Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Hàn Quốc, Triều Tiên không trao đổi thương mại qua biên giới trong năm 2023
    Tin Việt Nam
Việt Nam giành 7 Huy chương tại Olympic Tin học Châu Á 2024
    Tin Cộng Đồng
Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá
    Tin Hoa Kỳ
Chiến dịch tranh cử của ông Trump nhận quyên góp bằng tiền điện tử
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Nhà văn Lý Lan trở thành nữ 'Hiệp sĩ Dế Mèn' đầu tiên

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Việt Nam có cơ hội đa dạng hóa vũ khí?
Giới phân tích cho rằng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang hưởng lợi nhờ các hãng sản xuất vũ khí cạnh tranh nhau bằng giá cả.

 


Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), quy mô thị trường vũ khí Đông Nam Á khá khiêm tốn từ 2-3 tỷ USD mỗi năm.


Tuy nhiên, đây lại là thị trường phát triển nhanh và là một trong những thị trường mở và cạnh tranh thực sự (so với Ấn Độ có truyền thống mua phần lớn vũ khí từ Liên Xô/Nga, hay Nhật Bản và Hàn Quốc phụ thuộc ít nhiều vào thị trường công nghiệp quốc phòng Mỹ).


Trong bối cảnh hiện nay, do ngân sách mua sắm vũ khí trong nước giảm, các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu truyền thống ở Bắc Mỹ và châu Âu ngày càng mở rộng tìm kiếm thị trường mới để bù đắp cho thâm hụt của thị trường nội địa.


 











Viet Nam co co hoi da dang hoa vu khi?
Đội hình gồm 2 chiếc Su-30, 2 chiếc Su-27 của Indonesia cùng 2 chiếc F-18 của Australia trong cuộc tập trận đa quốc gia Pitch Black

 


Các tập đoàn quốc phòng châu Âu như BAE Systems, Saab, và Thales hiện có 3/4 thu nhập đến từ các thương vụ nước ngoài. Ngành vũ khí Nga có 90% thu nhập là từ xuất khẩu.


Cùng lúc đó, các nước sản xuất vũ khí khác đang nổi lên như là những nhà xuất khẩu cạnh tranh.


Ngành công nghiệp quốc phòng Israel xuất khẩu hơn 75% sản lượng của mình, trong khi các nước như Trung Quốc, Ukraine, và Hàn Quốc tiếp thị vũ khí do họ sản xuất ngày càng mạnh mẽ.


Xuất khẩu không chỉ trở nên quan trọng đối với sự tồn tại của hầu hết các nhà sản xuất vũ khí, thị trường quốc tế cũng đang bão hòa với sự đa dạng người bán.


Thực tế này đang khiến nguồn cung vũ khí quy ước đối với thị trường Đông Nam Á trở nên rất “dồi dào”, các nước có rất nhiều lựa chọn cho mình.


Một đặc điểm khác rất quan trọng cũng được giới phân tích chỉ ra là gần như không tồn tại khác biệt đáng kể giữa các sản phẩm cạnh tranh. Thay vào đó, yếu tố cạnh tranh quyết định hiện nay chính là giá cả.


 











Viet Nam co co hoi da dang hoa vu khi?
Máy bay FA-50 của Hàn Quốc

 


Một số hệ thống vũ khí hiện đại nhất đang được phổ biến trong khu vực, với rất nhiều nguồn cung. Nga đã bán máy bay Su-30 cho Indonesia, Malaysia, và Việt Nam.


Indonesia cũng đang mua 24 máy bay F-16 cũ từ Mỹ. Philippines đặt hàng 12 máy bay tiêm kích FA-50 từ Hàn Quốc, trong khi Thái Lan mua 12 máy bay Gripen của Thụy Điển.


Hải quân các nước khu vực cũng mua tàu ngầm từ Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nga và Thụy Điển, cũng như các hệ thống trên bộ từ Trung Quốc, Pháp, Đức, Hà Lan, Nga, Hàn Quốc và Anh.


Ngoài không quân và hải quân, việc mua sắm vũ khí cho lục quân ở Đông Nam Á hiện cũng giành sự chú ý đặc biệt.


Điển hình là lục quân Malaysia mua xe tăng của Ba Lan, xe thiết giáp từ Anh, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, pháo phản lực của Brazil, pháo của Nam Phi, vũ khí chống tăng của Pakistan, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, và Mỹ, tên lửa đất đối không (SAM) từ Nga, Trung Quốc, Pakistan, và Anh.


Trong khi đó, lục quân Indonesia được trang bị tăng Đức, xe thiết giáp của Pháp và Hàn Quốc, vũ khí chống tăng của Nga, Thụy Điển, và Mỹ, SAM của Trung Quốc, Pháp và Thụy Điển. Indonesia hiện cũng đang đặt hàng pháo phản lực từ Brazil.


 











Viet Nam co co hoi da dang hoa vu khi?
Xe tăng PT-91M của Malaysia mua từ Ba Lan

 


 


Theo SIPRI, không có nhà cung cấp nào chiếm thế áp đảo tại thị trường vũ khí Đông Nam Á. Không nước bán vũ khí nào chiếm quá 10% thị phần trong thập kỉ qua.


Chỉ có một ngoại lệ được SIPRI nêu ra là Nga chiếm tới 44% thị phần, phần lớn với một quốc gia duy nhất là Việt Nam.


Do những đặc điểm kể trên, giá cả sẽ là yếu tố quan trọng giúp các nhà sản xuất vũ khí xâm nhập thị trường vũ khí Đông Nam Á. Ngược lại, các quốc gia khu vực có thêm nhiều cơ hội hơn để lựa chọn.


Giá cả cũng chính là một trong những nguyên nhân giúp Nga có nhiều cơ hội xuất khẩu vũ khí trong khu vực, đặc biệt là máy bay tiêm kích.


 











Viet Nam co co hoi da dang hoa vu khi?
Tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion của Nga

 


Tuy nhiên, ngoài giá cả còn có nhiều yếu tố khác quyết định tới các thương vụ vũ khí. Nguồn cung đa dạng nhưng “tính năng” của các loại vũ khí lại “tương đương” nhau nên uy tín, chế độ hậu mãi, việc chuyển giao công nghệ…sẽ được cân nhắc trong quá trình mua bán.


Bên cạnh đó, các nước cũng có thể mua từ một nguồn cung riêng để đạt mục tiêu chính trị và/hoặc quân sự cụ thể, như củng cố đồng minh, thúc đẩy tương hỗ quân sự, hay quan hệ song phương chặt chẽ hơn.


Ngược lại, một nước cũng có thể lựa chọn đa dạng hóa nguồn cung để phát đi tín hiệu không muốn quá phụ thuộc vào một nhà cung cấp.


Nhà phân tích người Singapore Richard Bitzinger nhận định vì những lí do chính trị, một số nước sẽ không mua vũ khí từ một số nguồn cung nhất định, bất kể năng lực và giá cả.


Ví dụ được nêu ra là trường hợp của Philippines và Việt Nam gần như chắc chắn không mua vũ khí Trung Quốc.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Việt Nam giành 7 Huy chương tại Olympic Tin học Châu Á 2024 (31-05-2024)
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Giám đốc vận hành Tập đoàn LEGO (30-05-2024)
    Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam (29-05-2024)
    Bước tiến dài của Việt Nam trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (27-05-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (27-05-2024)
    Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á (16-05-2024)
    Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn (14-05-2024)
    Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh (10-05-2024)
    Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới (09-05-2024)
    Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (08-05-2024)
    EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam (04-05-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Trục Mỹ-Việt-Nga sẽ diễn biến ra sao sau khi Tổng bí thư thăm Hoa Kỳ? (09-07-2015)
    Campuchia nhờ Liên hiệp quốc giúp về biên giới với Việt Nam (07-07-2015)
    Những khoảnh khắc đẹp trong dòng chảy 20 năm quan hệ Việt - Mỹ (05-07-2015)
    Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói gì về vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia? (04-07-2015)
    Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam (02-07-2015)
    "Việt Nam sở hữu loại vũ khí thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự thế giới" (02-07-2015)
    Việt - Mỹ phá thế bế tắc để cải thiện quan hệ như thế nào (01-07-2015)
    Tương lai Việt-Mỹ: Những người bên đảng sẽ đạt được gì? (29-06-2015)
    Đột nhiên xuất hiện giàn khoan HD 981 phía Nam Vịnh Bắc Bộ (26-06-2015)
    Việt Nam lên tiếng trước tin Trung Quốc bắn đạn thật trên Biển Đông (26-06-2015)
    Việt Nam đứng đâu trong quan hệ hợp tác Mỹ - Ấn Độ? (18-06-2015)
    VN xem xét mua máy bay tàng hình đối phó Trung Quốc? (17-06-2015)
    Lính hải quân bắn hạ mục tiêu trên biển, trên không (16-06-2015)
    Việt Nam mua những khí tài gì ngoài nguồn cung từ Nga? (11-06-2015)
    Các tập đoàn vũ khí châu Âu và Mỹ đua nhau đến Việt Nam (09-06-2015)
    20 tỷ USD hàng TQ lọt vào VN không qua kiểm soát (08-06-2015)
    Đại biểu Quốc hội thúc giục xây sân bay Long Thành (04-06-2015)
    Việt Nam sẽ trở thành công xưởng toàn cầu hay bãi thải toàn cầu? (02-06-2015)
    VN muốn các nước giúp mua tàu tuần tra biển (01-06-2015)
    Tướng Nguyễn Chí Vịnh: TQ cần hành xử đúng luật quốc tế (31-05-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153369470.