dịch vụ y tế hiển nhiên là không tốt", Sajad Jiyad, một nhà nghiên cứu tại Viện Baghdad của Iraq về những vấn đề cải cách kinh tế, phát biểu về các mức chi phí mới áp dụng cho người dân. "Điều đó làm mất nhuệ khí của công chúng".

 

Nhưng Abadi nói rằng chính phủ phải cố gắng tiết kiệm tiền bằng mọi cách. Iraq dự báo thâm hụt ngân sách sẽ vào khoảng 25 tỷ USD trong năm nay, nhưng con số dự báo đó dựa trên mức giá dầu là 45 USD một thùng. Trên thực tế, mức thâm hụt có thể gấp đôi, Salih nói.

 

Để đối phó trong ngắn hạn, Iraq sẽ sử dụng khoản dự trữ ngoại hối. Ước tính đến cuối năm nay, kho dự trữ giảm xuống còn 43 tỷ USD, so với mức 59 tỷ USD tháng 10 năm ngoái.

 

Ông Abadi đã bày tỏ tin tưởng rằng chính phủ có thể vượt qua khủng hoảng, nhưng một số người khác thì bi quan hơn.

 

"Họ đang đốt cháy khoản dự trữ với tốc độ nhanh hơn dự đoán. Điều này sẽ dẫn đến tình cảnh không còn tiền để nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ cần thiết và điều hành một nhà nước hiện đại", một quan chức phương Tây giấu tên nói.

 

Iraq đang tìm cách xin thêm tài trợ từ Quỹ tiền tệ Quốc tế, sau khi nhận một khoản vay khẩn cấp trị giá 1,24 tỷ USD năm ngoái. Mỹ đang cung cấp một khoản cho vay 2,7 tỷ USD cho chi tiêu quân sự, và Đức đã cho Iraq vay khoảng 550 triệu USD cho công cuộc tái thiết.

 

Chính phủ cũng đang cố gắng để phát hành trái phiếu và tín phiếu kho bạc. Nhưng một đợt phát hành trái phiếu năm ngoái đã bị chững lại do các nhà đầu tư yêu cầu mức lãi suất cao hơn.

 

Nạn tham nhũng

 

Trong khi đó, người Iraq phàn nàn rằng các lãnh đạo của họ ăn cắp tài sản của đất nước mà không bị trừng phạt.

 

Mishan Jabouri, một thành viên của ủy ban quốc hội Iraq, được giao nhiệm vụ giám sát tham nhũng, gây chấn động hồi tháng trước khi ông thừa nhận rằng ông đã nhận hàng triệu USD tiền hối lộ.

 

"Mỗi người trong chúng ta đều có vai trò trong việc tham nhũng", ông nói với truyền hình al-Itijah.

 

"Ông đã nhận hối lộ?", người phóng viên hỏi.

 

"Tôi thề danh dự, tôi có ăn hối lộ", ông trả lời, nói thêm rằng ông vẫn tiếp tục công việc điều tra của mình.

 

Abadi vẫn cố gắng tiếp tục nhiệm vụ điều tra tham nhũng. 4 quan chức Iraq đã ra tòa về tội tham nhũng vào tháng trước. Tuy nhiên với thực tế là các quan chức cấp cao không bị đụng đến, và tình trạng nhũng nhiễu xảy ra khắp các cấp chính quyền, thách thức với Abadi vẫn vô cùng lớn.

 

"Thật không dễ dàng để thay đổi 12 năm đầy rẫy lãng phí và tham nhũng chỉ trong một đêm", Salih nói về nỗ lực của thủ tướng. "Ông ấy đang cố gắng".

 

Ziad nói ông nghĩ rằng chính phủ có thể "dành dụm" cho đến cuối năm nay nhưng sẽ phải đối mặt với những khó khăn cùng cực nếu giá dầu vẫn còn thấp trong năm 2017. "Nếu chính phủ không thể trả tiền lương, sẽ nổ ra các cuộc đình công và hỗn loạn", ông nói.

 

Trong khi đó, Thủ tướng Abadi cho rằng khủng hoảng cũng có thể mang đến cơ hội để thực hiện các biện pháp cải cách mang tính dài hạn và đa dạng hóa nền kinh tế.

 

Công nghiệp của Iraq bị đình trệ bởi những lệnh trừng phạt quốc tế chống lại chính quyền Saddam Hussein, trong khi nhiều nhà máy sản xuất của nước này bị xoá sổ khi Mỹ can thiệp vào Iraq năm 2003. Với các nước có rất ít khu vực tư nhân, người Iraq đã trở nên quen với việc được làm quốc doanh với năng suất một ngày chỉ đáng bằng 15 phút, ông Salih nhận xét.

 

"Mọi người ở Iraq muốn có những bữa ăn và giường ấm miễn phí", ông nói.

 

Trong nỗ lực đa dạng hóa nền công nghiệp những tháng gần đây, một số nhà máy cũ của Iraq đã bắt đầu mở cửa trở lại để sản xuất thuốc lá, nước giải khát và hàng da. Nhưng ngay cả những nỗ lực mới này cũng bị làm khó bởi sự đấu đá chính trị, những cáo buộc tham nhũng và chất lượng hàng hoá.

 

Tại cuộc biểu tình do giáo sĩ Sadr dẫn đầu ở Baghdad vào tuần trước, Abdullah Zubaidi, 34 tuổi, đứng giữa một biển cờ Iraq cùng với hàng chục nghìn người hô vang đòi cải cách. Anh cho biết nhiều người cùng độ tuổi với mình có rất ít hy vọng kiếm được việc làm. Những người biểu tình đều đang bên bờ vực túng quẫn, anh Zubaidi nói.

 

"Đây từng là một quốc gia giàu có," anh nói. "Và giờ thì người nghèo đang bị buộc phải gánh những hậu quả do sai lầm của một chính phủ tham nhũng".

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    SJC bất ngờ tham gia mua vàng từ NHNN để bán trực tiếp tới người dân (02-06-2024)
    Lý giải thông tin 'Big 4' ngân hàng chỉ bán, không mua vàng (02-06-2024)
    Bốn ngân hàng lớn rốt ráo chuẩn bị bán vàng cho người dân (31-05-2024)
    Giá vàng SJC tiếp tục lao dốc, người 'ôm' vàng lỗ nặng (31-05-2024)
    Sau 5 năm, ví điện tử Moca dừng hoạt động (31-05-2024)
    Ngành lâm nghiệp Việt sẵn sàng ứng phó với EUDR (31-05-2024)
    Giá mua vàng miếng SJC 'thủng' mốc 84 triệu đồng/lượng, thấp nhất từ ngày 7/5 (31-05-2024)
    Phải khai báo danh tính khi mua vàng ở ngân hàng (30-05-2024)
    Thống đốc ngân hàng lý giải dừng đấu thầu vàng (29-05-2024)
    Lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục tăng (28-05-2024)
    Dòng tiền nội hưng phấn, VN-Index tìm lại cơ hội vượt đỉnh (28-05-2024)
    Hủy đấu thầu vàng, bình ổn thị trường ra sao? (28-05-2024)
    Công ty sữa lâu đời nhất Việt Nam sắp niêm yết trên HoSE (27-05-2024)
    'Mập mờ' phụ phí khiến giá vé máy bay đắt đỏ? (27-05-2024)
    Giá vàng thế giới giảm mạnh nhất kể từ đầu năm (25-05-2024)
    Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% 'hầu như không đi vào cuộc sống' (25-05-2024)
    Nhiều công ty Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực điện tử tại Việt Nam (23-05-2024)
    Giá xăng tăng nhẹ từ chiều ngày 23/5 (23-05-2024)
    Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nỗ lực tăng thu ngân sách nhưng không ảnh hưởng đến 'sức khỏe' và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (23-05-2024)
    Bất ngờ về lượng vàng rất lớn vừa trúng đấu thầu (23-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Đại gia giả ăn mày (10-03-2016)
    Quỹ đầu tư Mỹ dành 10 triệu USD cho các start-up Việt (08-03-2016)
    Mua cổ phiếu Việt Nam, đừng mua Trung Quốc (06-03-2016)
    Đây là lý do khiến vàng sẽ sốt trở lại (01-03-2016)
    Rung chà cá nhảy (26-02-2016)
    Thế trận không thể đảo ngược (24-02-2016)
    NGO - cánh tay nối dài lợi hại của Trung Quốc ở nước ngoài (22-02-2016)
    Công bằng và bác ái (20-02-2016)
    Vui mừng và cay đắng (18-02-2016)
    'Thâm' như người Trung Quốc trên thương trường quốc tế (16-02-2016)
    Nhiều đại gia 'chen chân' vào cuộc đua mua lại Big C Việt Nam (15-02-2016)
    Nguyên nhân giá vàng tăng vọt 1 triệu đồng sau Tết (13-02-2016)
    Trúng đậm ngàn tỷ, dân ô tô ăn Tết to (07-02-2016)
    Đừng đổ lỗi cho giá dầu! (07-02-2016)
    Trung Quốc mất 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối (07-02-2016)
    Ông chủ Metro “ôm” gần 900 triệu USD rời khỏi Việt Nam (04-02-2016)
    "Tàu ma" chở đầy gỗ đang lao thẳng vào bờ biển Pháp (01-02-2016)
    Lao động nhập cư Trung Quốc: Ăn tết xong làm gì để sống? (31-01-2016)
    Tiết lộ 'động trời' của các nữ tiếp viên hàng không (30-01-2016)
    Nước cờ lợi hại (27-01-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153380571.