Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
“Thoát Trung” nhưng cũng cần cẩn trọng
Vào lúc này một chương trình “thoát Trung” (ít nhất là về mặt kinh tế) đang được rục rịch bàn thảo và chuẩn bị, nhưng nên tỉnh táo phân tích tình hình, tránh chạy từ thái cực nọ sang thái cực kia một cách cực đoan, cảm tính.





Mức thu nhập thấp của đại bộ phận người Việt Nam là một nguyên nhân để cho hàng hóa giá rẻ tràn vào Việt Nam, đáp ứng được những người có túi tiền eo hẹp. Ảnh: KINH LUÂN


Ngoài yếu tố chính trị và dân tộc chủ nghĩa, “thoát Trung” được đưa ra trong bối cảnh khi Việt Nam nhập siêu kinh niên với Trung Quốc ở quy mô ngày càng lớn, lên đến trên 20 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái.

 

Điều đáng nói hơn là hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam có chất lượng trung bình và thấp, nhiều mặt hàng độc hại cho sức khỏe và môi trường.

 

Công nghệ và máy móc của Trung Quốc cũng vậy, đa phần ở tầm “thường thường bậc trung” trở xuống, tiêu hao năng lượng lớn và ô nhiễm môi trường. Ưu điểm của hàng hóa và công nghệ Trung Quốc thường là giá rẻ và đa dạng, hầu như kiểu gì cũng có, cũng đáp ứng được.

 

Quan trọng hơn, Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nguyên vật liệu, công nghệ và máy móc của Trung Quốc khi mà chúng chiếm tỷ trọng lớn, mang tính chi phối trong các yếu tố đầu vào cho các hoạt động sản xuất và chế biến tại Việt Nam.

 

Trong bối cảnh trên, nhiều người cho rằng nếu không nhanh chóng “thoát Trung” thì có nguy cơ Trung Quốc sử dụng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc làm công cụ khống chế Việt Nam. Trước xu thế này, nên tỉnh táo phân tích tình hình, tránh chạy từ thái cực nọ sang thái cực kia một cách cực đoan, cảm tính.

Điều đầu tiên cần nhìn nhận rõ là Trung Quốc xấu chơi nhưng không có nghĩa là cần phải chấm dứt hoặc thu hẹp nhất có thể quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc.

 

Ví dụ, với Nhật, đương nhiên Trung Quốc cũng chẳng tử tế gì hơn, nhưng thực tế là Nhật vẫn cứ phải duy trì mối quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc ở mức thậm chí rất lớn.

 

Theo số liệu của JETRO, nhập khẩu của Nhật từ Trung Quốc đã đạt 189 tỉ đô la, và xuất khẩu đạt 145 tỉ đô la năm 2012 (Nhật nhập siêu 44 tỉ đô la từ Trung Quốc). Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Nhật, chiếm tới 19,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật năm 2012, tuy có giảm nhẹ từ mức 20,6% năm 2011 (và năm 2012 là năm duy nhất có tỷ lệ này thấp hơn 20% kể từ năm 2008).

 

Nhìn vào những con số trên, có thể thấy với một nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ và kỹ thuật cao như Nhật mà vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung từ Trung Quốc, điều này đủ để nhận ra rằng tự thân trình độ và chất lượng “thường thường bậc trung” hoặc thấp của hàng hóa Trung Quốc không phải là cái cớ để “nghỉ chơi” với Trung Quốc.

 

Nếu có làm một phân tích tương tự như vậy giữa Mỹ và Trung Quốc cũng thấy Trung Quốc là một trong những bạn hàng và thị trường đầu tư quan trọng nhất của Mỹ. Bởi vậy, tuy Mỹ có ngày càng khó chịu với Trung Quốc về mặt nào đó (và ngược lại) thì ít nhất về mặt kinh tế cả hai quốc gia vẫn (biết rằng) phải gắn bó với nhau, phụ thuộc lẫn nhau dài dài.

 

Điều cần nhìn nhận thứ hai là trừ khi có xung đột quân sự ở quy mô lớn đương nhiên làm đóng băng mọi quan hệ giao thương giữa hai nước, Trung Quốc không dại gì mà tự bắn vào chân mình khi tìm cách dùng các quan hệ thương mại và kinh tế với Việt Nam để kiềm tỏa Việt Nam, ví dụ bằng cách hạn chế xuất khẩu các nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành gia công, chế tạo tại Việt Nam.

 

Không nói làm gì đến những tư cách thành viên của các hiệp định đa phương (WTO, ASEAN+Trung Quốc) vốn không cho phép các thành viên muốn làm gì thì làm, Trung Quốc chắc chắn sẽ luôn phải nghĩ hai lần trước khi có ý định làm tổn hại đến dòng chảy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc, đơn giản vì con số vài chục tỉ đô la kim ngạch thương mại giữa hai nước, chưa kể đến hàng trăm dự án đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam, hoàn toàn không phải là con số vô nghĩa để có thể dễ dàng bỏ qua.

 

Ngược lại, quy mô đủ lớn của quan hệ kinh tế song phương này lại làm cho mọi mưu đồ dùng kinh tế để kiềm tỏa đối phương không dễ mà thực hiện được, đơn giản vì các chủ thể kinh tế ở hai nước sẽ tìm ra được con đường đi thích hợp để gặp được nhau, hoặc gây áp lực lên thế lực cầm quyền.

 

Điều cần nhìn nhận thứ ba, chính người Việt Nam là nguyên nhân chính làm cho hàng hóa, thiết bị và công nghệ chất lượng thấp, độc hại của Trung Quốc lọt vào và khuynh đảo thị trường như hiện nay. Trong thế giới phẳng này, rõ ràng nhà cung cấp Trung Quốc không thể ép buộc nhà nhập khẩu Việt Nam phải nhập hàng Trung Quốc. Ở đây hầu như chẳng có chuyện ai lừa/ép được ai cả, mà là trên cơ sở tự nguyện.

 

Mức thu nhập thấp của đại bộ phận người Việt Nam là một nguyên nhân để cho hàng hóa giá rẻ (đương nhiên chất lượng thấp, độc hại) tràn vào Việt Nam, đáp ứng được những người có túi tiền eo hẹp.

 

Trình độ và quy mô sản xuất của Việt Nam ở dạng thấp của thế giới, kèm với hạn chế về vốn và tiếp thị, thì thiết bị và công nghệ của Trung Quốc là phù hợp do có giá rẻ, chi phí bảo dưỡng và phụ tùng thấp, dễ tiếp cận, giá thành thấp, dễ cạnh tranh được về giá...

 

Bản thân các bất cập về pháp luật cũng như những yếu tố chính trị lại tạo điều kiện để cho công nghệ và thiết bị, cũng như nhà thầu Trung Quốc chi phối nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. Ví dụ, quy định về đấu thầu thường “giúp” cho các nhà thầu (Trung Quốc) thắng thầu nhờ bỏ thầu giá rẻ nhất.

 

Ngoài ra, cũng có nghi ngờ về sự tiếp tay của một bộ phận quan chức với các doanh nghiệp Trung Quốc do các doanh nghiệp Trung Quốc không ngần ngại “đi đêm” để giành lấy công việc. Các dự án ODA của Trung Quốc, hay sự thỏa thuận giữa hai chính phủ tập trung trong một số lĩnh vực cũng là một lý do để sự hiện diện của (các yếu tố) Trung Quốc nhiều hơn mức bình thường trong những lĩnh vực này.

 

Quan trọng không kém là đặc tính của nền kinh tế Việt Nam, vốn có ngành công nghiệp chế tạo mang tính gia công lớn, hầu như chỉ có sức lao động trong công đoạn lắp ráp, chế biến là phần giá trị thặng dư được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam, với nguyên vật liệu và đầu vào, đầu ra được khống chế bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Mà nhà đầu tư nước ngoài luôn tính toán bài toán chi phí và lợi nhuận, nên luôn tìm các nguồn cung với chi phí hạ nhất, tất nhiên phần lớn là từ Trung Quốc.

 

Tóm lại, cần phải xác định rằng Việt Nam không hoàn toàn là “nạn nhân” về kinh tế của (hoặc dưới bàn tay) Trung Quốc. Có những yếu tố chủ quan và khách quan để dẫn đến tình trạng lệ thuộc (về kinh tế) vào Trung Quốc như hiện nay. Bởi vậy, việc “thoát Trung” trên cơ sở cực đoan, thành kiến sẽ chẳng mang lại mấy lợi ích, dù là trong dài hạn.

 

Điều quan trọng là phải biết “sống chung với lũ”, tìm cách khắc phục các mặt hại nảy sinh từ sự lệ thuộc này. Ví dụ như phải siết hàng rào về chất lượng hàng nhập khẩu, tăng cường kỷ cương pháp luật để hạn chế sự lũng đoạn của (doanh nghiệp) Trung Quốc trong những lĩnh vực đã nêu trên, tiếp tục tích cực hòa nhập với khu vực và thế giới qua các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương để đa dạng hóa thị trường, nguồn cung, nguồn đầu tư, qua đó biến cả Việt Nam và Trung Quốc thành những thực thể kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau và với các quốc gia khác trong một chuỗi mắt xích của phân công lao động toàn cầu không thể tách rời ra và/hoặc “ăn hiếp” nhau được.

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hãy tin tưởng Việt Nam (05-06-2014)
    Gần lắm Trường Sa! (04-06-2014)
    Sóng lòng dân trong lòng Quốc hội (03-06-2014)
    Đại biểu Quốc hội: "Đừng ảo tưởng về 16 chữ vàng" (02-06-2014)
    Việt Nam gửi Công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên hợp quốc (30-05-2014)
    Đại sứ Việt Nam đăng đàn trên báo Indonesia phản pháo luận điệu của Trung Quốc (29-05-2014)
    Nói trực tiếp với dân (28-05-2014)
    Trung Quốc đã có hành động vô nhân đạo (27-05-2014)
    Cảnh giác với sự mờ ám của thương lái Trung Quốc (27-05-2014)
    Không ai hiểu TQ bằng các "láng giềng" (26-05-2014)
    Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam (25/05/2014) (23-05-2014)
    “Giấc mơ Trung Hoa” hay Giấc mơ “thiên triều, thuộc quốc”! (22-05-2014)
    Cơ hội vàng để hàng 'Made in Vietnam' lên ngôi (22-05-2014)
    Bàn về sách ngôn tình Trung Quốc (21-05-2014)
    Tâm tình của một người Việt gốc Hoa (19-05-2014)
    Nên nghĩ đến việc điều chỉnh chính sách (18-05-2014)
    Khi kẻ xấu thao túng người tốt (16-05-2014)
    Chính quyền Việt Nam có nhu nhược trước Trung Quốc? (15-05-2014)
    Các quốc gia đều tránh va chạm với Trung Quốc (15-05-2014)
    Nhiều kẻ kích động công nhân biểu tình phản đối Trung Quốc (13-05-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153174909.