Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Hoa Kỳ
Mỹ điều chỉnh lập trường về Syria
Việc Mỹ ủng hộ hai sáng kiến ngoại giao của Liên Hợp Quốc (LHQ) và Nga về tình hình Syria cho thấy sự điều chỉnh lập trường về cách thức chấm dứt cuộc nội chiến tại đây, đồng thời âm thầm từ bỏ những yêu cầu trước đó về việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ bỏ quyền lực ngay lập tức.

 



Ảnh minh họa. Nguồn: Cartoon Movement

 

Theo nhận định của tờ New York Times, bấy lâu nay chính quyền Obama đã bảo lưu quan điểm, giải pháp chính trị dài hạn cho Syria đòi hỏi Tổng thống al-Assad phải ra đi. Tuy nhiên, đối mặt với bế tắc quân sự cùng thực tế là lực lượng nổi dậy Hồi giáo được vũ trang đầy đủ và cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới tại Syria, Mỹ cuối cùng phải đồng ý với các nỗ lực ngoại giao quốc tế nhằm mang lại sự thay đổi từ tốn hơn tại quốc gia Trung Đông này.    

 

Đề xuất của LHQ là ngừng giao tranh trên thực địa, trước mắt là tại thành phố chiến lược Aleppo. Sáng kiến của Nga, nước ủng hộ Tổng thống al-Assad, là tiến hành đối thoại giữa các bên tham chiến vào cuối tháng này tại Moscow. Các nhà ngoại giao cho biết, viễn cảnh mà Nga vẽ ra là chia sẻ quyền lực giữa chính quyền al-Assad với một số nhân vật trong phe đối lập và có thể sẽ tổ chức bầu cử Nghị viện, nhằm đưa tới sự thay đổi về nhân vật nắm giữ ghế Tổng thống.    

 

Trong bối cảnh các đề xuất này đối mặt với một loạt thách thức, khi tổí chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn đang chiếm giữ một nửa lãnh thổ Syria, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã vội vã hoan nghênh hai sáng kiến ngoại giao của LHQ và Nga. Ông Kerry không đưa ra thêm lời kêu gọi Tổng thống al-Assad phải từ chức và đây là một sự bỏ sót đáng chú ý từ Ngoại trưởng Mỹ, người trước đây luôn nhắc lại yêu cầu này trong các tuyên bố chính thức. Thay vào đó, lời lẽ của ông Kerry cho thấy Washington vẫn coi Tổng thống al-Assad là nhà lãnh đạo của Syria, nhưng Damascus cần có sự điều chỉnh chính sách.

 

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phương Tây khác công khai nói về việc phải duy trì quyền lực cho một số quan chức hiện tại, nhằm bảo đảm Syria không bị tan rã giống như Iraq hay Libya trước đây. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius phát biểu trên đài phát thanh French Radio mới đây rằng, giải pháp chính trị tất nhiên sẽ có sự tham gia của một số nhân tố trong chính quyền hiện tại và Paris không muốn các trục của Nhà nước này tan rã, vì không muốn phải chứng kiến tình hình tương tự như Iraq. Có thể thấy, tuyên bố trên càng củng cố cho lập luận rằng, phương Tây bỏ rơi phe đối lập và quay sang làm hòa với chính quyền al-Assad.    

 

Quan điểm Mỹ ủng hộ ông Assad hiện đang được lan truyền rộng rãi, thậm chí cả trong những nhóm nhận tài trợ tiền trực tiếp từ Mỹ, cũng như các nhóm nhận tài trợ vũ trang. Một tay súng thuộc nhóm Harakat Hazm ở Syria cho rằng, Mỹ đang tìm kiếm các kẽ hở để có thể đạt được giải pháp chính trị và duy trì quyền lực cho ông Assad. Tarek Fares, một kẻ đào tẩu khỏi quân Chính phủ Syria và tham gia lực lượng nổi dậy mang tên Quân đội Syria Tự do (FSA) cay đắng nói: Họ nói rằng chúng tôi có giới hạn đỏ, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn, chúng tôi sẽ vũ trang cho bạn. Họ chẳng làm gì cả và sau 4 năm, họ nói với bạn rằng al-Assad vẫn là lựa chọn tốt nhất.

 

Bước điều chỉnh này, đi cùng với các hành động của Mỹ tại Syria, được phe ủng hộ và phe chống đối Tổng thống al-Assad nhìn nhận là bằng chứng cho thấy Washington đã đồng tình với lập luận của Damacus rằng, bất kể nhân vật nào khác lên thay thế ông al-Assad vẫn sẽ xảy ra bạo loạn và chủ nghĩa cực đoan tại quốc gia Trung Đông này. Các máy bay Mỹ đang chia sẻ bầu trời Syria với máy bay của quân Chính phủ, nhằm tấn công các mục tiêu IS. Thông qua nước trung gian Iraq, Mỹ đã bảo đảm với Syria rằng, quân đội của họ không phải là mục tiêu tấn công của Mỹ. Mặt khác, Mỹ vẫn tiếp tục huấn luyện, trang bị vũ khí cho các lực lượng đối lập Syria.

 

Giới phân tích nhận định, việc Washington thay đổi lập trường trong giải quyết khủng hoảng Syria là bước đi khôn ngoan, khi mà thực tế cho thấy chính sách của Mỹ nhằm tiêu diệt IS đang gần thất bại. Trong bài viết có tiêu đề Điều Obama không hiểu về Syria đăng trên tạp chí Foreign Policy, tác giả Noah Bonsey cho rằng trên thực tế, những gì Washington đang làm có nguy cơ phản tác dụng, vì chiến lược này không chỉ góp phần làm gia tăng những lời kêu gọi tiến hành cuộc thánh chiến tại Syria và Iraq mà còn tạo điều kiện cho IS gia tăng ảnh hưởng. 

 

Nguyên nhân là bởi đến nay, Mỹ vẫn chỉ tìm cách đối phó với thách thức IS một cách riêng rẽ mà không gắn nó với chiến lược chung về giải quyết cuộc chiến xuyên biên giới giữa Syria và Iraq. Nếu không có tầm nhìn rộng hơn, chính quyền Obama sẽ không thể phản ứng một cách hiệu quả và linh hoạt trước những diễn biến ngày càng xấu đi.

 

Kể từ khi liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu phát động các cuộc không kích chống lại IS, không chỉ IS mà nhiều nhóm vũ trang khác tại Syria đang trở thành mục tiêu bị ném bom dữ dội. Điều này khiến hai cựu thù IS và Mặt trận Al-Nusra, cùng một số nhóm vũ trang khác tại Syria xích gần nhau hơn, đồng nghĩa với việc liên quân quốc tế chống IS đối mặt với thách thức mới. 

 

Nhằm đối phó với nguy cơ mới, Washington buộc phải nhượng bộ Damacus. Bản thân Mỹ chưa thể đưa ra sáng kiến mới cho Syria và có lẽ điều khôn ngoan lúc này là ủng hộ những sáng kiến của các nhà trung gian là LHQ và Nga.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an (20-05-2024)
    Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong (14-05-2024)
    Đổi màu mau lẹ (12-05-2024)
    Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường (09-05-2024)
    Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ (25-04-2024)
    Bình luận về Barron Trump gây phẫn nộ (21-03-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống J. Biden, ông D. Trump nỗ lực ghi điểm (17-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và ông Trump trở thành ứng viên tổng thống của mỗi đảng (13-03-2024)
    Ông Trump siết chặt kiểm soát đảng Cộng hòa Mỹ (13-03-2024)
    Bức tranh sau bầu cử (13-03-2024)
    Cuộc chiến bầu cử Mỹ đã bắt đầu (13-03-2024)
    Ông Donald Trump tiến gần tới vị trí ứng cử viên đại diện của đảng Cộng hòa (12-03-2024)
    Sớm đưa các thuyền viên Việt về nước sau khi tàu hàng bị tấn công ở Biển Đỏ (08-03-2024)
    Những nội dung chính trong thông điệp liên bang 2024 của Tổng thống Mỹ (08-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và Trump thắng lớn tại California trong ngày 'Siêu Thứ Ba' (06-03-2024)
    Taylor Swift rục rịch kêu gọi bầu cử tổng thống Mỹ (06-03-2024)
    Người cung cấp thông tin cho FBI bị truy tố tội khai man về Tổng thống Joe Biden (16-02-2024)
    Cựu Tổng thống Trump đối mặt với án tù dài (06-02-2024)
    Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? (05-02-2024)
    13 thống đốc đảng Cộng hòa tới biên giới, ủng hộ Texas 'kháng lệnh' ông Biden (05-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Donald Trump tuyên bố ý định tranh cử Tổng thống Mỹ 2016 (26-01-2015)
    Ấn Độ bảo vệ Obama khỏi bị ám sát ra sao? (24-01-2015)
    Mỹ “chơi ván bài cuối cùng” với phiến quân IS (23-01-2015)
    Vì sao Mỹ chưa bơm vũ khí cho Ukraine? (23-01-2015)
    Tổng thống Barack Obama: "Nước Mỹ đã sang trang" (21-01-2015)
    Phe Cộng hòa phản đối chính sách thuế mới của ông Obama (19-01-2015)
    Mỹ đang giành lại chiếc ghế bá chủ kinh tế thế giới (16-01-2015)
    Tổng thống Mỹ bị chỉ trích vì không tham gia cuộc tuần hành tại Paris (12-01-2015)
    Mitt Romney lần thứ ba nuôi mộng làm Tổng thống Mỹ (11-01-2015)
    Đặc nhiệm SWAT và những điều ít biết (10-01-2015)
    Tổng thống Obama: 'Ông Putin không thông minh cho lắm' (30-12-2014)
    Obama một năm thức tỉnh (28-12-2014)
    “Món quà chính trị” ông Obama tặng bà Hillary (23-12-2014)
    Jeb Bush - Tổng thống Mỹ tiếp theo của gia tộc Bush? (20-12-2014)
    Thông điệp cuối năm của Obama: Tôi không phải ‘vịt què’ (20-12-2014)
    Tổng thống Obama lo ngại phản ứng của Nga? (19-12-2014)
    Mỹ mở đường bãi bỏ cấm vận cho Nga (17-12-2014)
    Báo cáo về những vụ tra tấn của CIA - công cụ đấu đá chính trị nội bộ (15-12-2014)
    Chuyện người Mỹ lẻn vào Triều Tiên lên án Washington (14-12-2014)
    Vì Ukraine, Mỹ "ném bom" hủy diệt quan hệ với Nga (13-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153174702.