Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Hàn Quốc, Triều Tiên không trao đổi thương mại qua biên giới trong năm 2023
    Tin Việt Nam
Việt Nam giành 7 Huy chương tại Olympic Tin học Châu Á 2024
    Tin Cộng Đồng
Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá
    Tin Hoa Kỳ
Chiến dịch tranh cử của ông Trump nhận quyên góp bằng tiền điện tử
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Nhà văn Lý Lan trở thành nữ 'Hiệp sĩ Dế Mèn' đầu tiên

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga: Nhân tố hòa bình, hợp tác trên bán đảo Triều Tiên?
Đằng sau sự việc Hàn Quốc không tham gia trừng phạt Nga còn có rất nhiều vấn đề cần phải làm rõ, đặc biệt là tương lai của bán đảo Triều Tiên.

 


Vì sao Hàn Quốc không tham gia trừng phạt Nga?

 

Theo các chuyên gia của Cơ quan đánh giá quốc tế Moody’s, biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến các sự kiện ở Ukraina có thể được xiết chặt hơn nữa trong thời gian tới. Tham gia chính sách áp dụng biện pháp trừng phạt Nga có Mỹ, các nước châu Âu, Canada và Australia.

 

Trong số các nước châu Á, chỉ có Nhật Bản là đưa ra các biện pháp trừng phạt Nga. Mới đây, thị trưởng thành phố Tokyo Yoichi Masudzoe cho biết rằng Nhật Bản đã làm điều đó dưới áp lực của Hoa Kỳ.

 

Các đặc phái viên của Washington cũng đã đến Seoul nhằm thuyết phục một đồng minh khác trong khu vực Đông Á là Hàn Quốc cùng tham gia biện pháp trừng phạt Nga. Tuy nhiên, kế hoạch này của Washington đã bị thất bại, Seoul không có kế hoạch áp đặt bất kỳ biện pháp trừng phạt nào chống Moscow.

 

Đại sứ Hàn Quốc tại Liên bang Nga Wi Sung-Lok đã tuyên bố, Hàn Quốc sẽ không tiến hành những động thái làm cho quan hệ với Nga trở nên căng thẳng. Ủy viên Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế Vladimir Petrovsky cũng đồng tình với quan điểm trên.

 

Ông Petrovsky lí vấn đề này như sau: “Nhật Bản bị ràng buộc bởi nước này là thành viên của nhóm G-7, vì vậy, tuy miễn cưỡng nhưng họ phải tuân theo. Còn Hàn Quốc thì tự do, không dính líu đến những nghĩa vụ không chính thức này. Seoul đang xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Moscow, đã được chính thức ghi nhận trong các văn bản song phương”.

 

Cuối năm ngoái, khi Tổng thống Putin tới thăm chính thức Hàn Quốc, hai nước đã ký một số thỏa thuận liên chính phủ và khoảng 15 biên bản ghi nhớ. Trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc với Nga đang phát triển theo chiều hướng rất tốt đẹp. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước năm 2013 đạt 22 tỷ 650 triệu USD.

 

Vậy thì tại sao Hàn Quốc lại phải mạo hiểm để đánh mất các quan hệ tốt đẹp như vậy, chỉ vì chương trình nghị sự của nước khác?

 


Hàn Quốc không tham gia trừng phạt Nga

 

Còn một lý do nữa khiến Seoul không muốn làm hỏng quan hệ với Moscow, đó là vai trò quan trọng của Nga trong cuộc đối thoại liên Triều và khả năng ảnh hưởng đến các quan chức Triều Tiên.

 

Trong vấn đề này, các dự án của Nga về việc tạo ra cơ sở hạ tầng thống nhất trên bán đảo Triều Tiên đóng vai trò rất quan trọng. Một trong số là dự án kết nối đường sắt Xuyên Siberi với tuyến đường sắt Xuyên Triều - đã bước vào giai đoạn thực hiện thứ hai.

 

Ông Vladimir Petrovsky cho biết: “Các dự án cơ sở hạ tầng là rất quan trọng đối với cuộc đối thoại liên Triều. Các cuộc đối thoại này cần được lấp đầy với các nội dung cụ thể, thực dụng và mang tính chất sống còn như: Trao đổi hàng hoá, hợp tác kinh tế...

 

Đó mới chính là sự đảm bảo các biện pháp xây dựng lòng tin chứ không phải là những lời nói suông, nếu thiếu chúng thì sẽ không thể thúc đẩy đẩy “hai quốc gia láng giềng anh em này” xích lại với nhau. Vì vậy, Nga có thể là yếu tố bảo đảm thành công cho cuộc đối thoại liên Triều”.

 

Các dự án cơ sở hạ tầng của Nga là sự kết hợp hoàn hảo mà Tổng thống Park Geun Hye đưa ra, xuất phát từ "sáng kiến ​​Á-Âu". Nhà nước trung tâm của kế hoạch phát triển hợp tác trong khuôn khổ "Sáng kiến ​​Á-Âu" chính là Liên bang Nga.

 

Điều này được hiểu như việc tạo ra và phát triển ở Hàn Quốc cùng với các nước Âu-Á một mạng lưới thương mại để kích hoạt hợp tác kinh tế và trao đổi trong các lĩnh vực nghiên cứu công nghệ, văn hóa, cải thiện quan hệ liên Triều dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

 


Hợp tác với Nga sẽ khiến Hàn Quốc và Triều Tiên xích lại gần nhau?

 

Hợp tác với Nga sẽ có lợi cho bán đảo Triều Tiên

 

Ngày 21-10 vừa qua, tại Bình Nhưỡng đã diễn ra nghi lễ đánh dấu khởi đầu thực thi đề án hiện đại hóa đường sắt của Triều Tiên, với tên gọi là "Chiến thắng". Đây là tuyến đường sắt có dung lượng lưu thông hàng hóa cao và cũng có mức độ an toàn cao nhất trên thế giới trong tương lai.

 

“Chiến thắng” là một trong những đề án quan trọng nhất của sự hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng. Các chi tiết của đề án này hiện đang được thảo luận rất nghiêm túc ở Triều Tiên, trong chuyến công tác của người đứng đầu Bộ Phát triển Viễn Đông Nga - ông Aleksandr Galushka.

 

Đây là một bước đi mới trong việc thực hiện đề án cơ sở hạ tầng khổng lồ, có kinh phí ước tính khoảng 25 tỷ USD trên bán đảo Triều Tiên nhằm kết nối tuyến đường sắt Xuyên Triều với tuyến đường Xuyên Siberian, rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển hàng hóa từ Hàn Quốc sang châu Âu.

 

Theo kế hoạch do cơ sở khoa học-sản xuất Nga "Mostovik" hoạch định, Nga và Triều Tiên sẽ tu bổ và tái thiết 3.500 km đường sắt và xây dựng những cung đường mới, với nhánh kết hợp từ Khasan của Nga đến Rajin thuộc Triều Tiên và mở tại cảng Rajin một tổ hợp bến bãi nhập-xuất đa năng mới.

 

Chuyên viên Ludmila Zakharova thuộc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga cho rằng, đề án này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự hợp tác Moscow và Bình Nhưỡng, mà còn có tác dụng dàn xếp quan hệ kinh tế giữa 2 miền Triều Tiên, đặc biệt là phía Hàn Quốc đang tích cực thảo luận về phần tham gia của Seoul vào dự án này.

 

Đã 2 lần trong năm nay, đại diện 3 tập đoàn lớn đển từ Seoul đã đến thăm cảng Rajin và xem xét các cơ sở hạ tầng đang được xây dựng ở đây. Dự kiến là đến tháng 11 năm nay, cảng này sẽ thử nghiệm bốc dỡ và vận chuyển 35 nghìn tấn than Nga bán cho hãng Hàn Quốc Posco đến cảng Pohang của Hàn Quốc.

 


Cảng Rajin thuộc đặc khu kinh tế Rason của Triều Tiên

 

Đối với việc thiết lập quan hệ kinh tế liên Triều thì triển vọng tham gia mang ý nghĩa khó có thể đánh giá hết, trong bối cảnh quan hệ kinh tế Hàn Quốc-Triều Tiên đang ở tình trạng khủng hoảng do lệnh trừng phạt mà Hàn Quốc áp đặt năm 2010, sau vụ tàu hộ tống "Cheonan" bị đánh chìm mà Seoul quy kết Bình Nhưỡng là thủ phạm.

 

Bây giờ, các hãng Hàn Quốc đang cân nhắc về lợi ích của họ từ việc tham gia vào đề án này. Trong khi hợp tác kinh tế giữa 2 miền chỉ hạn chế ở tổ hợp công nghiệp Kaesong, nếu khai thông vận chuyển hàng hóa thông qua Rajin, chính sách trừng phạt đã có một ngoại lệ, mở ra hướng hợp tác rộng rãi hơn.

 

Hiện nay cầu cảng Rajin hoạt động quá tải với việc chuyển vận than. Nhưng vào bất kỳ thời điểm nào hải cảng không bị đóng băng này cũng có thể chuyển định hướng sang tiếp nhận container từ Hàn Quốc và sau đó gửi tiếp qua lãnh thổ Nga sang châu Âu.

 

Lộ trình như vậy mang lại lợi ích đáng kể không chỉ cho Hàn Quốc mà còn cho cả Nga và Triều Tiên. Bây giờ giới kinh doanh Hàn Quốc đang xem xét các phương án kết nối vào đầu tư cho đề án này, mà một hướng trong số đó là mua lại một bộ phận cổ phần của chương trình phát triển tuyến đường sắt Nga tại đây.

 

Chuyên viên Ludmila Zakharova nhận định, việc thực thi đề án có thể trở thành tiêu chuẩn mẫu dành cho qui trình thực hiện các đề xuất khác của Nga nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng thống nhất trên bán đảo Triều Tiên, ví dụ như kế hoạch lắp đặt đường ống dẫn khí và tuyến tải điện từ Nga sang Hàn Quốc thông qua Triều Tiên.

 

Hiện nay cuộc thương lượng về nội dung này đã ngừng lại, nhưng thành công thực tế của đề án đường sắt có thể giúp khôi phục đàm phán. Không nghi ngờ gì nữa, việc tạo lập cơ sở hạ tầng chung sẽ là bước tiến lớn nghiêm túc của hai miền Triều Tiên trên con đường thống nhất.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hàn Quốc, Triều Tiên không trao đổi thương mại qua biên giới trong năm 2023 (31-05-2024)
    Nga chính thức là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới (31-05-2024)
    Hungary cảnh báo về 'ý tưởng điên rồ' của NATO (31-05-2024)
    Tổng thống Ukraine sa thải một loạt nhân sự thân Mỹ: Lời cảnh báo với Washington? (31-05-2024)
    Giá xăng quay đầu giảm gần 700 đồng/lít (30-05-2024)
    Sau tuyên bố của Mỹ, Nga cảnh báo có 'biện pháp răn đe bổ sung trong lĩnh vực hạt nhân' (30-05-2024)
    Ukraine dồn dập tấn công Crimea, Nga phóng tên lửa hàng loạt (30-05-2024)
    Nga thả 'siêu bom' vào Kharkov tạo cột khói hình nấm khổng lồ (30-05-2024)
    Lực lượng Houthi tấn công liên tiếp 6 tàu chở hàng (30-05-2024)
    Nga có tuyên bố mới về hội nghị hòa bình ở Thụy Sĩ (29-05-2024)
    Vũ khí châu Âu dồn dập hướng về Ukraine (29-05-2024)
    Ông Netanyahu thừa nhận sai lầm bi thảm vụ Israel không kích trại tị nạn ở Rafah (28-05-2024)
    Campuchia bác tin chiếc máy bay MH370 rơi ở trong rừng (28-05-2024)
    Tổng thống Putin: Những nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga vấp phải phản ứng quyết liệt (28-05-2024)
    Mỹ-Trung Quốc nhất trí duy trì đối thoại để quản lý rủi ro hàng hải (28-05-2024)
    Nga tấn công sân bay Zaporozhye bằng tên lửa Kh-59 (28-05-2024)
    NATO huấn luyện tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Nga (28-05-2024)
    Gác lại tang thương, Iran bắt đầu quá trình tìm kiếm tổng thống mới (27-05-2024)
    Ukraine nói Moscow mất nửa triệu quân, Nga tái khẳng định điều kiện đàm phán (27-05-2024)
    Thủ tướng Trung Quốc ca ngợi 'sự khởi đầu mới' với Hàn Quốc và Nhật Bản (27-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Ấn Độ xây đường sắt, ngày càng chứng tỏ không ngán TQ (25-10-2014)
    Nga - Mỹ cáo buộc nhau phá hỏng trật tự thế giới (25-10-2014)
    Đâu là “gót chân Achilles” của IS? (24-10-2014)
    Al-Qaeda cũng tuyên chiến với Trung Quốc (24-10-2014)
    Những 'lá bài' trong tay Putin (23-10-2014)
    Nguy cơ Bắc Cực thành "điểm nóng" tranh chấp mới (23-10-2014)
    Ukraine đối diện với cuộc chiến mới, EU phát hoảng (23-10-2014)
    Xả súng ở Canada: Khi một quốc gia hòa bình trở thành mục tiêu khủng bố... (23-10-2014)
    Trợ thủ Sam Rainsy muốn đi Trung Đông học kinh nghiệm chống Việt Nam?! (23-10-2014)
    Phương Tây run sợ trước 'trật tự' của Putin? (23-10-2014)
    Tàu lạ xâm nhập Thụy Điển: Biển Baltic căng thẳng (22-10-2014)
    Chiến sự gia tăng ác liệt, vũ khí Mỹ rơi vào tay IS (22-10-2014)
    Triều Tiên "đánh đu" giữa Nga và Trung Quốc (22-10-2014)
    Mỹ đang “chọc giận” đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ (20-10-2014)
    Kỳ vọng trên đất nước vạn đảo (20-10-2014)
    Nga đã tính toán sai lầm? (20-10-2014)
    “Quan hệ Nga-Mỹ chết trước cuộc chiến Ukraine” (20-10-2014)
    Ukraina muốn xóa “dấu vết Nga”? (20-10-2014)
    Trung Quốc tung tàu đến đảo tranh chấp với Nhật Bản (19-10-2014)
    Bóng ma Hội Tam Hoàng (19-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153372676.