Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Báo cáo mới nhất về bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam
Sự quan ngại chung và nhu cầu về chính sách đối với bất bình đẳng đang tăng lên khi ngày càng có nhiều người chuyển đến thành phố và các khu vực thể hiện rõ ràng sự khác biệt trong phúc lợi xã hội.

 



 


Trong báo cáo về bất bình đẳng tại Việt Nam do Ngân hàng thế giới (WB) công bố mới đây, các chuyên gia của WB cho biết, ngày càng có nhiều người Việt tỏ ra lo ngại về sự bất bình đẳng trong xã hội.

 

Báo cáo đánh giá, những năm qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên, sự bất bình đẳng trong thu nhập chỉ gia tăng vừa phải. Thông qua việc đo lường mức độ "chia sẻ thịnh vượng" bằng tỉ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân của nhóm 40% dân số nghèo nhất, WB nhận thấy trong thời gian 10 năm, từ 1993 - 2012: Thu nhập bình quân của nhóm 40% dân số nghèo nhất đã tăng trưởng 9% hằng năm. Đây là một trong những tỉ lệ tăng cao nhất trên thế giới.

 

Thêm vào đó, Việt Nam cũng không có quá nhiều người giàu. Theo dữ liệu mà WB lấy từ công ty tư vấn Knight Frank, năm 2013, Việt Nam có 110 người siêu giàu (có tài sản trên 30 triệu USD trở lên), nghĩa là bình quân gần 1 triệu người Việt Nam mới có 1 người siêu giàu. Vào năm 2003, con số này chỉ là 34 người. Dù nhóm người siêu giàu đã tăng gần 4 lần trong vòng 10 năm, con số 110 người so với các quốc gia có mức thu nhập tương tự là hoàn toàn bình thường.

 

Trong khi đó, nhiều quốc gia khác trên thế giới, tăng trưởng kinh tế dẫn tới sự chênh lệch giàu nghèo rất mạnh mẽ. Người ta có thể thấy điều này rất rõ ràng tại quốc gia láng giềng Trung Quốc.

 

"Việt Nam đang thành công trong chiến lược "tăng trưởng vì mọi người", ông Gabriel Demombynes, chuyên gia kinh tế của WB tại Việt Nam nhận định.

 

Tuy nhiên, sự quan ngại chung và nhu cầu về chính sách đối với bất bình đẳng đang tăng lên khi ngày càng có nhiều người chuyển đến thành phố và các khu vực thể hiện rõ ràng sự khác biệt trong phúc lợi xã hội.

 

WB và Viện Khoa học Lao Động và Xã hội đã tiến hành cuộc khảo sát về nhận thức về bất bình đẳng trong năm 2013. Điều đáng ngạc nhiên dù sự bất bình đẳng tại Việt Nam chưa sâu sắc như các quốc gia khác, đại đa số đối tượng khảo sát đều cho biết họ lo lắng về sự chênh lệch giàu nghèo.

 

Không chỉ vậy, chênh lệch giữa người giàu và người nghèo gây lo lắng nhiều hơn khi đa số đối tượng khảo sát cho rằng chênh lệch được tạo ra từ hành vi "không chính đáng".

 

Theo chuyên gia của WB, những người sống ở khu vực thành thị lo lắng nhiều hơn cả bởi họ trực tiếp nhìn thấy sự chênh lệch. Họ tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn qua báo đài, tiếp xúc thường xuyên với những người có thu nhập cao hơn, vì vậy họ nhận thấy rõ ràng hơn vấn đề chênh lệch thu nhập tại Việt Nam.

 

Bên cạnh đó, những quan ngại về bất bình đẳng phần nào phản ánh sự khác biệt đáng kể về điều kiện kinh tế theo nhóm dân tộc và vùng miền: "Sự bất bình đẳng cũng làm hạn chế rất nhiều cơ hội của người nghèo. Trẻ em dân tộc thiểu số có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn và ít có cơ hội hơn so với trẻ em trong các gia đình khá giả. Chỉ 13% trẻ em người H'mông và người Dao học được tới cấp phổ thông trung học, trong khi tỉ lệ này là 65% ở người Kinh và người Hoa", ông Demombynes cho biết.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Vấn nạn tham nhũng nhức nhối, nguy hiểm như 'giặc nội xâm' (11-07-2014)
    6 ngư dân VN đang bị giam tại cảng Tam Á, Trung Quốc (10-07-2014)
    Đại biểu ủng hộ Đà Nẵng ra nghị quyết phản đối Trung Quốc (09-07-2014)
    Đà Nẵng sẽ ra Nghị quyết phản đối TQ hạ đặt trái phép giàn khoan (08-07-2014)
    Vụ 6 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ: Bàng hoàng kể lại vụ việc (05-07-2014)
    Chuyện những cột mốc chủ quyền trên biển (04-07-2014)
    Chủ tịch nước: “Trung Quốc đã nhầm khi cố tình dùng vũ lực" (03-07-2014)
    Tranh biếm họa biển Đông khiến người xem cười hả hê (02-07-2014)
    Hiện tượng 'lãnh cảm truyền thông' và vấn đề Biển Đông (01-07-2014)
    Chính phủ bàn giải pháp ứng phó tình hình Biển Đông (30-06-2014)
    Giàn khoan TQ xâm phạm chủ quyền VN (29-06-2014)
    Hội nghị đặc biệt SOM ASEAN: Quan điểm về Biển Đông là rất rõ ràng (27-06-2014)
    Chủ tịch Nước: "Phải bảo vệ bằng được chủ quyền thiêng liêng" (26-06-2014)
    Những chuyện 'miễn phí' đáng ngạc nhiên ở Đà Nẵng (25-06-2014)
    'Tôi viết bài này để cảnh báo thế giới' (23-06-2014)
    Học giả quốc tế: Trung Quốc ngày càng ngang ngược và vô đạo (20-06-2014)
    Trung Quốc đang thực hiện một cuộc chiến tranh mềm (19-06-2014)
    Giờ mới thấm hai chữ “viển vông” (19-06-2014)
    Trung Quốc “xuống nước” trong chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì? (17-06-2014)
    “Các tư liệu của Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng” (17-06-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153177684.